Khu vực Châu Á-Thái Bình Dương ký thỏa thuận thương mại lớn nhất thế giới không có sự hiện diện của Hoa Kỳ

Tham Luận

Khu vực Châu Á-Thái Bình Dương ký thỏa thuận thương mại lớn nhất thế giới thay cho CPTPP không có sự hiện diện của Hoa Kỳ

Mười lăm quốc gia kinh tế khu vực Châu Á-Thái Bình Dương kết thúc đàm phán vào ngày Chủ nhật để ký một thỏa thuận có thể trở thành thỏa thuận thương mại tự do lớn nhất thế giới, bao trùm gần 1/3 dân số toàn cầu, và chiếm khoảng 30% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn cầu, theo Reuters.
Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) có khả năng được thông qua vào ngày Chủ nhật tới đây, trước khi bế mạc hội nghị thượng đỉnh ASEAN 4 ngày ở Hà Nội. RCEP sẽ dần dà giảm thuế quan, chống lại chủ nghĩa bảo hộ, đẩy mạnh đầu tư và cho phép sự luân lưu tự do của hàng hóa bên trong khu vực.
Cuộc chiến tranh thương mại Mỹ-Trung và quyết định của Tổng thống Donald Trump lật ngược chính sách “xoay trục sang Châu Á” của Tổng thống tiền nhiệm Barack Obama, là lực đẩy để hoàn tất RCEP, được xem như một cơ hội đối với Bắc Kinh để đề ra nghị trình thương mại khu vực trong khi Hoa Kỳ vắng mặt.
Tuy nhiên cuộc bầu cử tổng thống Mỹ trao phần thắng cho ứng cử viên của Đảng Dân chủ Joe Biden có thể thách thức điều đó vì ông Biden đã ra dấu hiệu cho thấy Hoa Kỳ sẽ trở lại với chủ nghĩa đa phương.
 
RCEP là gì?

RCEP là một thỏa thuận thương mại bao gồm Trung Cộng , Nhật Bản, Hàn quốc, Úc, New Zealand, và 10 nước ASEAN gồm Brunei, Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanmar, Malaysia, Singapore, Indonesia và Philippines.
Ấn Độ cũng có tham gia đàm phán lúc ban đầu, tuy nhiên nước này đã quyết định rút lui khỏi RCEP hồi năm ngoái.
Một trong những điểm thu hút là các nước thành viên đã đạt thỏa thuận thương mại song phương hoặc đa phương, và RCEP có thể xây dựng thêm trên nền tảng đó.
Các quy định chung có nghĩa là sẽ có ít thủ tục hơn và hàng hóa sẽ luân lưu dễ dàng hơn.
Việc này khuyến khích các công ty đa quốc đầu tư nhiều hơn vào khu vực, kể cả xây dựng các chuỗi cung ứng và các trung tâm phân phối.
 
Ý nghĩa địa chính trị của RCEP

RCEP được khởi xướng vào năm 2012 và được coi là một cách để Trung Cộng , nước nhập khẩu và xuất khẩu lớn nhất khu vực, kiềm chế ảnh hưởng đang tăng của Mỹ trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương dưới thời Tổng thống Obama.
Các cuộc đàm phán do Hoa Kỳ dẫn đầu dẫn tới thỏa thuận khu vực quy mô lớn là Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) – thỏa thuận thương mại mang tính biểu tượng của Tổng thống Obama- lúc đó đã đạt bước tiến lớn, và Trung Cộng  không có mặt trong 12 nước thành viên.
RCEP chỉ lấy đà sau khi Tổng Thống Trump rút Hoa Kỳ ra khỏi TPP vào năm 2017, trong khi Hoa Kỳ là kiến trúc sư chính của TPP, đồng thời chiếm tới 2 phần 3 tổng GDP của khối trị giá 27 nghìn tỉ. Hiệp định TPP không có Hoa Kỳ được đặt tên mới là CPTPP – Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương, và hiện nay gồm 7 nước thành viên RCEP.
Là nguồn của hàng nhập khẩu và xuất khẩu chính đối với đa số các thành viên RCEP, Trung Cộng  ở vị thế có thể hưởng lợi và có thể uốn nắn các quy định thương mại, nới rộng ảnh hưởng trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương, điều mà cựu Tổng thống Obama đã tìm cách ngăn chặn.
 
RCEP khác thế nào so với CPTPP?

RCEP tập trung cắt giảm thuế quan và tăng tiếp cận thị trường nhưng được đánh giá là không toàn diện và hài hòa bằng CPTPP.
RCEP ít đòi hỏi các nhượng bộ về chính trị hay kinh tế hơn so với CPTPP, đồng thời RCEP không nhấn mạnh tới việc bảo vệ các quyền của người lao động, môi trường và quyền sở hữu sản phẩm trí tuệ cũng như các cơ chế để giải quyết tranh chấp, mặc dù RCEP có những điều khoản về cạnh tranh.
Về mặt quy mô, thị trường của RCEP cao gần gấp 5 lần thị trường của CPTPP, và cao gấp đôi trị giá thương mại hàng năm và tổng GDP.
 
Liệu nhiệm kỳ Tổng thống Biden có thay đổi hiện trạng?

Ông Biden đã ra dấu hiệu ông sẽ theo hướng tiếp cận đa phương của thời Tổng thống Obama, nhưng hiện còn quá sớm để nói tới các thỏa thuận thương mại, xét những thách thức to lớn đang chờ ông ở trong nước, và nguy cơ có thể làm phật lòng các nghiệp đoàn đã giúp ông đắc cử.
Các ưu tiên về thương mại của ông Biden dự kiến sẽ tập trung vào việc hợp tác với các đồng minh để cùng tăng áp lực đối với Trung Cộng  về mặt thương mại, và thúc đẩy cải cách WTO. Nhưng hiện còn quá sớm để nói tới việc Mỹ gia nhập CPTPP dưới hình thức hiện nay.
Các nghiệp đoàn và thành phần cấp tiến đã hậu thuẫn ông Biden trong cuộc bầu cử năm nay trước đây đã tỏ thái độ hoài nghi về các thỏa thuận thương mại tự do. Ông Biden đã đưa một số nhân vật thuộc các thành phần vừa kể vào toán chuyển tiếp của ông và có thể được cố vấn nên duy trì các biện pháp bảo hộ đối với các công nghiệp như thép và nhôm.
Tuy nhiên, các dấu hiệu cho thấy ý định của ông Joe Biden muốn nối kết lại với khu vực Châu Á-Thái Bình Dương có thể được đón nhận tích cực, như một lực đối trọng đối với Trung Cộng .
 
RCEP: Trung Cộng  nói Hoa Kỳ ‘không thể phá bĩnh’


NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES
Thủ tướng Lý Khắc Cường nói về thắng lợi mậu dịch trong khi báo bảo thủ Trung Cộng  nói Mỹ 'không thể phá bĩnh'.
Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) được ký kết ngày 15/11 với 10 thành viên ASEAN cùng năm nước là Trung Cộng , Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia và New Zealand.


RCEP được ký kết theo hình thức trực tuyến do đại dịch Covid-19.
Hiệp định này được xem là nỗ lực mở rộng ảnh hưởng của Trung Cộng  trong khu vực.
"Trong bối cảnh toàn cầu hiện nay, việc RCEP được ký kết sau tám năm đàm phán mang lại tia sáng và hy vọng giữa những đám mây," Thủ tướng Trung Cộng  Lý Khắc Cường nói.
Về lâu dài, ông Lý mô tả thỏa thuận này là "một chiến thắng của chủ nghĩa đa phương và thương mại tự do".
Thông điệp này cũng được chia sẻ trên Thời báo Hoàn Cầu, cơ quan ngôn luận có lập trường cứng rắn và bảo thủ của Bắc Kinh.
Bài của Giáo sư Thành Hán Bình, thuộc Đại học Nam Kinh, Trung Cộng  đăng vào ngày 15/11 mô tả việc ký kết RCEP là một thắng lợi lớn của chủ nghĩa đa phương trước chủ nghĩa đơn phương, ý muốn nói tới các quyết định của Washington xa rời các cơ chế hợp tác mậu dịch tự do đa phương.
''RCEP sẽ giúp Trung Cộng  và ASEAN tăng cường sự tin cậy lẫn nhau và hợp tác chiến lược,... có trách nhiệm cùng nhau đấu tranh chống lại thực trạng chống toàn cầu hóa và bảo hộ mậu dịch,'' tác giả viết..
Theo tác giả mặc dù có những tác động kinh tế nghiêm trọng của đại dịch COVID-19, kim ngạch thương mại giữa Trung Cộng  và ASEAN vẫn tăng theo đó trên thực tế, ASEAN đã vượt qua EU để trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Trung Cộng  trong giai đoạn từ tháng 1 đến tháng 6 năm 2020.
Điểm đáng chú ý trong bài bình luận này là việc tác giả, nghiên cứu viên cao cấp của Trung tâm Nghiên cứu biển Đông thuộc Đại học Nam Kinh, nhắc tới lợi ích của RCEP với Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) của Trung Cộng .
"Dựa trên Tuyên bố chung của các nhà lãnh đạo về RCEP được công bố vào tháng 11/2019, các bên đã nhất trí thúc đẩy trực tiếp việc kết nối các cơ sở với kế hoạch xây dựng BRI.
"Người ta tin rằng tuyến đường sắt Trung Cộng -Lào và tuyến đường sắt cao tốc Jakarta-Bandung do Trung Cộng  xây dựng sẽ sớm mang lại lợi ích cho người dân trong khu vực".
Tác giả mô tả việc ký kết RCEP "sẽ là một đòn giáng mạnh vào chính quyền Trump, vốn đã thổi phồng những xung đột thương mại bằng mọi giá.
Các thành viên RCEP chiếm gần một phần ba dân số thế giới và chiếm 29% GDP toàn cầu.
Tác giả biện luận rằng yếu tố "Toàn diện" và "tiến bộ" của Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) so với Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), mà cựu tổng thống Barack Obama từng thúc đẩy, là ở chỗ TPP chủ yếu tập trung vào thương mại, còn CPTPP có cả đầu tư.
"Nếu Hoa Kỳ, dưới thời Joe Biden, chọn quay lại quan hệ đối tác với CPTPP, họ có sẵn sàng chấp nhận vị trí của bên mới tham gia không? Hay sẽ lại thể hiện sự kiêu ngạo của mình?" tác giả đặt câu hỏi. "Hoa Kỳ rất có thể sẽ dùng mọi cách, kể cả đối đầu, thù địch và các chiến dịch bôi nhọ để can thiệp vào hoạt động của RCEP."
Theo Giáo sư Thành Hán Bình, tác giả bài viết, nếu Hoa Kỳ quay lại CPTPP, Washington sẽ cố gắng biến nó thành nền tảng chống lại RCEP.
"Hoa Kỳ có khả năng tiếp tục cuộc chiến tranh lạnh mới về kinh tế và thương mại với Trung Cộng . Nhưng quyền lựa chọn không nằm trong tay Mỹ, mà nằm trong tay các thành viên CPTPP.
"Trong thời đại toàn cầu hóa mới với những chiến lược hợp tác các bên cùng có lợi, người ta phải đặt câu hỏi, liệu họ có từ bỏ chủ nghĩa đa phương và chuyển sang chủ nghĩa đơn phương hay không?" tác giả viết.
Sinh hoạt của Viện Việt-Học trong tháng Mười Hai, 2024 
Kính mời đồng hương tham dự những sinh hoạt sau cùng của Viện Việt-Học tại trụ sởViện Việt-Học, 15355 Brookhurst St., Ste. 222, Wesminster, CA. 92683.Chúng tôi sẽ thông báo khi có được địa điểm thích hợp để tái hoạt động, đánh dấu quá trình 25 năm Viện Việt-Học trong năm 2025.
Tòa soạn
Do công ty Saigon News LLC thực hiện
Editor-in-chief: HOÀNG DƯỢC THẢO
Director of Marketing: ANDY TRƯƠNG
Với sự cộng tác của: LÊ TẤT ĐIỀU, HOÀNG NGỌC NGUYÊN, NGUYỄN THỊ CỎ MAY, TRẦN TRỌNG HẢI.

Email: saigonweeklyonline@gmail.com

Thư từ bài vở: 702-389-5729

Quảng cáo: 702-630-0234

702-426-4404

Hotline: 702-426-4404

back top