Ngô Việt Quyền, TÌNH TRẠNG CHÍNH TRỊ VIỆT – TRUNG

Tham Luận

Ngô Thiện Cơ

TÌNH TRẠNG CHÍNH TRỊ VIỆT – TRUNG

 

  
Trên báo chí truyền thông đã có nhiều thông tin về sự việc lãnh đạo đảng Việt Nam Cộng Sản (CSBV - Hà Nội) ký kết Hiệp Ước Thành Đô với đảng Cộng Sản Trung Hoa năm 1991. Hiệp Ước này có liên quan mật thiết xa gần đến những nhân vật kín đáo ẩn sâu, hay hiển lộ thực sự đã chết, hoặc đang còn nắm giữ những chức vụ quyền lực ngầm thống trị Việt Nam. Những người lãnh đạo này có ảnh hưởng với nhiều toan tính chính trị và thỏa thuận ngầm liên hệ tới sự tồn vong của dân tộc Việt, thông qua cuộc chiến biên giới Việt-Trung từ năm 1979 rồi còn kéo dài cho mãi tới 1989; mà cả hai bên đều đồng lõa che dấu và lấp liếm với lịch sử.  
 
Với điều kiện địa lý chính trị thuận lợi từ trước đến hiện nay, đảng Cộng Sản Việt Nam dù có chủ trương ngã theo Trung Cộng để giữ thế quyền lực cai trị đất nước Việt Nam. Nhưng Việt Nam vẫn phải đối đầu với các lãnh đạo Trung Cộng nặng tính giáo điều đầy não trạng phong kiến giữa thời đại văn minh tân tiến toàn cầu và họ vẫn gặp phải nhiều khó khăn trong đàm phán về nhiều lãnh vực. Nhưng chắc chắn Việt Nam trong tương lai sau khi đảng CSBV cáo chung thì chính phủ dân cử hợp hiến sẽ phải cương quyết đối đầu với Trung Cộng với tư thế chính danh của một đất nước có chủ quyền được quốc tế công nhận và có cảm tình thiện hảo. Lẽ đương nhiên Tập Cận Bình (Jin Jiping) và ban tham mưu đảng Cộng Sản Trung Quốc hiểu rõ và lượng định tình trạng chính trị của Việt Nam sẽ có khuynh hướng và diễn tiến như thế. Vậy Tập Cận Bình phải làm gì khi vội vàng sang thăm Việt Nam ngay sau khi Tổng Thống  Mỹ Joe. Biden ký kết Hiệp Ước nâng cao quan hệ ngoại giao lên tầm cao nhất: “đối tác chiến lược toàn diện”. Tuy vậy, với bản tánh trịch thượng kiểu hoàng đế thiên triều của Tập Cận Bình từ lâu vẫn còn phảng phất trong ngôn từ và cử chỉ; nên đã không tạo được mối thân thiện nào trong bang giao Trung-Việt; để nhân dân Việt Nam từ những người dễ tánh nhất, có thể lãng quên cuộc chiến biên giới Việt - Hoa mà chào đón y khi đến Việt Nam vào tháng 12/2023. Vì vậy, đại đa số nhân dân Việt Nam không ưa thích và không chào đón Tập Cận Bình mặc dù Trung Cộng đang lợi dụng ưu thế hiện đại hóa kiểu phong kiến tân thời, nhằm thúc đẩy trên mọi phương diện kiến tạo đất nước hùng cường để phục hưng dân tộc đại Hán, nhằm hướng đến “xây dựng cộng đồng cùng chung vận mệnh nhân loại”. Sau cùng thì Trung Cộng và Việt Cộng với “nền ngoại giao cây tre” cũng phải dựa trên các đàm phán chính trị. Nói một cách đơn giản là mọi đàm phán giữa hai bên phải thực thi một cách cân xứng. Nhất là về tranh chấp Biển Đông cho đến nay vẫn chưa có tiến triển nào đáng kể! Chỉ khi nào hai bên thực sự giải quyết được vấn đề Biển Đông và tranh chấp lãnh thổ; thì “tình hữu nghịmối giao hảo” mới được định nghĩa đúng. Tuy nhiên, điều này hầu như không thể giải quyết được giữa hai người điếc; mà lại nói chuyện thì thầm (pillow talk). Ít ra là trong giai đoạn giằng co này giữa hai nước và tình hình quốc tế nhiều nước vẫn chưa chọn rõ phe; hầu đưa đến cái thế “đơn cực” trong tương lai gần. Nghĩa là dưới sự lãnh đạo của Mỹ  là người biết điều, biết tôn trọng tự do, dân chủ và nhân quyền; nhằm giúp cho các nước yếu kém có cơ hội vươn lên với thống quan nhân loại là nền tảng tự do, bình đẳng, ấm no và mưu cầu hạnh phúc, hướng tới vũ trụ hòa nhi cộng hưởng…Việt Nam và một số các tiểu quốc yếu kém không còn bị Trung Cộng chèn ép, bó buộc vào cái thế: “mạnh được yếu thua” như hiện nay trên Biển Đông. 


Tình Trạng Biển Đông:

 Chỉ bảy (7) ngày sau khi ông Tập Cận Bình tái đắc cử Tổng Bí Thư Đảng Cộng Sản Trung Quốc nhiệm kỳ 3 ngày 23/10 và trở thành người lãnh đạo Tung Quốc có thế lực nhất ở đại lục kể từ thời Mao Trạch Đông. Nguyễn Phú Trọng là nhân vật lãnh đạo đảng CSBV tức tốc sang “triều kiến” Tập Cận Bình.
Trong chuyến đi Bắc Kinh bắt đầu từ ngày 30/10/2022, Trọng đã được hội đàm với Tập, hai bên đã trao đổi ý kiến về vấn đề làm sao ổn định việc phân chia quyền lợi hàng hải và đánh bắt hải sản ở vùng Biển Đông và họ Tập muốn gián tiếp nhắn gởi: Đảng Cộng Sản Trung Quốc không chấp nhận bất cứ sự can thiệp nào của bên ngoài, ám chỉ Mỹ làm xáo trộn nền tảng mang tính thể chế đang dựa vào quan hệ tư tưởng Cộng Sản của hai nước, nhất là về vấn đề Biển Đông. Hà Nội và Bắc Kinh vẫn có nhiều lợi ích chung, nhất là tính chất chung cả đảng CSTC và CSBV đang nắm giữ quyền thống trị ở cà hai quốc gia Trung Quốc và Việt Nam quyết bảo tồn độc quyền lãnh đạo là tối thượng. Điều mà cả hai bên lãnh đạo đảng đều xem là các nỗ lực của phương Tây; nhằm làm thay đổi chế độ cai trị, thông qua các khẩu hiệu phong trào: “diễn biến hòa bình” hay “Cách mạng da màu mang nhiều sắc thái”...  Lãnh đạo hai bên cũng cam kết sẽ “sử dụng hiệu quả” cơ chế đàm phán về biên giới. Cùng nhau chân thành tìm kiếm giải pháp căn bản lâu dài; mà lãnh đạo hai bên đều có thể chấp nhận được. Rất tiếc ngay sau đó, Trung Cộng đã làm ngược lại hoàn toàn và còn tỏ ra hung hăng hơn nữa trong việc xác quyết vô lối chủ quyền ở Biển Đông như đã tăng cường tuần tra nhiều hơn. Tự ý xem Biển Đông như ao nhà riêng lẻ trên vùng biển này và còn ngang ngạnh sách nhiễu các tàu cá của những nước khác, đặc biệt là ngư dân của Việt Nam.

Mặc dù khẩu hiệu: “Cộng đồng chung vận mệnh nhân loại” là một khái niệm được họ Tập đề xuất vào năm 2013. Tuy nhiên, các nhà phân tích Tây Phương đều nhận thức rằng Trung Cộng và Việt Nam có nhiều quan điểm khác nhau, bộc lộ sự khác biệt sâu sắc về mục đích cốt lõi của nước Việt Nam; cho dù cùng chung thể chế Cộng Sản; cũng khó lòng mà chấp nhận được. Trong khi Trung Cộng nêu khẩu hiệu: "Cộng đồng chung vận mệnh Trung-Việt".  Mục đích ẩn tàng là Trung Cộng muốn Việt Nam trở thành một cộng đồng có vận mệnh chung với Bắc Kinh, giống như Cambodia, Laos, nhằm đạt được nhiều sự ràng buộc chặt chẽ qua mối quan hệ hợp tác song phương nhiều hơn nữa trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, tài chánh và quân sự. Đặc biệt là ở ba lãnh vực chính trị, ngoại giao và quân sự. Sau đó kết hợp chặt chẽ vận mệnh với nhau. Nay bỗng dưng đổi thành "Cộng đồng chia sẻ tương lai", mang những hàm ý chiến lược đã thay đổi liên quan sâu sắc về tiến trình ngoại giao hiên tại biến chuyển xuôi theo tình huống trên chính trường quốc tế. Điều này đã được lãnh đạo Việt-Trung hai bên đề cập đến rồi trong một Tuyên Bố Chung: "Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt-Trung" và tiếng Anh là “Vietnam-China Community with a Shared Future”. Thực ra, khẩu hiệu cộng đồng chung vận mệnh này không khác gì nhiều so với quan hệ đối tác chiến lược” lúc ban đầu mà Việt Nam đã ký kết với Trung Cộng. Hơn nữa, Việt Nam thực hiện chính sách ngoại giao kiểu cây tre: cứng ở dưới gốc , mềm dẻo ở trên và cố giành được lợi ích hổ tương trên vị thế ‘đu giây’ trong quan hệ đối tác chiến lược” tạm cân xứng giữa Trung Cộng và Mỹ; mà nay lại dám nâng lên tầm mức: quan hệ đối tác chiến lược toàn diện”. Phải chăng Hà Nội đã mua được “cái dù che mưa bom” và “bảo hiểm nhân thọ hai chiều” của Mỹ ban cho rồi chăng? Cuối cùng, giữa Việt Nam và Trung Cộng mỗi bên đều nhận thức được là hai bên phải nương nhau để sống còn để sẽ phải đối đầu với những cơn bão tố phủ chụp xuống vốn là hệ quả của biết bao tội lỗi giết dân, cướp của, gây thảm họa cho dân tộc và đất nước suốt cả gần thế kỷ qua. Vì thế cho nên giới lãnh đạo cả hai bên cùng phải âm thầm hỗ tương nhượng bộ lẫn nhau. Vì giữa Trung Cộng và Việt Nam về căn bản dẫu cho có sự khác biệt trong cách diễn dịch và mỗi bên đều nói ra với thế giới bằng ngôn từ riêng của mình. Dù sao thì Việt Nam cũng đã có kinh nghiệm qua “bài học” xương máu bộ đội phơi trắng đồi núi Việt Bắc là thực tế phủ phàng với tính chất “môi hở răng lạnh, cùng là đồng chí, cũng là anh em Xã Hộ Chủ Nghĩa, Việt Nam - Trung Hoa núi liền núi, sông liền sông”… và khá ranh ma qua cuộc chiến tranh biên giới kéo dài suốt gần 10 năm từ 1979-1989; mà cả hai nước đều không dám công khai nói tới nhiều chi tiết của sự việc này. Cũng vì lý do rất sâu xa, thầm kín này, Việt Nam đã nhanh chóng tự điều chỉnh lại lập trường chính trị cùng với đường lối ngoại giao của mình một cách khôn khéo hơn. Cũng theo quan điểm của các nhà phân tách Tây Phương: nếu đem so sánh với Trung Cộng thì Việt Nam tỏ ra linh hoạt hơn, nhất là phương cách ứng sử nhiều thực dụng hơn và nặng phần chủ động hơn. Tất cả chúng ta đều biết khá rõ là lãnh đạo ở cả hai nước đều cùng đối đểu, gian ý và đang “chơi chữ” qua lại với nhau. Có nghĩa là Việt Nam và Trung Cộng thực sự đang đi theo hai con đường với hai hướng nhìn hoàn toàn khác biệt nhau. 
 

Trung Cộng muốn thiết lập quyền bá chủ toàn cầu và sáng kiến “Một vành đai, một con đường” là một trong chuỗi mắt xích của lộ trình chính trị “lộ tuyến” cho tham vọng bành trướng “giấc mơ Trung Hoa” . Trung Cộng hiện tại, không chỉ đơn độc đang phải đối đầu kịch liệt với Mỹ và còn cuồng ngông lộ liễu công khai thách thức hầu hết trật tự quốc tế có sẵn. Trên thực tế, Trung Cộng đang ở phía đối lập về căn bản với mọi trật tự quốc tế đã được định hình sẵn trên toàn cầu. Việt Nam đã tỏ ra khá khôn ngoan tìm cách mua thời gian và chưa hề ký kết một văn kiện nào nhằm tham gia vào sáng kiến “Vành đai một Con đường” của Đảng CSTQ do Tập Cận Bình khởi xướng ra từ năm 2013 khi vừa lên năm quyền tối thượng tự sính vị thế ngang với Mao. Ngược lại nội bộ “giới chức” thật sự cầm quyền thế lực ngầm trong đảng CSVN đang điều hành guồng máy an ninh quốc gia và hệ thống chính phủ đang trong tư thế hết sức đề cao cảnh giác với Đảng CSTQ vì sự tồn vong của họ là chính yếu.

Chúng ta tự hỏi: Vì sao Bắc Kinh đột nhiên lấy lòng Việt Nam? Câu trả lời là hiện tại tình hình ở Biển Đông mỗi ngày càng trở nên rất căng thẳng và gay gắt hơn. Nhất là gần đây, quan hệ ngoại giao giữa Trung Cộng và Philippines đang xấu dần đi và hầu như bị rơi vào bế tắc, dẫn tới xung đột. Xét về vị thế chiến lược của cả hai giữa Philippines và Việt Nam ở Biển Đông; thì một nước trấn giữ phía Nam, một nước trấn giữ phía Bắc. Đặc biệt là Việt Nam đã từ mấy ngàn năm qua, lúc nào cũng là “cục xương gà” nằm chận ngang cổ họng Trung Cộng. Nghĩa là nuốt vào chẳng trôi; mà khạc ra cũng không được.  Nếu hai quốc gia Phi-Việt liên kết với nhau chặt chẽ, thông qua cái bắt tay có chủ trương và của Mỹ; thì Đảng Trung Cộng sẽ bị gặp rắc rối rất nhiều với lắm tai hoa chực chờ khi phải đối đầu trực tiếp với lực lượng hải quân vô cùng hùng hậu của Mỹ trên biển Đông. Như vậy, chắc chắn sẽ tạo nên nhiều ngữ cảnh hết sức khó khăn cho nhiều tình huống trong tương lai gần, vì tình thế ở Biển Đông đang là ngòi nổ chậm của cuộc chiến hủy thể cơ cấu cai trị “chuyên chính vô sản” đầy thối nát bởi quốc nạn tham nhũng. Đồng thời Biển Đông cũng đang tàng ẩn nhiều sự, lắm việc sẽ xảy ra rất ác liệt; mà “Diện” hiện hình là Đài Loan, nhưng xét cho kỹ; thì sẽ thấy là “Điểm” lại nằm ở đông bắc Việt Nam nơi vùng Biển Đông ứng với câu:
Chừng nào sóng dậy Biển Đông,
 Lạc Long con cháu kết đồng phá Ngô


Lại thêm vào đó, vị thế địa chính trị quốc tế của Việt Nam hiện đang ở thời kỳ thuận lợi và tốt đẹp nhất. Như vậy, Việt Nam làm sao có thể xây dựng một “cộng đồng chung vận mệnh” với Trung Cộng?  Nếu chấp nhận khẩu hiệu “cộng đồng chung vận mệnh” đồng nghĩa khi Bắc Kinh chết hay hay bị “bát  mã phân thây”; thì đồng chí Hà Nội cũng chết chung?  Hơn nữa, hàng ngũ lãnh đạo của đảng CSTQ hiện đang ở trong tình thế vô cùng xấu, nội bộ xâu xé, giết hại lẫn nhau một cách trắng trợn không thương tiếc và sự sát phạt lộ liễu hơn ở Việt Nam, chẳng còn tình nghĩa đồng chí “cộng khổ, đồng cam” gì nữa… khi xưa đi tranh đấu; thì chung nhau chịu khổ, nhưng nay ta đã lên nắm quyền toàn trị và bắt vít ghế ngồi rồi thì ta phải có tất cả, còn “đồng chí ngươi” phải  luồn cúi, điếu đóm dâng vợ đẹp, con gái tơ cho ta lót giường…thì ta sẽ cứu xét “công trạng” xem có nên ban ơn “cho” hay không? Tai hại Trung Cộng đã và đang theo đuổi một kế sách chính trị soán ngôi Mỹ, sát phạt thế giới để thu tóm tất cả đặt dưới bàn chân thiên triều Đại Hán đã “lộ tuyến chính trị” từ mấy chục năm qua rồi. Điển hình là bên ngoài hiện Trung Cộng đang bị kẻ thù là thế giới tự do dân chủ Á-Âu-Úc Châu bao vây tứ phía và rất có thể sẽ chỉ cần một cuộc binh biến nhỏ xảy ra ở trong lòng đại lục; thì đảng Cộng Sản Trung Cộng cũng bị sụp đổ bất cứ lúc nào. “Tập tính không bằng Uncle Sam tính” phải vậy không nào? 
 
Trong chuyến thăm Việt Nam vào ngày 30/12/2023 của họ Tập, Trung Cộng và Việt Nam cho dẫu đã ký kết 36 Hiệp định Hợp tác Kinh tế. Tuy nhiên, nếu hai bên không có sự tin cậy chiến lược căn bản lẫn nhau; thì mọi sự việc sẽ khó lòng phát huy được những điều đã ký kết này. Mặc dù đã được ký kết và cả hai bên cùng ra “Tuyên Bố Chung”, nhưng lãnh đạo cả hai nước vẫn không thể che giấu được các chuyên gia Phương Tây và các nhà báo tự do của các hãng tin lớn trên thế giới như Reuter, AP, CNN v. v... về những khác biệt rất lớn luôn tiềm ẩn giữa hai quốc gia: Trung Cộng và Việt Nam. Riêng Việt Nam đã trực tiếp kinh qua nhiều lần thân hành đến Bắc Kinh và đã chứng kiến tận mắt sự suy tàn về cơ cấu phân quyền và tranh quyền giữa các cấp lãnh đạo trung ương của chính đảng CSTQ khi trước còn trong đấu tranh cướp chánh quyền, họ cộng khổ được, nhưng nay họ đứng trước sức mạnh toàn năng của đồng dollar nên không thể “đồng cam” chung chia với nhau được! Thêm vào đó, nền kinh tế Trung Cộng  đang rất tồi tệ qua hệ quả của cuộc thương chiến gắt gao với Mỹ và các đại hãng xưỡng ngoại quốc, giới đầu tư đang thời kéo nhau rút tháo ra khỏi lục địa không còn món mồi béo bở nữa. Trong trường hợp này, vì lợi ích thực tế của Việt Nam, 36 Hiệp định này về căn bản chỉ mang tính chất hình thức hơn là thực tế. Nhưng Việt Nam vẫn kiên quyết “giả mù sa mưa” một cách rất ư khéo léo, ngoạn mục tìm cách mua thời gian mà thôi.
 
Việt Nam chỉ tiến hành cải cách quản trị thực sự vào năm 1986. Kể từ đó, tốc độ cải cách của Việt Nam đã vượt xa Trung Cộng. Nhờ vào bản chất thông minh, cần cù, lanh lợi và nhất là tánh khí tháo vát; dễ hội nhập với hoàn cảnh khác lạ, tình huống mới hay sự hội nhập rất uyển chuyển và nhanh chóng vào xã hội mới của giống giòng Việt tộc. Về cải cách chính trị, năm 2007 Việt Nam đã khôn khéo bãi bỏ hệ thống “đăng ký hộ khẩu” và kiểm tra tài sản cá nhân cán bộ. Thực ra, đây chỉ là một chiêu trò nhằm gạt bỏ ra ngoài và tiêu trừ mọi phe phái đối lập trong nước. Về kinh tế, tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam năm (2022) đạt 8,02%, năm ngoái (2023) đạt 5,05%, dẫn đầu thế giới và lập kỷ lục cho riêng mình trong 25 năm qua. Trong khi Việt Nam mong muốn hội nhập vào hệ thống kinh tế toàn cầu của Á-Âu-Úc Châu và Mỹ cùng với cơ hội thuận lợi để hội nhập theo tiêu chuẩn quốc tế. Vì vậy, Việt Nam cần phản đối, chứ không dám đối đầu với Trung Cộng một cách khéo léo về toàn bộ định hướng chính sách kinh tế quốc tế của nước này. Việt Nam đang bận rộn tìm mọi cách hội nhập vào trật tự kinh tế quốc tế toàn cầu; nhằm mục đích thu lợi nhuận, Việt Nam đang tìm mọi cơ hội thoát khỏi sự khống chế và kiểm soát kinh tế của Trung Cộng và đặc biệt là chính Việt Nam không muốn bị nền kinh tế của Trung Cộng che phủ hay lấp kín bưng. Việt Nam hiện đang khôn khéo tận dụng môi trường phát triển kinh tế nổi trội trên thương trường quốc tế tương đối nhiều thuận lợi; để tạo vị thế là nguồn cung cấp hàng hóa tiêu dùng tạo cân bằng ở giữa Mỹ và Trung Cộng. Muốn vậy, Việt Nam phải tận dụng tối đa lợi thế này.  Mối quan hệ của Việt Nam và Trung Cộng dù sao khó có thể để cho sự việc trở nên quá nóng bỏng; hầu dễ dẫn đến cảnh tình: “xôi hỏng, bỏng không”. Chính đáng là Việt Nam muốn giữ khoảng cách giới hạn và khả dĩ an toàn với Trung Cộng. Đồng thời, luôn tìm cách hội nhập với các cường quốc phương Tây về nhiều mặt. Xét về “Thế” và “Lực” giữa hai bên sẽ còn giằng co trong một thời gian khá dài. Tuy nhiên, Trung Cộng và Việt Nam sẽ có một số hành động thể hiện khá ngoạn mục và rất tích cực; nhằm đạt lợi ích riêng tư, nhưng xét về lợi ích cụ thể trong các vấn đề cơ cấu và chể độ cai trị của cả hai bên đều đang toan tính nhiều lợi ích riêng lẻ của mình. Ngoài ra, hiện nay Việt Nam đang thúc đẩy mạnh mẽ nguyên tắc cân bằng quan hệ giữa các siêu cường quốc, các nước lớn hay ở bậc trung có nền kỹ nghệ tân tiến và kinh tế tương đối ổn định; để trao đổi quan hệ thương mại; hầu nâng cao vai trò và vị thế con rồng đỏ mới nổi ở Á Châu. (Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam năm  2019: 264.19 Tỷ USD; 2020: 282.65 Tỷ USD; 2021: 336.31 Tỷ USD; 2022: 371.30 Tỷ USD; 2023: 354.67 Tỷ USD (Giảm: 16.63%) hiện nay 2024? – vẫn còn vượt trội hơn ba nước gần kề như Malaysia, Thailand và Indonesia (*Nguồn: Tổng Cục Thống Kê Việt Nam, ngoaithuong@gso.gov.vn và thoibaotaichinhvietnam.vn).

Sự hội nhập của Việt Nam với phương Tây và thông lệ quốc tế vượt xa sự hội nhập của Trung Cộng. Địa vị quốc tế, về tầm ảnh hưởng và mọi mặt của Việt Nam hiện tại đều ở trạng thái tương đối khá tốt. Chính nhờ vào Việt Nam sẵn có vị trí địa chính trị về chiến lược vô cùng trọng yếu ở Biển Đông. Đặc biệt trong tình hình Mỹ-Trung hiện tại đang kịch liệt đối đầu. Hơn nữa, Mỹ và đồng minh Âu-Á-Úc Châu đang cùng phối trí, hợp lực để một phần nào kềm chế Việt Nam, môt phần yểm trợ; ít ra là giúp cho Việt Nam tiến dần tới sự kiện giảm thiểu xuống tầm mức thấp nhất, gần như không còn phụ thuộc vào Trung Cộng về nhiều mặt trọng yếu. Bằng cách này, Trung Cộng theo ảnh hưởng giây chuyền sẽ bị kềm chế rất nhiều mặt ở toàn vùng Đông Nam Á và đặc biệt với các nước trong liên hiệp ASEAN. Đây chính là bản sao của tổ chức NATO ở Âu Châu. Xét kỹ, ta có thể nhìn Nguyễn Phú Trọng và “bộ sậu” trong đảng CSBV với ngôn từ “tuyên cáo” các luận điểm: thực hiện “chính sách đối ngoại đa dạng hóa, đa phương hóa, chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, toàn diện và sâu rộng, sẵn sàng trở thành người bạn tin cậy” (sic)! không hề “lú” lẩn hoàn toàn như nhiều người Việt trong nước và hải ngoại đánh giá sai có tính cách diễu cợt…? Họ rất ranh ma trong  đấu tranh để đoạt vị thế cầm quyền và quyết toán để giữ quyền lực cai trị, và họ tất biết rõ một khi không còn được cầm quyền thì sẽ bị giết hại cho dù đối phương là Mỹ hay Tàu, duy chỉ có dân Việt là còn có thể được khoan hồng, tha mạng vì bản tánh người Việt vốn vẫn là một nòi tình, có nền tảng nhân đạo là nhân ái, nhân luân, nhân thường và thiện lành, lòng bi thương người ngã ngựa…
 
Mối quan hệ hiện tại giữa Trung Cộng và Việt Nam về hình thức và căn bản là một màn kịch không có đào thương trên sân khấu diễn tuồng “mào gà nước lựu” được đạo diễn rất khôn khéo từ đàng sau tấm màn nhung ba màu trắng, xanh, đỏ. Do bởi mục đích và cốt lõi của mối quan hệ cân bằng đối với các cường quốc của Việt Nam là duy trì một khoảng cách an toàn nhất định nào đó với Trung Cộng. Nếu Trung Cộng không thể mang lại lợi ích về quyền lực cho đảng và đám đầu nậu Cộng Sản Bắc Việt cùng với lợi ích kinh tế song hành tương ứng và tương xứng cho bè lũ ủy viện trung ương đảng từ trên xuống các ủy viên cấp tỉnh, thành phố; thì Việt Nam Cộng Sản sẽ nghiêng nhiều phần về phía Mỹ và nắm chặt gấu quần Nhật Bản, Đại Hàn nhiều hơn, chứ không hoàn toàn dám nghiêng hẳn hoàn toàn vào Mỹ! Vì bất cứ thằng “Hà Nội” nào dám ngẩng cao mặt uống thuốc liều đi với Mỹ thì sẽ bị Trung Cộng triệu tập tới Bắc Kinh uống “hồng bào trà” rồi mắc “bệnh lạ”, về nước thì tẩn lịm với lễ tang tại “nhà nghĩ” quốc gia.
 

Đảng Cộng Sản Bắc Việt vốn có học tập và kinh nghiệm với cách tổ chức cơ cấu, thể chế lãnh đạo các quốc gia trong khối Cộng Sản và các nước tự do dân chủ Âu – Mỹ và những quốc gia lân cận…Do vậy, chúng rút tỉa kinh nghiệm và ưu khuyết điểm của tất cả cấu trúc “thế giới” như thế, để thành lập tổ chức và cơ cấu đảng riêng biệt khác với hầu hết những quốc gia. Vì thế, khó có thể thâm nhập nhân sự và mua chuộc, lung lạc những giới chức thật sự cầm quyền trong “bóng tối” điều khiển hệ thống đảng thật là khó khăn vô cùng…! Ngay cả những nhân viên an ninh, gián điệp Trung Nam Hải của Trung Cộng đã thâm nhập và bố trí rất nhiều tại Việt Nam và đã len lõi, leo cao và nắm được quyền chức tới hàm bộ trưởng của một vài cơ quan điều hành chính phủ Việt Nam, thì cũng không thể biết rõ “bộ sậu” cực quyền trong “nội phủ”. Khi cần phải thanh trừng nội bộ thì ngay cả chủ tịch nước và hàng tướng lãnh cầm quyền cơ quan “trọng yếu” cũng phải “ra đi” với lễ tang trịnh trọng do đảng tổ chức.  Nay với “Định Chế Tài Chính” rất mạnh của Mỹ - Úc chi phối kinh tế, thương mãi, đầu tư tại Á Châu, và đương nhiên Việt Nam cũng đã vay mượn từ các nguồn tài chánh khác từ nhiều thập niên qua lên tới hàng trăm tỷ dollar…Giới chức lãnh đạo Việt Nam đã cấu kết, tham nhũng chia chát làm tài sản riêng, rồi tầu tán cất dấu số lớn ra nước ngoài…Nay tới lúc phải trả nợ. Hiện tình kinh tế, thương mãi bết bát, hãng xưỡng đóng của hằng loạt, dân chúng thất nghiệp tràn lan…Đảng phải ra sức trấn lột, vơ vét lại bọn đại gia gian thương, quan chức tham ô hạng tỷ dollar…gọi là làm trong sạch luật pháp Việt Nam để có dollar trả tiền lời đáo hạn thế thôi.

Ở phía bắc Việt Nam thì số lượng hàng thừa tồn kho và quân đội Trung Cộng đang đe dọa xâm nhập qua biên giới Hoa Việt, ở Biển Đông thì hải quân Trung Cộng diệu võ dương oai, phía tây nam thì quân đội Trung Cộng đã có mặt với các căn cứ quân sự vững chắc tại Campuchia, Lao, Myanma hầu như đã bao vây Việt Nam…Con thuyền đỏ của đảng Cộng Sản Bắc Việt sẽ chèo chống về đâu khi có chiến tranh?

Mỹ có thật sự vì đảng CSBV mà ra tay trợ giúp hay bảo vệ Việt Nam?
Có quốc gia nào vì đảng CSBV mà chiến đấu với Trung Cộng?
Putin của Nga đang muốn rút chân ra khỏi bãi lầy Ukraine, chẳng qua chỉ còn là giữ thể diện! Putin cứu đảng CSBV?

Tuy vậy, Trung Cộng chưa dám đánh Việt Nam, vì qua cuộc diện quân sự Nga đã lộ rõ sự yếu kém không dễ dàng đè bẹp Ukraine…Phát động xâm lăng Ukraine là Putin, nhưng ai đã xúi dại, gài thế cờ để rồi sau cùng phải kết thúc cuộc chiến tiêu hao cả Nga lẫn Ukraine từ Washington? Tập Cận Bình phải học bài học thực tế chiến trường này và sẽ không dám đưa quân xâm chiếm Taiwan, thì làm gì dám đánh Việt Nam sẽ khó hơn gắp bội phần dẫn tới Trung Hoa phân hóa là điểm cuối cùng của trật tự thế giới.
(trích HOA TỰ DO - Ngô Việt Quyền – mùa Xuân 2024)

 
Sinh hoạt của Viện Việt-Học trong tháng Mười Hai, 2024 
Kính mời đồng hương tham dự những sinh hoạt sau cùng của Viện Việt-Học tại trụ sởViện Việt-Học, 15355 Brookhurst St., Ste. 222, Wesminster, CA. 92683.Chúng tôi sẽ thông báo khi có được địa điểm thích hợp để tái hoạt động, đánh dấu quá trình 25 năm Viện Việt-Học trong năm 2025.
Tòa soạn
Do công ty Saigon News LLC thực hiện
Editor-in-chief: HOÀNG DƯỢC THẢO
Director of Marketing: ANDY TRƯƠNG
Với sự cộng tác của: LÊ TẤT ĐIỀU, HOÀNG NGỌC NGUYÊN, NGUYỄN THỊ CỎ MAY, TRẦN TRỌNG HẢI.

Email: saigonweeklyonline@gmail.com

Thư từ bài vở: 702-389-5729

Quảng cáo: 702-630-0234

702-426-4404

Hotline: 702-426-4404

back top