Hoàng Ngọc Nguyên, TẠ ƠN TRONG ĐẠI DỊCH

TẠ ƠN TRONG ĐẠI DỊCH

Hoàng Ngọc Nguyên

@www.saigonweeklyonline.com

 “The people of Utah claim to be pro-life. They want to abolish abortion. Yet they are unwilling to wear a mask to protect the elderly or those with compromised health.
Why?
The people of Utah claim to be pro-business. They want businesses to remain open. Yet they are unwilling to wear a mask to control the spread so businesses can remain open.
Why?
The people of Utah claim to be Christian. They want to follow the teachings of Jesus Christ. Yet they are unwilling to wear a mask to protect their neighbors.
Why?
It appears that the reality is that a lot of the people of Utah only care about themselves. They won’t even do something as easy as wearing a mask to help all of us during a time of crisis.
Mike Mitchell (Salt Lake Tribune Nov 28/ 2020)
*



Lễ Tạ Ơn năm nay chắc chắn phải là một kỷ niệm khủng hoảng khắc sâu trong tâm trí người dân Mỹ, bởi vì người ta hẳn không thể nào quên được đại dịch COVID-19 năm 2020, một đại họa không thể nào tưởng được sẽ xảy đối với loài người. Nhất là vì hình ảnh “vĩ đại” của vị Tổng thống buông tay lái con thuyền nước Mỹ trong cơn bão tố đó vẫn tràn ngập trong thời ác mộng đó.
Có lẽ nhiều người không mấy quan tâm Thanksgiving là ngày gì, ý nghĩa như thế nào, đối với dân Mỹ, nhưng chúng ta hẳn đều hiểu đó là ngày chúng ta cảm nhận sự tri ân ông trời đã cho chúng ta nước Mỹ này (dân chủ, an toàn và ấm no), và cũng là ngày mà chúng ta thấy hạnh phúc nhất trong sự xum họp của gia đình trong một đất nước được tạo thành bởi chủ nghĩa cá nhân.
Thế nhưng trong ngày Lễ Tạ Ơn năm nay, những giá trị căn bản đó của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ đang bị lung lay đến tận gốc. Và trăm dâu đổ đầu tằm, ai cũng xem thủ phạm chẳng ai khác hơn là Cô-Vy.
Chỉ vì Cô-Vy, nhiều người không dám ra khỏi nhà, người lớn không dám mong đợi con  cháu đến nhà cùng chung một họp mặt gia đình, và con cái cũng chỉ dám hứa rồi sẽ có một ngày đẹp trời...
Cũng vì Cô-Vy, kinh tế hồi phục không nổi sau cơn sụp đổ, suy thoái tháng ba. Tỷ lệ thất nghiệp không xuống nổi dưới mức 7%. Cứ nhìn người và xe lũ lượt sắp hàng xin cứu trợ thực phẩm chúng ta cũng hiểu sự mỉa mai của mùa mua sắm năm nay.
Và khi Tổng thống Trump ban huấn từ với quốc dân trong ngày Tạ Ơn, ông lại khuyến khích tập họp gia đình và đi lễ nhà thờ (I encourage all Americans to gather, in homes and places of worship, to offer a prayer of thanks to God for our many blessings) trong khi chẳng có một lời an ủi người dân trong cơn đại dịch và nhắc nhở họ tăng cường biện pháp đề phòng, những người với ít nhiều ưu tư hẳn phải lắc đầu nếu không nhún vai.
Và người ta cảm nhận ngay cái hỏng của dân chủ Mỹ thời nay khi trong ngày Tạ Ơn này, ông tổng thống đã mượn cớ để nhắc lại rằng cuộc bầu cử tồng thống này “100% gian lận” bởi vì không thể nào tin được ông Joe Biden có thể được số phiếu kỷ lục 80 triệu, hơn ông cả 6 triệu. Cuộc tranh cãi, kiện tụng về kết quả này “còn lâu mới xong” (far from over) theo ông, ông đe dọa, cho dù phần lớn đã xong và sẽ kết thúc vào ngày 14 tháng 12.
Trong Ngày Tạ Ơn năm nay, con số người nhiễm bệnh, chỉ trong ngày đó, lên đến gần 110.000, con số người chết không kịp tạ ơn là 1.306. Tính đến hết ngày 26-11, tổng số người bị nhiễm bệnh  là 13,248,676 người, trong đó người hiện đang còn nhiễm là 5,132,249 người. Tổng số tử vong là 269,555 người. Chỉ tính trong 10 ngày vừa qua, tổng số người mạng vong lên trời là 16,915 người, với số trung bình tử vong là 1,692 người mỗi ngày.

 Bất nhân vô đạo trong lãnh đạo đất nước, đến mức “ngộ sát” chẳng biết bao nhiêu người trong thời  đại dịch hoành hành ngày càng dữ tợn, chính là cách ứng phó với đại nạn coronavirus đổ lên nước Mỹ từ đầu tháng ba đến nay.  Nay ông Trump có thể nói những con số kỷ lục hiện nay  đều là thành quả của ông, chỉ có ông mới làm được, và một mình ông cũng đủ, không cần ai tiếp tay. Tính trung bình trong tháng 11, số ca nhiễm một ngày là 170.000 – so với con số 47.500 từ đầu thang ba đến nay. Và 1.609 là trung bình số người tử vong trong tháng 11, so với trung bình  chưa đến 1.000 từ đầu đến giờ.
Chẳng có gì là bí mật: ngay từ tháng giêng ông đã biết đại dịch sẽ tới, tai họa chết chóc sẽ vô vàn, nhưng ông đã quyết không làm gì, vì e rằng ngưòi dân sẽ sợ mà có phản ứng tâm lý bất lợi cho kinh tế, cho mùa tranh cử của ông... Đến giữa tháng năm ở Mỹ đã có gần 70.000 người chết, và giới khoa học nói rằng nếu lãnh đạo hành động sớm hơn, có thể ít nhất 50.000 người đã không có tên trong danh sách tử vong.
Thực ra, ông cũng có hành động, nhưng chỉ làm những chuyện “tiêu cực”, chẳng hạn như không cho giới khoa học đến gần làm ông xao lãng những mục tiêu chính trị, không nhìn nhận sự cần thiết của những biện pháp phòng ngừa tối thiểu như đeo mạng, cách ly, không tụ họp đông người... Ông tuyệt đối muốn làm gương trong những chuyện này: không đeo mạng, không cách ly, không sợ tụ họp... Chúng ta chỉ  cần nhớ đôi điều: ông nói rằng chính giới bác sĩ muốn làm tiền cho nên vẽ chuyện, phóng đại con số người nhiễm coronavirus, ai bị bệnh gì cũng đổ cho đại dịch; ông cũng nói rằng đến “99.9%” người nhiễm bệnh cũng “tự động khỏi bệnh” – như mọi loại cảm cúm khác.
Trong thời gian tranh cử, ông còn cổ vũ tự do thả giàn. Bởi vậy mới có những con số kinh khủng hiện nay. Nhưng ông xem cái chết của người già “nhẹ tựa lông hồng”, đúng hơn mạng người như cỏ rác, trong khi người trẻ mắc bệnh ông ta xem là chuyện bình thường để tiến tới “miễn dịch đàn bầy” (herd immunity).
Sự bất nhân này trở nên nguy hiểm khi ông làm cho cả bao nhiêu triệu người cũng tin như ông (nếu ông thực tin) COVID-19 chỉ là một loại cảm cúm thông thường như bao cảm cúm khac, không cần đeo mạng, không cần cách ly. Bởi vậy, “cố vấn đại dịch” của Trump, Scott Atlas, đã hô hào dân Michigan nổi dậy chống các biện pháp “cưỡng bách” (đeo mạng, cách ly, không tụ họp...) của bà thống đốc. Đó là âm mưu đầu độc quần chúng ác tính nhất – nhân danh quyền tự do cá nhân.

Bất nhân nhất là ở chỗ là con người, nhưng ông chẳng cho thấy có một tí gì tình người nơi ông. Những nhà khoa học theo sát đại dịch ở Mỹ đã cảnh báo nghiêm trọng “thời nguy hiểm”, “đại họa nhân đạo”, “địa ngục COVID”, nhưng Donald Trump từ trên cao, cố thủ trong Tòa Bạch Ốc, cho nên chẳng thấy gì những đọa đày bi thảm của tuổi già, những khủng hoảng của giới bác sĩ, y tá bị tràn ngập, và nói chung tấn thảm kịch của thời đại khiến cho cuộc sống của người ta chắc chắn sẽ khác xưa – ít nhất khi nhìn những mất mát, thiếu vắng chung quanh. Là người lãnh đạo mà yếu tính căn bản phải là thương dân, thương nước, ông ta chẳng có một lời thương cảm, lo lắng, dằn vặt, với người dân. Sự im lặng của ông thường chỉ thấy nơi bạo chúa.

Cái bất nhân càng lộ rõ cho đến những ngày cuối của nhiệm kỳ, Trump chẳng bao lâu nữa sẽ thành tramp, nhưng vẫn không chịu bàn giao hay ít nhất chia sẻ những thông tin cho Tổng thống tân cử Joe Biden, mặc dù Biden cần nắm vững tình hình phát triển của đại dịch để chuẩn bị đối phó - nhất là giữa khi người ta nói khan hiếm nghiêm trọng Bamlanivibab, một thuốc kháng thể mới khá hiệu nghiệm để chữa trị những bệnh nhân COVID có nhiều yếu tố rủi ro gây bệnh nặng hay đối với những người hệ thống miễn nhiễm chưa khởi động chống lây nhiễm. Bamlanivimab đã được phép sử dụng khẩn cấp để giúp những bệnh nhân vừa được chẩn đoán có nguy cơ cao, khỏi phải nhập viện. Nhiều nhà dân cử cũng như giới khoa học đã lên tiếng yêu cầu bàn giao gấp trong tình hình đại dịch đang bùng phát mạnh mẽ – kỷ lục mới hàng ngày. Bao nhiêu người sẽ chết vì thái độ “sống chết mặc bây” của Trump? Ông ta không cần biết.

Người ta nói điều nguy hiểm nhất cho người dân hiện nay là ở chỗ, dù sao, ít nhất ông cũng còn tại vị đến ngày 20-1-2021. Tính ra cũng đến 55 ngày nữa. Thời gian 55 ngày này mà ông chẳng làm gì thì bao nhiêu người sẽ nhiễm bệnh một ngày. Tính đến ngày 20-1-2021 chẳng hạn. Giới khoa học nay lo ngại rằng sẽ lên đến 300.000-350.000 người ngày. Và số người chết, từ mức hiện nay 1.600, e rằng có thể lên đến 4.000 người trong hai tháng nữa.

Bác sĩ Anthony Fauci đã lên tiếng khẩn thiết: Hãy thương lấy chính mình. Hãy tự cứu lấy mình. Thủ tối đa, tránh xa đường phố. Trong khi đó, giới y khoa tâm thần đã có lời khuyên cho những người đang bị khủng hoảng. “Hãy đến với những người cùng cảnh ngộ với câu hỏi đơn giản Are You OK” và có một thái độ đồng cảm và biết ơn với những người đang quan tâm đến sinh mạng của mình.

Chúng ta phải nhìn ông Trump cho đúng. Chẳng phải mới đây ông mới buông tay. Trước đây ông buông vì vô trách nhiệm cùng với “vô minh” là bản chất khó bỏ. Cộng thêm tính trời cho đa sát, hiếu sát, thí quân của ông. Chính vì thế mà ông có thể đã để lỡ “một dịp bằng vàng” có được một nhiệm kỳ thứ hai. Giả sử ông biết nhìn qua hướng khác, tập trung vào COVID-19 thay vì chỉ biết cái khối cử tri da trắng tuyệt chủng của ông, may ra người dân sẽ chịu bất hạnh thêm bốn năm nữa. Nhưng cũng may cho nước Mỹ, ông tự giam mình trong thế giới Mar-a-Lego, cho nên chẳng thấy gì cả!

Ngày nay, ông còn thêm định ý trả thù cử tri, nhũng người đã quay lưng với ông vì ông đã quay lưng với họ. Hay chẳng biết tí gì về nỗi lo của họ. Và chúng ta cần nhớ ông còn đó đến cả hơn 50 ngày nữa.  Đại dịch thêm nguy hiểm. Và ông Trump thêm nguy hiểm. Hãy xem quyết định mới nhất của Tối cao Pháp viện của ông, vừa mới phán quyết nhà thờ, không phải giới khoa học, sẽ quyết định chuyện tụ họp hay không trong giáo đường.

Có thể ông Trump đang bị ám ảnh chuyện “I’m now finished”. Nhưng ông vẫn đi kiện lung tung, nhẵn mặt kiện lui kiện tới, làm cho mấy quan tòa mất công bỏ thùng rác vì những đơn kiện “have no merits”. Nhưng ông vẫn quyết làm tới với những mục tiêu có tính góp phần “xây dựng” trật tự mới ở Trung Đông, một phần vì Putin là kiến trức sư, một phần vì Netanyahu của Tel Aviv: rút quân khỏi Afghanistan, cho phép Do Thái hạ thù một khoa học gia hàng đầu về chất nguyên tử  uranium ngay tại ngoại ô Tehran... Đức Giáo Hoàng Francis đã phải lên tiếng trong bài Op-Ed trên New York Times đúng ngày Tạ Ơn: Đời là bể khổ mênh mông, ai ai ngụp lặn, chỉ mong đến bờ. Trong cơn đại dịch, chúng ta cần hiểu nỗi đau của người khác hơn cả nỗi đau của mình. Đó là cách để “ngoảnh mặt lại bờ giác không xa).

Là một người viết, nói ra những điều này thật mất ăn mất ngủ. Với một người bình thường nhưng rất mực quan tâm theo dõi thời sự và lên tiếng, đầy đủ, thẳng thắn, đó là một “công trình tư tưởng” (spiritual work), biểu hiện trưởng thành, trí thức của người thời nay “lớn lên trong đại dịch”.
Sau đây là những ý kiến của chị Phạm Ngọc Mỹ Lan, trên Diễn đàn Tỉnh Táo của một nhóm cựu sinh vien Viện Đại học Dalat mà người chủ trì là Phạm Văn Bân - một nhân vật không cần lời giới thiệu.
Trong muôn vàn cái bất nhân mà Trump đã làm, theo tôi việc Trump nhẩy múa sau khi được chữa khỏi COVID-19 là tồi tệ nhất, bất nhẫn nhất trước cái chết bi thảm của gần 250,000 người dân Mỹ. Những cái chết đau đớn cả về thể xác lẫn tinh thần. Hành động ấy ngầm chứa thông điệp của ông ta là: Ta bị COVID-19 đây nhưng đâu có sao, ta vẫn mạnh khỏe như thường, bác sĩ chữa vài ngày là khỏi, ta không cần đeo masque. Đừng tin những gì bọn khoa học nói vì vậy các ông các bà cứ tham dự đông đủ những buổi vận động tranh cử của tôi...
“Thái độ nhởn nhơ, coi thường, ém nhẹm tin tức về dịch bệnh ngay từ ban đầu và cuối cùng hô hào những người dân nhẹ dạ cả tin có thể bị mất đi mạng sống vì mình
là thái độ vô trách nhiệm và bất nhân khủng khiếp nhất.

“Nhớ lại lúc COVID-19 mới xâm nhập nước Mỹ, Trump nói đó như cảm cúm thường, năm nào chả có, số người chết vì cảm cúm còn cao hơn số người chết vì corona virus, tháng 4 trời nắng ấm lên thì corona sẽ biến mất như một phép lạ; nếu bảo là sẽ có 200,000 người chết mà cuối cùng chỉ có 100,000 là chúng ta đã làm good job! Chưa đủ, Trump còn nói coronavirus là do đảng Dân Chủ bịa đặt ra để hại ông ta trong việc bầu cử!
“Tay chân của Trump nói con số những người chết do đại học John Hopkins đưa ra hằng ngày là giả tạo khi từ gần 200,000 xuống chỉ còn hơn 9,000 người... Sở dĩ thế vì tụi bác sĩ khi khai là bệnh nhân chết vì COVID-19 thì được ăn tiền nhiều hơn... Thật là bỉ ổi! Họ đã sỉ nhục toàn bộ giới Y tế Hoa Kỳ!
“Những lời tuyên bố loại này cho thấy mức độ kém cỏi về tri thức lẫn đạo đức, cho thấy “đó là một con người nhưng không có tình người, sống chết mặc bay, miễn là ta khỏe mạnh, vợ con ta khỏe mạnh là được, ngay những kẻ trung thành với ta nhất mà có chết cũng chả nhằm nhò gì!
“Thế mà người ấy, vì sự sai lầm của lịch sử, đã được bầu lên để điều hành đất nước này. Nay nước Mỹ đã hết cơn bĩ cực, bỏ phiếu loại khỏi chính trường con người tồi tệ ấy thì vẫn có những kẻ ôm chân hắn, nhất quyết muốn hắn phá hoại thêm 4 năm nữa. Trump và những kẻ trung thành với ông ta (còn sống) muốn nước Mỹ phải kiệt quệ đến tận cùng, tình trạng chia rẽ, xáo trộn xã hội, đạo đức xuống cấp (vì người ta sử dụng súng dễ dàng để giết những người mình không ưa) vv... chưa đủ đối với họ và "thiên sứ" của họ! Quả không ngoa khi có người nói "nước Mỹ ngày nay thật đáng thương!".
“Cái Đức của đấng minh quân tìm đâu thấy nữa?”

Trên trang Thư Độc giả của tờ báo quê nhà Salt Lake Tribune, ngày 28-11, có một bức thư chúng ta phải chú ý:So many people only care about themselves”. Người gởi có tên là Mike Mitchell. Không phải là Mike Lee, gia nô của Trump.
“The people of Utah claim to be pro-life. They want to abolish abortion. Yet they are unwilling to wear a mask to protect the elderly or those with compromised health.
Why?
The people of Utah claim to be pro-business. They want businesses to remain open. Yet they are unwilling to wear a mask to control the spread so businesses can remain open.
Why?
The people of Utah claim to be Christian. They want to follow the teachings of Jesus Christ. Yet they are unwilling to wear a mask to protect their neighbors.
Why?
It appears that the reality is that a lot of the people of Utah only care about themselves. They won’t even do something as easy as wearing a mask to help all of us during a time of crisis.
Utah là tiểu bang sống theo “văn minh” của người Mormon, trong bầu cử vừa qua ở các cấp đã một lòng một dạ đi theo Donald và đảng Cộng Hòa. Bởi thế mà những nhà dân cử Utah chẳng bao giờ dám nói gì về việc đeo mạng và cách ly... Ngoại trừ Mitt Romney.
Bài viết này không thể đầy đủ mà không đưa lên những ý kiến đó.

Hoàng Ngọc Nguyên

@www.saigonweeklyonline.com

 
Sinh hoạt của Viện Việt-Học trong tháng Mười Hai, 2024 
Kính mời đồng hương tham dự những sinh hoạt sau cùng của Viện Việt-Học tại trụ sởViện Việt-Học, 15355 Brookhurst St., Ste. 222, Wesminster, CA. 92683.Chúng tôi sẽ thông báo khi có được địa điểm thích hợp để tái hoạt động, đánh dấu quá trình 25 năm Viện Việt-Học trong năm 2025.
Tòa soạn
Do công ty Saigon News LLC thực hiện
Editor-in-chief: HOÀNG DƯỢC THẢO
Director of Marketing: ANDY TRƯƠNG
Với sự cộng tác của: LÊ TẤT ĐIỀU, HOÀNG NGỌC NGUYÊN, NGUYỄN THỊ CỎ MAY, TRẦN TRỌNG HẢI.

Email: saigonweeklyonline@gmail.com

Thư từ bài vở: 702-389-5729

Quảng cáo: 702-630-0234

702-426-4404

Hotline: 702-426-4404

back top