Hoàng Ngọc Nguyên, ĐÀN BÀ DỄ CÓ MẤY TAY

Hoàng Ngọc Nguyên

ĐÀN BÀ DỄ CÓ MẤY TAY               


Sarah Palin
 
Trong tuần cuối của tháng giêng, có lẽ nhân vật thời sự nổi bật nhất là Sarah Palin. Có lẽ chẳng ai cần giới thiệu bà - cả đời công lẫn đời tư. Bà từng là thống đốc cua tiểu bang Alaska, rồi được Thượng nghị sĩ John McCain chọn làm ứng cử viên phó tổng thống cho ông trong bầu cử năm 2008, sau đó xuống dốc không phanh, và chỉ được nhắc nhở đến về chuyện gia đình, những chuyện về con gái của bà, chuyện bà dọn đến Arizona, và cuối cùng là chuyện hai vợ chồng ly dị cách đây gần hai năm. Tuy những vấn đề “tu thân tề gia” của bà còn bề bộn, nhưng Sarah Palin vẫn còn ưa làm chuyện “trị quốc, bình thiên hạ”. Bà từng mon men “đến gần” Donald Trump khi ông ta mới lên làm tổng thống, nhưng ông này đã có quá đủ phụ nữ vây quanh, kể cả cô con gái rượu. Năm 2019, McCain qua đời, nhưng gia đình ông không mời bà Palin dự lễ tang. Trong hồi ký của McCain xuất bản tháng tư năm đó, ông nói rằng chọn bà đứng chung liên danh với ông là quyết định sai lầm lớn nhất trong đời.

       Nay thì gìới truyền thông phải nói đến bà vì tòa liên bang ở Manhattan, N.Y., vào ngày thứ hai 24-1 định đem ra xử vụ bà kiện ông cựu chủ bút tờ The New York Times James Bennet về tội “có ác ý nói xấu bà”. Vụ án này thật ra rất nguội, bắt đầu từ chuyện một phần tử khuynh tà cực đoan xách súng bắn trọng thương Dân biểu Cộng Hòa Steve Calise ngày 14-6-2017 tại Alexandria, Virginia. Ngay sau đó, ông Bennet đã có nhận định trong một bài xã luận một số người trong chính giới đã có thái độ có thể gọi là ngầm xúi giục những phần tử quá khích hành động có thể nói là gây khủng bố nội địa. Bennet đã đề cập đến ủy ban hành động chính trị (PAC) của bà Palin trước đây từng đưa ra một bản đồ với danh sách những người trong đảng Dân Chủ mà họ cho là “phản động”. Trong danh sách này có tên bà Dân biểu Gabrielle Giffords, thuộc thành phố Tucson, Arizona. Bà Giffords đã bị một tên khủng bố cực hữu bắn trọng thương vào ngày 4-1-2011. Còn có 13 người khác là nạn nhân vụ nổ súng này.

       Lý luận của ông Bennet ngày càng thấm, càng chí lý trong khoảng 5-6 năm qua. Chúng ta đang sống vào một thời khủng bố nội địa để “nước Mỹ vĩ đại trở lại” (MAGA) đe doa sự an bình của xã hội mấy lần nghiêm trọng hơn khủng bố nhập cảng. Và tuy khủng bố nội địa thực ra cũng chẳng có gì mới, nhưng đã ngày càng phát tán mạnh mẽ từ dưới thời Donald Trump, vẫn được xem là ngưòi gieo mầm mạnh nhất cho phong trào quốc xã “bạch đẳng siêu chủng” (white supremacy) nở rộ. Bởi thế, bài báo của ông Bennet vào giữa năm 2017 đúng là một cảnh báo, nhắc nhở hợp thời, tuy hiệu quả giới hạn bởi vì cái thời mạt pháp hiện nay. Vụ kiện của bà Palin không làm cho người ta nghĩ rằng sự lạm dụng của tự do báo chí là thế nào trong việc “vu khống” người làm chính trị. Ngược lại, có thể đó là một dấu hiệu cho thấy một sự đe dọa đến quyền tự do báo chí nói lên những quan điểm của mình. Thử thách thật sự cho Đệ nhất Tu chámh án chính là đây!

       Vả lại, bà Sarah Palin phàn nàn uy tín của bà bị tổn thương. Vấn đề là những người theo bà thì họ không cần bà có uy tín, còn những người xem thường bà thì bà có uy tín đâu mà bị tổn thương?  Sự thực, đúng là bà Palin mấy năm qua bị nhiều tai tiếng. Nhưng để hiểu lý do những tai tiếng này, xin hãy hỏi con bà, chồng bà và chính bà. Tại Phoenix, Arizona, những chuyện gay cấn trong gia đình của bà vẫn là những chuyện “mua vui cũủg được một vài trống canh” cho báo chí địa phương. Tuy nhiên, sự phân xử vụ án “mạ lỵ” này tuy thế sẽ nói lên nhiều điều về phẩm chất công lý trong nền pháp lý phức tạp của nước Hoa Kỳ nhiễu nhương hiện nay. Chỉ tiếc là phiên tòa này vào giờ chót (ngày 24-1) đã phải được dời lại đến ngày 3-2 vì bà Palin bị nhiễm COVID. Đây là lần thứ nhì của bà, vì bà vẫn cương quyết không chịu chích ngừa để chứng tỏ mình là người Cộng Hòa gương mẫu. Lần đầu tiên bà có duyên với đại dịch là vào tháng ba 2021, cách đây 10 tháng!
      
Câu chuyện chưa ngừng ở đó!


       Ngày 27-1, CNN đưa ra hình ảnh Sarah Palin đang ngồi trong một tiệm ăn với ba người nào đó ở New York City vào ngày 26-1, chỉ hai ngày sau khi bà bị COVID-19 và lẽ ra phải cách ly 5 ngày!


Cuu đại sứ Mỹ tại LHQ Nikki Haley,

Giới quan sát chính trị ít người không biết bà Nikki Haley, gốc Ấn, từng là thống đốc North Carolina ()2011-17), rồi làm đại sứ Mỹ tại LHQ dưới thời Trump, cho đến cuối năm 2018. Bà từng ùng hộ Thượng nghị sĩ Marco Rubio (Florida) rồi Ted Cruz (Texas) trong bầu cử tổng thống năm 2016, nhưng sau khi Trump lên thì một lòng một dạ trung thành với Trump, đến mức bà “tiết lộ” tên tuổi những người từng mời bà tham gia mặt trận chống Trump. chối. Sau này, bà nổi lên như một nhân vật có thể ra tranh cử tổng thống năm 2024 – nếu Trump không ra… Bởi thế, Haley không ngồi yên được mà muốn đi hàng đầu trong đội ngũ Cộng Hòa chống Biden. Mới đây, Haley lên tiếng: “Nói ngay tình, vì lợi ích đất nước, nếu Biden yêu đất nước của chúng ta, ông nên bước xuống và đem Kamala (Harris) theo ông. Tình hình chính sách đối ngoại là quá mức nguy hiểm hiện nay”.

Phát biểu của Haley cho người ta thấy rõ sự tồi tệ của Haley – và cả dơ bẩn khi bà ta kéo bà Harris vào vì ganh tỵ. Trump, thần tượng của Haley, tứng bỏ tat ca đống minh phương tâyh đề chạy theo ôm chân Putin. Để lấy điêm với Nga hoáng, Trump t1ưng bac bò công khai có Putin ngôì bên caạh những lời canh giac của giới tinh báo mỹ vế âm mưu của Ngaphá hpoai bầu cử Mỹ. Trump cũng từng làm trò hề trên thế giới với chuyện ve vãn Kim Jong-un… Trump cũng từng ra điều kiện Tổng thống Ukraine phải cung cấp cho Trump những bí mật về cha con Joe Biden thì Mỹ mới viện trợ cho Kiev chống Nga. Mỹ chính là Trump, hay Trump chính là Mỹ! Trong khi đó, Biden chỉ mới cầm quyền một năm, mất bao nhiêu công sức xây dựng lại trật tự quốc tế mà Trump đã hủy hoại, trở lại với đồng minh châu Âu NATO mà Trump đã ngoảnh mặt, và cứng rắn với Nga tại Ukraine mà Trump đã làm ngơ… Sự thách đố, căng thẳng hiện nay với Nga về Ukraine là chuyện không tránh được bởi vì chính Nga dàn cảnh này và Putin muốn cho Trump lấy điểm…Mặt khác, Nikki Haley và Kamala Harris đều là phụ nữ, gốc Ấn. Harris đã làm được một điều Haley không làm được: nữ phó tổng thống đầu tiên của Mỹ. Và còn có thể là nữ tổng thống đầu tiên. Nhưng Haley biểu lộ sự ganh tỵ một cách quá đáng. Quá dơ!


Ong Ba Thẩm phán TCPV Clarence Thomas 

       Vào tháng chạp vừa qua, người ta được biết một báo cáo cuối năm về ngành tư pháp mà ông Chủ tịch Tối cao Pháp viện (TCPV) John Roberts Jr. đưa ra. Ông tỏ ra quan tâm đến một thăm dò gần đây của Gallup, cho thấy TCPV hiện nay đang mất uy tín ở mức kỷ lục trong lịch sử, chủ yếu là vì người ta nghĩ rằng tòa án này đã bị chính trị hóa quá chừng. Chúng ta đều có thể hiểu vì sao! Đến 6 trong 9 thẩm phán của tòa được những tổng thống Cộng Hòa bổ nhiệm – trong đó riêng Donald Trump đã có ba người. Ba người khác từ cha con ông Bush. Ba người Dân Chủ là hai bà, một ông. Câu hỏi đặt ra là thông thường những vị thẩm phán này bỏ phiếu theo ý mình (độc lập), hay theo ý tổng thống đưa mình lên, hay theo đường lối của đảng sau lưng ông tổng thống này? Tình hình còn phức tạp hơn nếu chúng ta thấy không phải các cựu tổng thống cùng đảng là chung chăn chung chiếu. Ví dụ như Tổng thống Bush (con) và Donald Trump.

Tổng thống Joe Biden gần đây đã lập một ủy ban lưỡng đảng để nghiên cứu những biện pháp cải cách cho tòa án tối cao này, trong đó bao gồm chuyện có thể nâng con số thẩm phán tại TCPV lên 12 người. Hay qui định nhiệm kỳ thay vì cứ ngồi mãi một chỗ cho đến khi gục. Các nhà dân cử cũng nói đến phải có những đòi hỏi thẩm phán của tòa án này chấp hành những nguyên tắc về đạo đức tương tự như thẩm phán của những tòa án khác.

Nhưng ông Roberts lại có ý khác. Theo ông, “khả năng của Tư pháp điều hành những vấn đề nội bộ đã giúp tòa án tách khỏi những ảnh hưởng chính trị không thích hợp”.  Nhìn vào một số phán quyết gần đây của TCPV, chúng ta có thể thấy tình hình phức tạp. Tòa án này đã bác bỏ một đề nghị của Tổng thống Joe Biden là nhân viên của những công ty có trên 100 người phải được chích ngừa đại dịch. Tòa án này cũng cho tiểu bang Texas áp dụng luật cấm phá thai trong khi chờ đợi một phán quyết về chuyện hợp pháp hay không. Nhưng đàng khác, TCPV cũng bác bỏ một yêu cầu của cựu Tổng thống Trump không phải giao nộp những hồ sơ của ông cho Ủy ban Đặc biệt của Hạ Viện điều tra vụ bạo loạn 6-1… 

Những viên chức công bộc đương nhiên phải tránh sự “mâu thuẫn lợi ích” (conflict of interest) trong hành xử nhiệm vụ của mình, tức không để chuyện riêng tư lấn át chuyên công ích. Thẩm phán trong tòa án phải xử theo công tâm, không để cho sự riêng tư chi phối quyết định của mình. Nhưng sự thật thì “công tâm” của người bảo thủ khác với công tâm của người cấp tiến. Người bảo thủ sẽ phán xử theo cách bảo thủ và người cấp tiến thì đi theo con đường cấp tiến. Và sự thật cũng là cánh bảo thủ trong TCPV có ưu thế vượt trội không tránh được. Và ai cũng biết cơ đồ này là do ông Trump xây dựng.

Nói về lợi ích xung đột trong những thành viên của TCPV, người ta nghĩ ngay tới ông Clarence Thomas, 73 tuổi, người thẩm phán da đen duy nhất hiện nay tại TCPV, do cố Tổng thống George H. W. Bush bổ nhiệm năm 1991 mặc dù Thomas vào thời điểm đó đang bị tai tiếng tràn đầy về chuyện lạm dụng tình dục. Clarence Thomas nổi tiếng chính là vì ông là người da đen khác thường - không có bất cứ quan tâm gì đến vấn đề dân quyền hay bình đẳng chủng tộc. Đúng là có Thomas thì người da trắng yên tâm. Bởi vậy ông cũng chẳng có vấn đề về “conflict of interest” khi có một bà vợ da trắng, cho dù  bà Virginia Thomas (64 tuổi) lại là một nhân vật “đấu tranh” nổi tiếng cho chủ  nghĩa “da trắng thượng đẳng”. Thông thường, vợ hay chồng của các thẩm phán thường im lặng để tránh bị mang tiếng. Chúng ta thực sự không biết gì về chồng của các bà thẩm phán Sonia Sotomayor, Elena Kagan, Amy Coney Barrett hay vợ của các ông Stephen Breyer, Neil Gorsuch, John Roberts, Samuel Alito, Brett Kanvanaugh. Thế nhưng bà Virginia Thomas không phải là người im lặng như thế.

Nhà báo Jane Mayer của tờ The New Yorker đã viết một phóng sự điều tra dài đến hơn 7.000 chữ về bà Thomas trên số báo tháng giêng này. Bà khét tiếng vì lãnh đạo và điều động nhiều tổ chức da trắng cực hữu, trong đó nổi tiếng là nhóm Oath Keepers (Giữ trọn lời thề). Nhóm này là một lực lượng dân quân vũ trang được thành lập năm 2009, người lãnh đạo là Stewart Thodes, một luật sư. Năm 2010, nhóm này ra mắt như một cảnh cáo nghiêm trọng cho Tổng thống da đen đầu tiên của Mỹ Barack Obama. Trong ngày khai mạc diễn đàn hội thảo này, bà Thomas là đồng chủ tịch, và hai người phát biểu chính là bà và ông Thodes. Hội nghị được mô tả là “sự kiện huấn luyện (bồi dưỡng chính trị) bảo thủ lớn nhất trong lịch sử”. Ông này hiện đang bị truy tố và ngồi tù về tội xúi giục nổi loạn ngày 6-1. Phía công tố nói Oath Keepers đã có kế hoạch nổi loạn và tổ chức huấn luyện dân quân trong nhiều tuần trước biến cố 6-1.

Một nhân vât khác gần gũi với bà Thomas là Kimberly Thatcher, chủ tịch một nhóm cũng cực hữu là Moms for America. Bà này cũng tổ chức nhiều tập họp thảo luận về “mối đe dọa từ giới tả khuynh”. Trước vụ bạo loạn, bà đã có hai bài nói chuyện công kích “bầu cử gian lận” đã cướp đi chiến thắng của cựu Tổng thống Donald Trump. Virginia Thomas và Kimberly Thatcher đều là những phần tử “cầm chuông” kịch liệt.

Hai vợ chồng Thomas ngay từ đầu đã dựa thế của nhau một cách rất thực tiễn. Bà dựa vào ông để gây thanh thế trong quần chúng da trắng. Ông dựa vào bà để có được sự ủng hộ của quần chúng này. Có người nói vị thế của người chồng có thể rất hữu ích cho những người của bà trong những vụ án cực kỳ phân cực. Vừa qua, TCPV đã bác bỏ yêu cầu của Trump ngăn chận chuyển giao hồ sơ của ông ta cho ủy ban điều tra vụ bạo loan 6-1. Thomas là thẩm phán duy nhất chống quyết định này. Bà vợ nghe nói cũng dính líu trong một số vụ án mà TCPV đang thụ lý! Bởi vậy mà một số nhà quan sát về đạo lý chính trị lắc đầu: vợ đá bóng, chồng thổi còi!
Clarence Thomas đã ngày càng cho thấy sự “im lặng lỗi lạc” của mình với tính cách là nhân vật cực hữu nhất của TCPV. Ông được xem là nhân vật nguy hiểm nhất của TCPV, một mối đe dọa thực sự nghiêm trọng cho công lý mà tòa án tối cao này phải làm sáng tỏ. Gần đây, ông đã lên tiếng ở Nhà thờ Notre Dame tố cáo giới truyền thông đã loan truyền ý kiến những thẩm phán của tòa án tối cao này chỉ là những chính trị gia mặc áo quan tòa.


Bà thẩm phán TCPV Sotomayor

Tuy nhiên, bà thẩm phán Sotomayor đã nghiêm chỉnh lên tiếng bác bỏ luận điệu của ông. Và có thể cả sự lạc quan của ông chánh án Roberts. Trong một cuộc luận đàm trên một chương trình truyền hình của NBC về việc TCPV mất điểm lớn trong thăm dò của quần chúng, bà nhấn mạnh luật pháp không phải bao giờ cũng minh bạch, mọi vụ án không phải bao giờ cũng có giải đáp có sức thuyết phục, và nếu chẳng thế thì người ta đã có thể giải quyết được ở những tòa phía dưới, (liên bang và kháng án) chẳng cần đưa lên tối cao. Ngay cả một khi đã lên TCPV, những giải đáp chẳng thể thỏa đáng được ngay với tòa án, đừng nói đến quần chúng. “Mọi người nghĩ rằng cuộc đời như thế đó - mọi chuyện xảy ra quanh ta và ta không hiểu vì sao. Tuy nhiên, trên đời này  chẳng có gì tự nhiên xảy ra đâu. Mọi việc xảy ra vì con người đã để chúng xảy ra, những vấn đề của thế giới là như thế bởi vì chúng ta, với tính cách là những cá nhân, đã không nhận lãnh trách  nhiệm sửa chữa những vấn đề này”.

Ít ra, có một người từ trên cao đã bước ra, bước xuống, để nói với chúng ta những lời gần gũi, chân thực.




 
Sinh hoạt của Viện Việt-Học trong tháng Mười Hai, 2024 
Kính mời đồng hương tham dự những sinh hoạt sau cùng của Viện Việt-Học tại trụ sởViện Việt-Học, 15355 Brookhurst St., Ste. 222, Wesminster, CA. 92683.Chúng tôi sẽ thông báo khi có được địa điểm thích hợp để tái hoạt động, đánh dấu quá trình 25 năm Viện Việt-Học trong năm 2025.
Tòa soạn
Do công ty Saigon News LLC thực hiện
Editor-in-chief: HOÀNG DƯỢC THẢO
Director of Marketing: ANDY TRƯƠNG
Với sự cộng tác của: LÊ TẤT ĐIỀU, HOÀNG NGỌC NGUYÊN, NGUYỄN THỊ CỎ MAY, TRẦN TRỌNG HẢI.

Email: saigonweeklyonline@gmail.com

Thư từ bài vở: 702-389-5729

Quảng cáo: 702-630-0234

702-426-4404

Hotline: 702-426-4404

back top