Trúc Giang MN, Một cuộc khủng bố mới ​​​​​​​có thể xảy ra tại Hoa Kỳ

Tham Luận

Trúc Giang MN

Một cuộc khủng bố mới
có thể xảy ra tại Hoa Kỳ


Kể từ khi lập quốc, nước Do Thái bé nhỏ đã bị khối Á Rập Hồi Giáo tấn công với mục đích tiêu diệt người Do Thái, xóa tên nước nầy trên bản đồ thế giới.
Người Do Thái có quyền chiến đấu tự vệ để được sống còn. Đó là chính nghĩa.
Cuộc chiến Do Thái-Hamas đã gây chia rẻ giữa hai nhóm người Mỹ trên đất Mỹ. Từ đánh nhau túi bụi đến biểu tình ủng hộ Palestine Hamas, phản đối chính quyền của Tổng thống Joe Biden.
Giám đốc FBI cảnh báo, cuộc khủng bố gia tăng đến mức độ đáng báo động. Cuộc khủng bố mới có thể xảy ra sau vụ khủng bố al-Qaeda của Osama bin-Laden, đánh sập tòa tháp đôi ở New York ngày 11-9-2001.
Khủng bố mới có thể xảy ra tại nước Mỹ.
 

I.Quân Hamas bất ngờ tấn công Do Thái

Buổi sáng ngày 7-10-2023, quân Hamas từ Dải Gaza, bất ngờ phóng 5,000 rocket vào lãnh thổ Do Thái. Đồng thời quân Hamas vượt qua biên giới, xâm nhập vào vùng đất Do Thái, đánh phá các cơ sở chính quyền và ngay cả khu dân cư, bắt cóc 240 người Do Thái làm con tin. Và 22 người ngoại quốc gồm có: 9 công dân Ý, 1 Canada, 1 Nam Hàn, 1 Pháp và 6 nhà báo Nhật Bản. Những nhân viên từ thiện người Thổ Nhỉ Kỳ thuộc Hội Lưỡi liềm đỏ cũng không được ra khỏi Gaza để lánh nạn. Mục đích giữ họ lại làm con tin và làm lá chắn người sống.

Hamas gọi cuộc tấn công Do Thái là “Chiến dịch Bão táp Al-Aqsa” (Operation Al-Aqsa Storm). Cuộc pháo kích của Hamas làm cho 1,400 người Do Thái thiệt mạng.
 

II. Tóm tắt về tổ chức HAMAS

II.1. Tổ chức Hamas

HAMAS là chữ viết tắt của Harakat al-Muqawama al-Islamiyya, có nghĩa là “Phong trào kháng chiến Hồi giáo”, được thành lập ngày 14-12-1987. Đó là hệ phái Hồi giáo Sunni, chủ trương thành lập một nhà nước Hồi giáo chính thống của người Palestine, bằng cách xoá tên Do Thái trên bản đồ tức là tiêu diệt người Do Thái, mà Iran thường xuyên tuyên bố.
Nhà nước Hồi giáo chính thống dùng kinh Koran và luật Sharia

của đạo Hồi làm căn bản luật pháp quốc gia. Sharia là một thứ luật lạc hậu, kém văn minh, như là ném đá cho đến chết tội ngoại tình, cho phép đàn ông đa thê, chặt tay vì tội ăn cắp, khinh miệt phụ nữ, phạt đánh đòn bằng gậy ở nơi công cộng….
Hamas thực hiện đánh bom tự sát, bom khủng bố vào các khu đông dân cư và từ chối con đường thương thuyết hòa bình.
Lãnh tụ Hamas hiện thời là Yahya Sinwar. Khẩu hiệu của Hamas là “Thánh Allah là mục tiêu. Nhà Tiên tri Mohammed là hình mẫu. Kinh Koran là Hiến pháp, Thánh chiến là con đường duy nhất, và được chết cho thánh Allah là sự thể hiện lòng trung thành”.


 
II.2. Thủ lãnh Hamas là ai?
          
                              Yahya Sinwar đã chạy trốn mất.

Người thành lập Hamas là Yahya Sinwar, ông ta và lữ đoàn Izzedine al-Qassam đã pháo kích 5,000 rocket vào miền nam Do Thái ngày 7-10-2023, khiến 1,200 người Do Thái thiệt mạng, và 240 thường dân bị bắt làm con tin.
Cái chiêu thâm độc của Sinwar là bắt cóc người rồi đưa vào giam giữ trong các đường hầm. Đó là lý do khiến quân Do Thái chậm bước tiến công.
Khi quân Do Thái chiếm giữ phía bắc Dải Gaza, Yahya Sinwar và tên phó tướng tên Mohammed Deif chạy trốn mất.
Quân Do Thái phải dùng chó để tìm người từng đoạn đường hầm.
 

III. Quân Do Thái phản công

III.1. Quân Do Thái chiếm phía bắc Dải Gaza

     
        Tòa nhà cao tầng ở Gaza sau cuộc tấn công của Israel    

Cuộc tấn công đẩm máu của quân Hamas vào Do Thái ngày 7-10-2023 dẫn tới cuộc phản công tàn khốc, do Do Thái thực hiện trên Dải Gaza.
Quân Do Thái đã thực hiện cuộc phản công toàn diện trên ba mặt: hải, lục và không quân. Do Thái đã chiếm giữ bờ biển Địa Trung Hải (Mediterranean Sea) khiến cho Hamas bị bao vây toàn thể phía tây trên đường biển, xem như bị cô lập.

           

Những cuộc không kích dữ dội chưa từng thấy của Do Thái, đã cắt Dải Gaza thành hai khu vực. Thêm một lần cô lập nữa.
Điểm quan trọng nhất là Do Thái đã đánh sập hệ thống đường hầm ở phía bắc mà Hamas dùng để chỉ huy, và làm kho tiếp liệu. Trang mạng Real Clear Defense cho biết, mạng lưới đường hầm nầy nằm sâu dưới lòng đất tại những khu vực đông dân, bịnh viện, trường học và trung tâm nuôi dưỡng người già.
Đường hầm dài 500km, chạy dài từ bắc tới nam phía tây của Dải Gaza. Người dân địa phương gọi đó là “Tàu điện ngầm, Gaza”.

Năm 2010, có ước lượng khoảng 1,000 đường hầm với 7,000 người, phục vụ cho các hoạt động nhà nước, và buôn lậu từ Ai Cập sang Gaza.


Sở dĩ Hamas đặt bộ chỉ huy và kho tiếp liệu dưới những khu đông dân cư với hai mục đích. Một là hy vọng Do Thái không đánh vào trường học và bịnh viện. Hai là, nếu Israel đánh vào những nơi nói trên, thì Hamas căn cứ vào đó để tuyên truyền, tranh thủ sự ủng hộ của thế giới đối với Palestine Hamas, và lên án chống Do Thái. Điều kiện thứ hai có kết quả, là nhiều nơi đã biểu thình chống Do Thái, cụ thể là ngay cả trên đất Mỹ, tại tòa Bạch Ốc. Do Thái đánh các bịnh viện để chứng minh đường hầm ở dưới đất.
 
III.2. Quân Do Thái chiếm bịnh viện Al-Shifa

Quân Do Thái tấn công chiếm miền bắc Dải Gaza. Máy bay và xe tăng Do Thái không gặp cuộc đụng độ nào của quân Hamas cả, nhất là hệ thống phòng không để ngăn chặn những cuộc không tập. Cũng có thể là hệ thống phòng không của Hamas bị đánh tan.
Quân Do Thái cố đánh chiếm bịnh viện lớn nhất của Hamas, để chứng minh Hamas dùng bịnh viện làm khu vực quân sự và làm lá chắn đối với binh lính Do Thái.

Do Thái đã phổ biến một video cho thấy một kho vũ khí và vật liệu chiến tranh ở đường hầm ngay dưới bịnh viện.
Bịnh viện Al-Shifa là nơi chờ chết. 400 nhân viên y tế, 650 người bị thương, 36 trẻ sơ sinh và 2,000 người tỵ nạn chờ chết  vì không có điện nước, thực phẩm, thuốc men…Tổ chức Y Tế Thế giới (WHO=World Health Organization) cho biết, vì thiếu nước sạch và chỗ tắm rửa tại các nơi trú ẩn của người dân, làm gia tăng sự lây lan của các bịnh truyền nhiễm, gồm có ghẻ, chí rận, tiêu chảy, thủy đậu (Thủy đậu là bịnh trái rạ), bịnh ngoài da, lây lan nhanh chóng, trong đó có hơn phân nửa là trẻ em.
Ông Mohammed Zaqout, Tổng giám đốc các bịnh viện nói với một nhà báo, tố cáo quân Do Thái biến bịnh viện thành nhà tù. Đã hung bạo khám xét các phòng, phỏng vấn nhân viên y tế và thường dân nam giới trên 16 tuổi. Một số người Palestine bị bắt, dẫn đi.
 
III.3. Gia đình 240 con tin làm áp lực để cứu con tin
Các gia đình yêu cầu chính phủ đàm phán với Hamas để các con tin được thả ra.
Bộ trưởng Quốc phòng Do Thái, ông Yoav Gaillant, khẳng định “Hamas đã mất quyền kiểm soát ở Dải Gaza nên không có việc ngừng chiến”
 
III.4. Trong cuộc phản công của Do Thái có 10,800 người Palestine thiệt mạng ở Dải Gaza.
Cuộc phản công của Do Thái có hơn 10,800 người bị thiệt mạng ở Dải Gaza. 70% là phụ nữ và trẻ em. Tổ chức Y tế Thế giới cảnh báo, cứ 10 phút thì có một trẻ em thiệt mạng ở Gaza.
 
III.5. Do Thái đã mở con đường để người dân Palestine chạy về phía nam Gaza.
 
         
Hàng trăm ngàn người Palestine chạy về phía nam Dải Gaza

Những cuộc không kích dữ dội của quân Do Thái khiến cho người Palestine chạy nạn loạn xạ. Quân Do Thái mở đường để người dân chạy về phía nam. Có những trạm kiểm soát, cho đi từng nhóm nhỏ.
Do Thái chơi độc, đem cái gánh nặng những người vô gia cư, bịnh tật, không thuốc men, thực phẩm cho Hamas miền nam, đồng thời chứng minh Do Thái không giết hại người dân Palestine.
 
III.6. Mỹ và 5 đồng minh ủng hộ Do Thái
Lãnh đạo Mỹ và 5 đồng minh: Canada, Pháp, Đức và Anh, ủng hộ Do Thái và quyền tự vệ chính đáng của nước nầy, đồng thời kêu gọi Do Thái tuân thủ luật nhân đạo, bảo vệ thường dân.
Tuyên bố chung kêu gọi Hamas trả tự do cho 22 con tin ngoại quốc và những con tin còn lại mà Hamas đang giam giữ. Đồng thời kêu gọi Hamas cho phép những người muốn rời Dải Gaza được ra đi.
Mỹ và 5 đồng minh hoan nghênh những chuyến xe viện trợ đầu tiên đến Gaza, và mong muốn người dân ở Dải Gaza được phép nhận những viện trợ thực phẩm, nước, thuốc men, được chăm sóc y tế và các trợ giúp nhân đạo khác.
 

IV. Hoa Kỳ viện trợ cho Do Thái



Tàu sân bay USS Geral R. Ford

Ngày 8-10-2023, Tổng thống Joe Biden ra lịnh cho tàu sân bay tối tân nhất thế giới, là chiếc USS Geral R. Ford, cùng 6 tàu chiến và những máy bay tối tân đến phía đông Địa Trung Hải (Mediterranean Sea). Sau đó Mỹ đưa thêm tàu sân bay USS Eisenhower đến tăng cường. Vũ khí tối tân nhất để răn đe đối thủ của Mỹ là tổ chức Hezbollah của Li băng (Lebanon), Iran, Syria.
Vũ khí hiện đại nhất của Hoa Kỳ, vượt trội hơn tất cả vũ khí của các nước Á Rập Hồi Giáo trung khu vực.
Tổng thống Biden cũng có cuộc hội đàm với Thủ tướng Do Thái là Benjamin Netanyahu. Mỹ cam kết bảo vệ Do Thái bằng cách không cho phép bất cứ một quốc gia nào chiếm lợi thế trong cuộc chiến Do Thái-Hamas.
Vị tướng  Lục quân Micheal “Erik” Kurilla, chỉ huy Bộ Tư lệnh Trung tâm USCENTCOM (United Central Command) là đơn vị phụ trách quân sự Châu Âu và Trung Đông.
Tướng Micheal “Erik” Kurilla cam kết viện trợ Do Thái những nhu cầu cần thiết cho cuộc phản công.
Hoa Kỳ viện trợ cho Do Thái đợt đầu gồm có: 36,000 đạn pháo 30 ly, 3,500 thiết bị nhìn ban đêm, 1,800 đạn xuyên phá boongke M-141, 312 hỏa tiễn đánh chặn và các thứ dụng cụ chiến tranh khác.
Mỹ và Do Thái là đồng minh. Mỹ nhờ Do Thái kềm chế khối Á Rập Hồi Giáo, nhất là Iran, kẻ thù của Mỹ.
 

V. Những cuộc biểu tình chống Do Thái ở Hoa Kỳ


Hàng ngàn người biểu tình chống Do Thái

Nhiều cuộc biểu tình chống Do Thái, từ London, Paris và ngay cả ở thủ đô Hoa Kỳ, Washington D.C.
Chiều ngày 4-11-2023, tại công viên Freedom Plaza gần tòa Bạch Ốc, đã có hàng ngàn người cầm cờ Palestine với biểu ngữ “Tự do cho Palestine”.
Một số người chửi rủa Tổng thống Biden, leo lên cổng hàng rào của tòa Bạch Ốc xịt nước sơn đỏ, với những khẩu hiệu ủng hộ Hamas.
Một số dân biểu Hạ viện đã có mặt trong cuộc biểu tình, họ công khai chống Tổng thống Biden và kêu gọi cử tri không bỏ phiếu bầu, nếu ông Biden ứng cử nhiệm kỳ hai.
Los Angeles nhiều người Mỹ gốc Palestine và Ả Rập biểu tình trước lãnh sự quán Israel, kêu gọi Israel ngưng tấn công Dải Gaza.
 
V.1. Hai phe người Mỹ đánh nhau túi bụi

Tối Thứ Tư 8-11-2023, tạp chí Hollywood Reporter tường thuật, có khoảng 200 người đến xem buổi chiếu phim, được tổ chức bên ngoài Viện bảo tàng Khoan dung (Museum of Tolerance), thuộc thành phố Los Angeles. Theo đài ABC, bộ phim Bearing Witness dài 43 phút, được quảng cáo là có nhiều cảnh cực kỳ bạo lực, và khủng khiếp, ghi lại tội ác của Hamas trong vụ bắn 5,000 rocket vào Do Thái ngày 7-10-2023. Khán giả có Đại sứ Do Thái tại Liên Hiệp Quốc và một quan chức Do Thái đến xem phim.
Sau buổi chiếu phim có hàng chục người Mỹ đánh nhau túi bụi. Cảnh sát tới hiện trường và mời vài người về bót.
Bà Karen Bass, Thị trưởng Los Angeles lên án vụ đánh nhau và phát biểu “Chúng tôi không cho phép tình hình căng thẳng hiện nay trên thế giới, biến thành bạo lực không thể chấp nhận được trong thành phố của chúng tôi. Chúng ta phải đoàn kết”.
 
V. 2. Tổ chức Black Lives Matter ở Mỹ ủng hộ Palestine Hamas.
1). Black Lives Matter biểu tình ủng hộ Hamas



Black Lives Matter (BLM) (nghĩa đen là mạng sống của người da đen cũng đáng giá) BML là một tổ chức hoạt động xã hội, bắt nguồn từ cộng đồng người Mỹ gốc Phi Châu (Da đen) chống bạo lực đối với người da đen, cụ thể là cảnh sát. Chống kỳ thị chủng tộc.
BLM đã biểu tình ủng hộ Hamas và yêu cầu Do Thái ngưng cuộc tấn công, sau vụ Hamas bắn 5,000 rocket vào Do Thái ngày 7-10-2023.
Trang mạng của BLM đã đăng những lời khen ngợi và nhiệt tình ủng hộ Palestine Hamas. BLM xác định “Phong trào BLM và Palestine Hamas là một gia đình. Chúng tôi chống chủ nghĩa thực dân và phân biệt chủng tộc. Chúng tôi có sự tương đồng rõ rệt giữa người da đen và người Palestine.

2). Giám đốc FBI cảnh báo về mối đe dọa khủng bố có thể xảy ra ở nước Mỹ
Giám đốc FBI, Christopher Wray cảnh báo: “Trên thực tế, Hoa Kỳ vẫn phải đối diện với mối đe dọa khủng bố, và cuộc chiến Hamas-Israel đang xảy ra tại Trung Đông đã nâng cao mối đe dọa lên mức độ đáng báo động, về một cuộc tấn công nhắm vào người Hoa Kỳ trên thế giới và ngay cả trong nước Mỹ”.

3).  Thượng nghị sĩ Ted Cruz cho biết khủng bố có thể vào nước Mỹ qua biên giới Mỹ-Mexico.
TNS Ted Cruz đã phát biểu trong cuộc phỏng vấn của trang Fox News: “Cuộc chiến Trung Đông và vấn đề kiểm soát không chặt chẽ ở biên giới Mexico-Mỹ của chính quyền hiện tại, là nguyên nhân có thể xảy ra khủng bố mới tại nước Mỹ, sau vụ ngày 11-9-2001. Một điều đáng chú ý là Lực lượng Tuần tra Biên giới đã bắt giữ 55,000 người vào nước Mỹ trái phép, họ từ Venezuala.
Ông đặt câu hỏi, trong số nầy có bao nhiêu người có liên hệ với Palestine Hamas?”.
Những sự việc nêu trên cho thấy “Một cuộc khủng bố mới có thể xảy ra tại Hoa Kỳ”
 

VI. Cuộc chiến 6 ngày giữa Do Thái và khối Á Rập Hồi giáo


Vào lúc nửa đêm ngày 15-5-1948, nhà nước Do Thái tuyên bố thành lập quốc gia. Hoa Kỳ, Liên Xô và nhiều quốc gia khác công nhận sự độc lập của quốc gia Do Thái (Israel)
Khối Á Rập gồm Ai Cập, Syria, Iraq, Jordan và Li băng (Lebanon) từ mọi hướng tấn công quốc gia bé nhỏ mới ra đời nầy, với dân số chưa đầy 4 triệu người. Do Thái đã kiên cường, liều lĩnh, với vũ khí và chiến thuật đầy mưu lược, đã đẩy lui các lực lượng tấn công, và chiếm một số lãnh thổ của các kẻ địch đã tấn công.
Vào tháng 5 năm 1967, Ai Cập huy động 1,000 xe tăng, 100,000 binh lính đến biên giới và phong toả cửa biển, không cho tàu bè Do Thái ra vào.
Ngày 5-6-1967, Do Thái đánh phủ đầu vào không quân Ai Cập để làm suy yếu lực lượng của đối phương.

 
VI.1* Các lực lượng tham chiến
1). Phía Do Thái
- 240,000 quân (bao gồm 214,000 quân trừ bị, là thành phần nồng cốt của các sinh hoạt quốc gia, cho nên không có thể lưu lại trong quân đội quá lâu.
- 197 phi cơ tham chiến
Chỉ huy là Bộ trưởng Quốc phòng Moshe Dayan (Tướng Độc nhản)



2). Phía Á Rập
Phía Á Rập gồm có: Ai Cập, Syria, Jordan, Iraq



* Ai Cập: 160,000 quân:
- 7 sư đoàn (gồm 4 Sđ Bộ binh+2 Sđ xe bọc thép+1 Sđ xe cơ giới)
- 4 lữ đoàn bộ binh độc lập. (Lữ đoàn nhỏ hơn sư đoàn, lớn hơn tiểu đoàn). Quân số lũ đoàn trên 3,500 người.
- 4 lữ đoàn xe bọc thép độc lập. 8 lữ đoàn nầy có 950 xe tăng, 1,100 thiết vận xa + 1,000 khẩu pháo.



Kế hoạch hành quân lủng củng của Ai Cập.
Tổng thống Nasser đã thay đổi mệnh lệnh hành quân 4 lần trong tháng 5 năm 1967. Mỗi lần thay đổi phải tái phối trí các đơn vị tham chiến, khiến cho hao tốn nhiên liệu, hao mòn xe cộ, làm cho binh lính mệt mỏi, đồng thời thiết lập lại các công sự phòng thủ mới cho thích hợp với binh chủng.


 
  • Syria: 75,000 quân
  • Jordan:
    - 55,000 quân
    - 300 xe tăng, trong đó có 250 M-48 và M-113 do Hoa Kỳ sản xuất.
    - 1 tiểu đoàn bộ binh cơ giới
    - 1 tiểu đoàn lính dù
    - 12 tiểu đoàn pháo binh
    - 6 khẩu đội súng cối 81mm và 120mm
    Tài liệu Do Thái tịch thu cho biết, hồi tháng 5 năm 1967, Jordan đã ra lịnh mở “Chiến dịch Khaled”, dùng 2 lữ đòan tấn công bất ngờ vào ban đêm để chiếm một vị trí chiến lược và giết sạch toàn bộ 800 cư dân Do Thái ở đó.

     
  • Iraq:
    - 1 sư đoàn bộ binh (Divisio. có từ 10,000 đến 25,000)
    - 100 xe tăng
    - 2 phi cơ chiến đấu Hawker Hunter và MiG-21.
    Ngày 23-5-1967, James Reston của tờ New York Times nêu nhận xét “Về mặt kỷ luật, huấn luyện, tinh thần chiến đấu và năng lực nói chung, quân đội Nasser và các lực lượng Á Rập, kể cả sự trợ giúp trực tiếp của Liên Xô, tất cả không phải là đối thủ của Israel”.

     
VI.2. Các trận đánh
 
1). Do Thái dùng yếu tố bất ngờ để tiêu diệt không quân Ai Cập.


Hoạt động đầu tiên mà cũng là hành động quyết định là, Do Thái đánh phủ đầu vào không lực của Ai Cập. Ai Cập có lực lượng không quân rất lợi hại và lớn nhất trong số các quốc gia Á Rập. Với khoảng 450 phi cơ chiến đấu của Liên Xô, trong đó có nhiều MiG-21 là tối tân nhất thời đó.


Lúc 7g45 sáng ngày 5-6-1967, khi còi báo động vang rền trên toàn nước Do Thái, thì cùng lúc đó, không quân Do Thái với 200 phản lực cơ, ào ạt bay đến tấn công các phi trường Ai Cập.

Hỏa lực phòng không của Ai Cập rất yếu. Hơn nữa, tại các sân bay quân sự, không có các bong-ke bọc thép để bảo vệ phi cơ.
Phi cơ Do Thái cất cánh bay ra Địa Trung Hải trước mặt, rồi vòng về phía nam, đánh Ai Cập một cách bất ngờ.



Trong khi đó, Ai Cập tự làm hại bản thân do chính hệ thống phòng không của họ. Đó là có lịnh khoá chặt phòng không trong ngày,không cho máy bay cất cánh, vì sợ quân nổi dậy Ai Cập, bắn hạ phi cơ của Bộ trưởng Quốc Phòng là nguyên soái Abdel Hakim Amer, và trung tướng Sidqi Mohammed, đang trên đường bay đến bộ chi huy mặt trận của Ai Cập.


Cho dù phòng không của Ai Cập có hoạt động đi nữa, thì cũng khó khám phá ra phi cơ Do Thái, vì các phi công đã bay thật thấp để tránh Radar và nằm dưới tầm bắn của hỏa tiễn SAM SA-


Phi công Do Thái dùng nhiều chiến thuật cùng một lúc: ném bom, dùng hỏa lực bắn phá phi cơ đang đậu trên các đường băng, ném bom xuyên phá làm bể nát đường băng, khiến cho phi cơ Ai Cập không thể cất cánh được.


Hơn 300 phi cơ Ai Cập bị phá hủy. Hơn 100 phi công bị giết.
Các phi cơ của Ai Cập bị phá hủy gồm có:
- 30 chiếc Tu-16, 27
- 40 chiếc ném bom Il-28
- 12 chiếc ném bom Su-7
- 90 chiếc MiG-21
- 32 phi cơ vận tải.



Do Thái mất 19 phi cơ, phần lớn do trục trặc kỹ thuật và tai nạn.
Cuộc không tập thành công, mang lại cho Do Thái ưu thế áp đảo trên các mặt trận khác.



2). Do Thái đã loại ra khỏi vòng chiến các không lực của Jordan, Syria và Iraq.
Liền tiếp theo đó, không lực Do Thái tấn công không lực Jordan, Syria và Iraq, loại hẳn ra khỏi vòng chiến không lực của các nước nầy.


Đến tối ngày 5-6-1967.


Không quân Jordan bị xoá sổ, gồm có:
- 20 chiếc F-6 Hunter
- 6 phi cơ vận tải
- 2 trực thăng



Không quân Syria mất:
- 32 MiG-21
- 23 MiG-15 và MiG-17
- 2 phi cơ ném bom Il-28



Không quân Iraq mất:
Một số bị phá hủy tại sân bay H3 của Iraq, gồm có:
- 12 MiG-21
- 2 MiG-17
- 5 F-6 (Hunter)
- 3 Il-28
- 1 ném bom Tu-16 bị bắn hạ



Đến tối ngày 6-6-1967, Do Thái cho biết đã phá hủy 416 phi cơ của phe Á Rập.
Do Thái cho biết đã mất 26 phi cơ trong 2 ngày đầu.


 
VI.3. Do Thái đánh chiếm bán đảo Sinai của Ai Cập

Bán đảo Sinai thuộc Ai Cập, là ranh giới giữa Ai Cập và Do Thái.


1). Lực lượng Ai Cập ở Sinai


- 7 sư đoàn, khoảng 100,000 quân
- 950 xe tăng
- 1,100 thiết vận xa M-113
- 1,000 khẩu pháo
- 6 khẩu đội súng cối 81mm và 120mm.



2). Ai Cập bố trí chiến thuật


Ai Cập bố trí theo chiến thuật của Liên Xô.
Đó là bộ binh chiến đấu tại các tuyến phòng thủ cố định.
Xe tăng, xe bọc thép, pháo binh cơ động, phòng thủ theo chiều sâu và di động.



3). Lực lượng Do Thái tại mặt trận Sinai


- 6 lữ đoàn xe bọc thép
- 1 lữ đoàn bộ binh
- 1 lữ đoàn bộ binh cơ giới
- 3 lữ đoàn línhh dù
- 700 xe tăng
- 70,000 quân



4). Kế hoạch hành quân của Do Thái


Là tạo bất ngờ cho Ai Cập về cả thời gian và địa diểm.
Về thời gian, đó là tấn công mặt trận Sinai cùng một lúc với tấn công phi trường Ai Cập, kềm chân phi cơ.



Bất ngờ về địa điểm là tấn công vào hướng bắc và miền trung bán đảo Sinai, chớ không tấn công theo lối cũ, là đánh vào nam rồi lên miền trung, một vị trí nầy thuận lợi vì sát biên giới hơn.
Điểm độc đáo của chiến thuật nầy là ở thế chủ động tấn công, nhảy vào phía sau lưng của địch, chia cắt và đánh tới trước, tiêu diệt từng phần, thực hiện như sau:



Một số đơn vị trên đường biên giới khai hoả để cầm chân địch. Dùng 2 lữ đoàn hợp đồng tác chiến với các đơn vị xe tăng, pháo binh, công binh… tấn công tại một điểm, phá vở hàng rào phòng thủ, tiến sâu vào sau lưng địch. Đồng thời, quân dù dùng trực thăng nhảy vào phía sau tuyến phòng thủ, chiếm một vị trí chiến lược có tên Abu-Ageila. Chia cắt và tiêu diệt từng phần.
Cuộc chiến ác liệt kéo dài 3 ngày rưởi, cho tới khi Abu-Ageila bị chiếm. Nhiều đơn vị Ai Cập vẫn còn nguyên vẹn, nhưng khi nghe Abu-Ageila bị mất, nguyên soái Abdel Hakim Amer hoảng sợ, ra lệnh rút quân khỏi lãnh thổ Sinai của mình.

Quân Ai Cập bỏ chạy, Do Thái không đuổi theo, mà tiến chiếm các cao điểm là những đèo để chận đánh.
Trong 4 ngày giao chiến, quân Do Thái đã đánh bại đạo quân lớn nhất, trang bị mạnh nhất của khối Á Rập. Trên mặt trận, vô số xe cộ và trang thiết bị bỏ lại hoặc bị phá hủy.



Ngày 8-6-1967, Do Thái hoàn thành việc chiếm đóng bán đảo Sinai của Ai Cập.


Những yếu tố đưa đến thắng lợi là:
1. Không quân Do Thái làm chủ được bầu trời, vì KQ Ai Cập bị tiêu diệt.
2. Quyết tâm áp dụng kế hoạch táo bạo và đầy sáng tạo.
3. Sự thiếu phối hợp của quân Ai Cập.



5). Mặt trận Jordan ở Bờ Tây

a). Lực luợng hoàng gia Jordan


Quân Jordan đóng ở Bờ Tây (West Bank) của sông Jordan, là phía đông của nước Do Thái. Bờ Tây dưới quyền cai trị của Jordan.


Lực lượng của Jordan:


- 45,000 quân chia thành 9 lữ đoàn
- 270 xe tăng và thiết vận xa (APC=Armoured Personnel Carrier)
- 200 khẩu pháo.
- 24 phi cơ F-6 Hunter có khả năng tương đương với phi cơ thế hệ thứ 3 của Do Thái là Dassault Mirage III



Các lữ đoàn Jordan là quân thiện chiến, nhà nghề, do Hoa Kỳ trang bị và huấn luyện.


b). Lực lượng Do Thái ở mặt trận Bờ Tây của Jordan

- 40,000 quân (Chia làm 8 lữ đoàn)
- 200 xe tăng



Ý định hành quân của Do Thái.


Mở màn trận đánh.


Ngày 5-6-1967, quân Jordan bắt đầu pháo kích vào lãnh thổ Do Thái. Do Thái gởi điện cho vua Hussein đề nghị ngưng bắn, nhưng nhà vua không chấp thuận, cho là đã quá trễ.
Mặc dù bị pháo kích nhưng Do Thái bất động, không bắn trả. Không quân Hoàng gia Jordan tấn công các sân bay của Do Thái.



Ngày 6-6-1967, Do Thái gom nhặt các toán quân còn lại vào Bờ Tây. Buổi chiều cùng ngày, không quân Do Thái không kích tiêu diệt không quân Jordan. Những trận ác liệt và đẩm máu xảy ra. Sức mạnh của không quân Do Thái đóng vai trò quyết định, làm cho đối phương tê liệt, đưa đến thất bại. Vua Hussein rút quân. Thế là Do Thái chiếm được Bờ Tây của Jordan.


c). Mặt trận Cao nguyên Golan, Do Thái đánh với Syria.


Tại cao nguyên Golan, Do Thái đánh nhau với Syria.


1). Lực lượng Syria

- 75,000 quân (9 lữ đoàn, được hỗ trợ bởi xe tăng và pháo binh)


2). Lực lượng Do Thái
- 4 lữ đoàn



3). Địa hình đặc biệt của đồi Golan


Cao nguyên Golan (Golan Heights) sườn dốc, cứ vài km thì bị cắt đứt bởi những dòng suối chạy song song nhau từ đông sang tây. Do đó không có đường sá giao thông. Quân Syria đóng trên cao của ngọn đồi. Quân Do Thái ở dưới chân đồi.


Lợi thế của Do Thái là nắm được tình hình quân sự, và sự bố trí của quân Syria. Tin tức do một gián điệp người Syria tên Eli Cohen, làm việc cho mật vụ Mossad của Do Thái cung cấp.


Ngày 9-6-1967, do nắm vững tình hình quân Syria, 4 lữ đoàn Do Thái chọc thủng phòng tuyến địch, tràn vào cao nguyên Golan, nhưng họ chỉ chiếm được những mảnh đất trống, vì quân Syria đã bỏ chạy hết.


Lý do bỏ chạy.
Tạp chí Time cho biết “Để gây sức ép, buộc LHQ áp đặt lịnh ngừng bắn, đài phát thanh Damascus của Syria tự làm hại quân đội của mình, bằng cách loan tin thất thiệt là thành phố Quneitra đã bị chiếm. Nghe được tin nầy, quân Syria bỏ chạy, vì thành phố nầy nằm trong lãnh thổ của Syria.



Kết cuộc .


Tới ngày 10-6-1967, (6 ngày) quân Á Rập thảm bại ở 3 mặt trận: Sinai, Bờ Tây và cao nguyên Golan.
Một lịnh ngừng bắn được ký kết ngày 11-6-1967.
Do thắng trận, Do Thái chiếm được các vùng đất:
- Bán đảo Sinai của Ai Cập
- Bờ Tây (bao gồm địa diểm Đông Jerusalem) do Jordan quản trị.
- Cao nguyên Golan của Syria.


 

VII. Tổn thất của các bên trong cuộc chiến 6 ngày
 

1). Tổn thất phía Do Thái:
 
- 779 chết
- 2,563 bị thương
- 15 bị bắt làm tù binh
- 19 phi cơ bị mất.


 
2). Tổn thất phía Á Rập:

- 21,000 chết
- 45,000 bị thương
- 6,000 bị bắt làm tù binh
- 400 phi cơ bị phá hủy (Ước tính)


 

VIII. Các lãnh thổ bị chiếm


Trong 6 ngày, Do Thái thắng trận và chiếm được các vùng đất là Dải Gaza, Bờ Tây sông Jordan, Cao nguyên Golan và bán đảo Sinai.

 
Kết luận
Người Á Rập Hồi Giáo xem nền văn minh tây phương và đạo thiên chúa là kẻ thù, mà họ đã và đang ra sức tiêu diệt. Cuộc chiến Do Thái-Hamas đã hâm nóng lên sự chia rẻ giữa những người ủng hộ Do Thái và những người ủng hộ Palestine Hamas
Cảnh báo của Giám đốc FBI cho biết một cuộc khủng bố mới đã tăng lên mức độ đáng báo động. Cụ thể là đã có hai nhóm người Mỹ đánh nhau túi bụi. Có những cuộc biểu tình ủng hộ Hamas, trong khi lãnh đạo Hamas, Yahya Sinwar, đã chạy trốn.

Một cuộc khủng bố mới có thể xảy ra tại Hoa Kỳ.

Trúc Giang MN
Minnesota ngày 26-11-2023

 
Sinh hoạt của Viện Việt-Học trong tháng Mười Hai, 2024 
Kính mời đồng hương tham dự những sinh hoạt sau cùng của Viện Việt-Học tại trụ sởViện Việt-Học, 15355 Brookhurst St., Ste. 222, Wesminster, CA. 92683.Chúng tôi sẽ thông báo khi có được địa điểm thích hợp để tái hoạt động, đánh dấu quá trình 25 năm Viện Việt-Học trong năm 2025.
Tòa soạn
Do công ty Saigon News LLC thực hiện
Editor-in-chief: HOÀNG DƯỢC THẢO
Director of Marketing: ANDY TRƯƠNG
Với sự cộng tác của: LÊ TẤT ĐIỀU, HOÀNG NGỌC NGUYÊN, NGUYỄN THỊ CỎ MAY, TRẦN TRỌNG HẢI.

Email: saigonweeklyonline@gmail.com

Thư từ bài vở: 702-389-5729

Quảng cáo: 702-630-0234

702-426-4404

Hotline: 702-426-4404

back top