Phiếm Dị, Đào Nương: Có thật Saigon đang chuẩn bị nhặt xác người!  

Phiếm Dị

Phiếm Dị, Đào Nương
Có thật Saigon đang chuẩn bị nhặt xác người!  

Chúng ta đang ở thế kỷ 21 mà muốn biết tin tức trung thực về tình hình trong nước lại phải dựa vào Youtube, Facebook, TikToh hơn là vào 700 tờ báo lề phải của nhà nước cộng sản Việt Nam. Với những công nghệ thông tin hiện nay, những nhà  báo “đột xuất”, những “hãng thông tấn quần chúng” đã cho người Việt khắp nơi, trong và ngoài nước  biết về tình hình Việt Nam chính xác hơn là những cơ quan ngôn luận chính thức của nhà nước cộng sản Việt Nam.
Cho đến hôm nay thành phố Saigon đã trở thành “tâm dịch” của đại dịch Covid với hơn 100,000 ca nhiễm và trong tổng số gần 200,000 ca của cả nước. Tình hình cho thấy các “đỉnh cao trí tuệ” đang loay hoay như gà, rối như canh hẹ, ra hết lệnh này đến lệnh kia, cách ly hoàn toàn đến giới nghiêm toàn diện gần một tháng qua đã và đang đưa người dân nghèo Việt Nam vào con đường tử, nhất là  những người nghèo trên cả nước đổ xô về Saigon để làm việc: nếu không chết vì dịch bệnh thì họ cũng sẽ chết vì đói. Nhà cầm quyền cộng sản ra lệnh cách ly, cấm ra đường, không cho họp chợ  “truyền thống” nhưng lại không có một biện pháp nào để cứu dân từ y tế đến xã hội. Những hình thức “cách ly” ở các quốc gia khác vài tuần lễ thì không thành vấn đề với dân của họ vì hệ thống đặt mua hàng online giao tận nhà vô cùng hữu hiệu và chánh phủ các quốc gia này bằng mọi cách bảo vệ hệ thống chuyển vận hàng hóa để người dân không thiếu thực phẩm và những vật liệu “thiết yếu” của sinh hoạt hàng ngày. Nhưng người nghèo Việt Nam thì sống nhờ các chợ “truyền thống”, các quán ăn đầu đường, xó chợ, “siêu thị” vẫn không nằm trong tầm tay với của đa số quần chúng bình dân. Nay họ phải mua với giá cao, đắc đỏ thực phẩm mà  các siêu thị lại đòi hỏi một lượng hàng tối thiểu thì mới nhận giao hang nên coi như chết chắc.
Có thật Saigon đang chuẩn bị nhặt xác người!  
Đó là kết luận của Youtuber Trần Quốc Việt về tình hình dịch bệnh Covid -19 tại Saigon. Nghe những bản tin nhà nước Việt cộng chống Covid mà thương người dân nghèo không biết là bao nhiêu. Sau đây là sơ lược những “biện pháp” cao siêu mà những “đỉnh cao trí tuệ” đã nghĩ ra để chống dịch Covid:
• Đặt những “nút chặn” khắp nơi để công an kiểm soát lệnh cách ly, giới nghiêm: cô lập từng khu phố, từng con đường, từng con hẻm nếu những nơi này có người nhiễm bệnh, nội bất xuất, ngoại bất nhập. Không ai được ra đường nếu không có những vấn đề “thiết yếu”. Nhưng thế nào là “thiết yếu” thì không có gì là rõ ràng cả. Tất cả chợ búa, mọi cơ sở thương mại đều đóng cửa. Những nhân viên giao hàng phải có giấy phép, mà cũng chỉ được giao những hàng được … cho lả “thiết yếu” nhưng trong đó bánh mì, sữa bột trẻ em, băng vệ sinh phụ nữ hay tã trẻ em đều không được coi là thiết yếu. Những “nút chặn” công an này khiến hàng hóa không thể di chuyển được nhanh chóng vì mạnh tỉnh, tỉnh chận, mạnh thành phố, thành phố chận khiến một chuyến xe chở hàng từ miền Tây lên Saigon phải mất vài ngày. Ai vi phạm bị phạt 2 triệu đồng, chống đối thì số tiền phạt có thể lên đến 6, 7 triệu. Chống đối mạnh hơn nữa vì quá vô lý, quá cứng ngắc trong việc áp luật của chánh phủ thì có thể bị giam xe mà tiền phạt có thể tăng cao nhiều hơn nữa nên một số đông bộ phận giao hàng đã chán nãn mà nghỉ việc. Có người viết Facebook: Dân tan hoang nhưng công an thì hân hoan.  
Thử tưởng tượng chỉ trong vài tuần lễ “chống dịch” Việt cộng đã thu được gần 80 tỷ tiền phạt từ những ”nút chặn” này. Có nghĩa là Covid khiến dân nghèo đi nhưng công an và nhà nước ta thì lại có cơ hội mà thu tiền. Không nghe ông Nguyễn Xuân Fúch tuyên bố sẽ mang số tiền thu được từ người dân khốn khó này để làm gì? Mua Vaccin? Mua lương thực? Mua thêm giường bệnh máy thở để cứu dân? Nhưng chỉ nghe Việt cộng kêu cứu Hoa Kỳ xin thuốc chủng Vaccin. Cho đến nay, thì tin tiết lộ cho thấy 7 triệu liều Vaccin Pfeizer của Hoa Kỳ ngoài việc chủng ngừa cho đảng viên đảng Vẹm và con cháu (kể cả cháu ngoại, cháu nội, một bà cháu ngoại đã khoe trên Facebook như thế) còn được dùng cho ông Phạm Nhật Vượng của tập đoàn VinaGroups … mượn. Đó là chưa kể những số tiền viện trợ từng được các quốc gia khác... “Mừng” cho nhà nước ta có cơ hội làm giàu trên xác người là vì vậy. Có người dân phê bình trên Facebook: Phạt dân thì ra mặt, trốn dịch thì như trốn giặc.
Chỉ tiếc là dịch bệnh bùng phát nhanh quá khiến nhà nước ta “nuốt” tiền viện trợ khó trôi. Cho đến nay chưa ai nghe nhà nước tuyên bố sẽ bỏ ra bao nhiêu tiền để mua Vaccin cứu dân trừ 1 triệu liều Vaccin đã mua của Tàu Cộng mặc dù các quốc gia Á châu khác như Singapour, như Malaysia, như Indonésia đã thông báo cho tổ chức Y tế Thế Giới về sự không hữu hiệu của thứ Vaccin Vũ Hán này. Và từ ngày 4 tháng 8 thì một “bộ phận” dân Saigon như những người giao hang bắt đầu đượcViệt cộng tiêm thuốc chủng Tàu. Người dân Việt cũng biết thứ Vaccin này “no good” nhưng có còn hơn không vì họ muốn được trở lại làm việc, có được cơm ăn? Nhưng số Vaccin nhỏ giọt này chẳng đi đến đâu trong việc cứu dân trong đại dich Covid. Dân số Việt Nam là 93 triệu người nhưng số Vaccin nhận được quá ít thì làm sao mà chận dịch lây nhiễm? Đa số dân lao động Việt Nam lại thuộc thành phần ngày nào làm thì có ăn ngay đó. Nay bị thất nghiệp hàng tháng trời, đói ăn, đói mặc lấy gì để duy trì chứ đừng bàn đến chuyện tăng cường hệ thống kháng nhiễm của cơ thể.
Theo Youtuber Trần Quốc Việt thì mỗi ngày những đường dây “nóng” của Ban chống dịch tại thành phố Saigon nhận được khoảng 60,000 cú điện thoại cầu cứu và Việt cộng giải quyết được 5% tức 3,000 ca. Hiện tại đã có 4 bệnh viện dã chiến được thành lập ở Saigon nhưng dân Saigòn gọi đó là những “nhà xác” chứ không phải là nhà thương. Vì nhà thương gì mà không có thiết bị y tế, không có bác sĩ, không có y tá. Việt cộng cũng đã trưng dụng trên 200 xe taxi biến thành xe cứu thương trên đó được “trang bị” một bình Oxygen, một công nhân ngoài ông tài xế. Dân Saigon cho rằng đó là những chiếc xe đi lượm xác người vì không thể để người dân chết trong nhà được. Phải mang họ ra khỏi nhà rồi… tính.
Cho đến nay, nhà nước vẫn chưa có một chương trình cứu trợ người dân: “tha” tiền điện nước trong thời gian dịch bệnh, cấm đuổi nhà, tiếp tế thực phẩm “thiết yếu” cho dân Saigon thay vì mang 10,000 tấn gạo viện trợ cho Cuba? Những người đến Saigon lao động đang tìm cách đưa gia đình ra khỏi Saigòn về quê nhà trở lại cũng không xong vì các tỉnh không nhận “người Saigon” nếu không có giấy chứng nhận là không nhiễm bệnh. Việt Nam là quốc gia duy nhất trên thế giới thu tiền người dân khi thử Test về Covid khi đại dịch bành trướng. Loại test “rẽ tiền” là $200,000 thì không được các tỉnh thành công nhận. Họ chỉ nhận kết quả âm tính của Test “Xịn” PCR, mà Test PCR sẽ tốn hết $750,000. Thử tưởng tượng một công nhân đi làm ngày nào thì ngày đó có ăn nay phải mất vài triệu mới được test đượccho một gia đình vài người. Cái khổ là kết quả thử  nghiệm chỉ có sau vài ngày mà quá 72 giờ thì các “nút chặn” công an lại không cho qua vì … hết đát. Hiện nay, số người màn trời chiếu đất trước các “nút chận” của các tỉnh thành như Long An, Cần Thơ dài cả vài cây số. Một chuyến xe hàng trung bình mất 4 giờ thì mới qua được một nút chận. Do đó, rau cỏ tại miền Tây phải mang ra sông đổ trong khi một bó rau muống tại Saigon trị giá bằng 2 con gà đông lạnh mả dân giầu vẫn mua online như thường.
Tôi đọc được facebook một phụ nữ lớn tuổi sống ở khu vực chợ Bà Chiểu. Vì nơi này có vài người bị nhiễm bệnh nên toàn thể khu vực chợ Bà Chiểu bị cô lập. Cái khổ là hàng ngày bà phải trông hai đứa cháu ngoại cho cô con gái đi làm ở tận Bình Dương. Bị  cô  lập bà  không biết phải làm sao với hai đứa cháu còn nhỏ bổng nhiên bị xa cách mẹ trong tình cảnh không có lương thực và đồ dùng “thiết yếu” để lo cho các cháu. Thế là bà chị “thông minh” này bèn nghĩ ra một “mưu kế” là khoảng 3, 4 giờ sáng, con gái bà phải rình rập để khi thấy các “anh hùng” công an đi ngủ thì vứt một bọc đồ “tiếp liệu” ngay tại “nút chận” cách ly rồi gọi cho mẹ để bà chạy ra ngay để lấy trước khi công an phát hiện. “Hoạt cảnh” này quả thật là địa ngục khó tin nhưng đang xãy ra ở thiên đường xã hội chủ nghĩa của ông Hồ!
Một số dược sĩ “ngụy” còn sinh sống tại Saigon cho biết họ được bọn con buôn tiếp xúc để bán Vaccin AstraZeneca “Made in Japan”. Đây là Vaccin giả bắt đầu xuất hiện tại Saigon xuất phát từ Tàu Cộng. Chưa thấy Pfeizer và Moderna hay Johnson & Johnson giả hiệu. Do đó, với sự quản lý “công minh” của nhà nước ta, chưa biết số phận của người dân Việt Nam sẽ ra sao? Vì số lượng sản xuất và tên họ người được chủng ngừa đều được các viện bào chế sản xuất vaccine ở Hoa Kỳ đòi hỏi phải được báo cáo với họ danh sách người được tiêm chủng. Do đó, cũng khó mà giả mạo.
Các Bệnh viện Saigon thì đã quá tải từ 2 tuần qua và họ đã kêu cứu khẩn cấp đến chính quyền trung ương ở Hà nội. Họ cần 9,000 chuyên viên y tế trợ giúp. Một giải pháp được đề nghị là những bệnh viện ở các tỉnh thành khác nên nhận người bệnh từ Saigon để giải tỏa bớt số người nhập viện tại đây nhưng không nơi nào đồng thuận. Hà Nội lại không có dịch bệnh bộc phát như Saigon, các siêu thị Hà Nội vẫn đầy ngập hàng hóa nên ai đó mới viết trên Facebook là miền Nam là con ghẻ, miền Bắc là con ruột, miền Bắc kinh tế không phồn thịnh bằng miền Nam nhưng đã”xây dựng” được đến 17 đường cao tốc (xa lộ) trong khi miền Nam chỉ có 2 đường cao tốc…
Việc nhà cầm quyền cộng sản không phản ứng hữu hiệu được với sự bộc phát của dịch bệnh Covid tại thành phố Saigon như hiện nay thực ra không phải là một điều khó hiểu. Trường hợp ngược lại mới là khó hiểu. Trong suốt năm 2020, nhà nước ta ngủ quên trên chiến thắng, huênh hoang là toàn cõi Việt Nam chỉ có vài ca nhiễm và số tử vong là 0. Thế giới và nhất là Hoa Kỳ lúc đó đang bù đầu chống dịch và không ai có thể hiểu được vì sao Covid lại “sợ” người Việt Nam đến thế. Biên giới phía Bắc với Tàu  Cộng, Việt cộng vẫn mở để người Tàu ra vào Việt Nam như không có chuyện gì xảy ra mặc dù nơi phát xuất Covid là Vũ Hán bên Tàu. Ai cũng mừng vì tình trạng sinh sống chung đụng của người nghèo Việt Nam cộng thêm sự ô nhiễm của môi trường tại các đô thị, nếu dịch bệnh bùng phát ở Việt Nam thì thật là khó ngăn chận. Nhưng nhà nước ta đã làm được. Du sinh, du khách, công nhân người Việt khắp nơi, nhất là tại Hoa Kỳ ùn ùn ghi tên xin trở về Việt Nam để tránh dịch. Ông cựu thủ tướng Nguyễn Xuân Fúch cười hả hê: cột đèn ở Mỹ mà có chân cũng muốn đi về Việt Nam.Nay thì cũng chính ông Fuch mở miệng xin Hoa Kỳ viện trợ Vaccin để cứu dân của ông. thế mới biết, cột đèn ở Mỹ thì muốn đi về Việt Nam nhưng người Việt Nam thì chỉ mong được ra khỏi nước, đi đâu cũng được. Không tin điều này, ông Fúch có thể hỏi lại bà nhà.
Từ đầu năm 2021, từ khi có vaccine, các quốc gia Tây Phương và Hoa Kỳ coi như có thể đầy lùi được dịch bệnh thì tại các quốc gia đông dân cư, kém mở mang của Á Châu, Phi Châu lại bị đại dịch tấn công lần thứ hai. Những thảm cảnh kinh hoàng tại Ấn Độ, tại Indonesia, tại Singapore, tai các nước Phi Châu khiến đại dịch Covid biến thành một đại nạn ghê gớm cho thế giới còn hơn là một cuộc thế chiến vì đại dịch đã khiến nền kinh tế thế giới bị phá sản. Trong số những quốc gia bị đại dịch lần hai này đau đớn thay lại có cả những quốc gia như Singapore, như Indonesia dù đã chích ngừa cho dân Vaccin của Tàu  Cộng hay Nga.
Tựu chung, trong màu đại dịch này, tôi phải tuyên dương các “nhà báo quốc dân” đột xuất tràn lan trên các mạng xã hội với tin tức, hình ảnh về sự “chống dịch” quá thông minh và hữu hiệu của nhà nước ta. Chữ nghĩa của các bạn phong phú, tinh thần sáng tạo cũng phong phú, tuôn ra tùm lum mà cũng trúng tùm la. Luôn cả cái ông Youtuber ở Bolsa so sánh Đào Nương tôi với bà Nguyễn Phương Hằng, phu nhân của ông Lò Vôi về tội … xúc phạm đời tư. Đào Nương tôi có hỏi thăm thì bạn bè cho biết đó là cậu Út, con của một ông bạn già, thất nghiệp nên n làm youtube. Con dại, cái mang. Ba nó còn sợ nó huống chi mình. Botay.com
Đào Nương - August 06/2021

 

Bài đọc thêm về cách chống dịch “tiêu tùng” ở thành Hồ
Nhà máy 3 tại chỗ’
từ nơi an toàn thành ổ dịch như thế nào?

VnExpress.com
Những chủ doanh nghiệp có thể áp dụng mô hình "ba tại chỗ" từng được đồng nghiệp ngưỡng mộ. Nhưng sau một tháng, họ như ngồi trên đống lửa khi nhà máy đầy F0.
"Được ngưỡng mộ" bởi để đáp ứng được yêu cầu ăn - ở - sản xuất tại chỗ theo mô hình "3 tại chỗ" này nhằm duy trì sản xuất, không làm đứt gãy chuỗi cung ứng rất khó khăn, đòi hỏi doanh nghiệp phải có nguồn lực lo ăn ở cho công nhân rất lớn. Theo số liệu của 4 hiệp hội doanh nghiệp gồm, dệt may; da giày, túi xách; doanh nghiệp điện tử và Mỹ nghệ, Chế biến gỗ TP HCM, 90% doanh nghiệp đã đóng cửa vì không đáp ứng nổi.
Và sau chưa đầy một tháng thực hiện, nhiều nhà máy ở phía Nam áp dụng "ba tại chỗ" lại đang đối mặt dịch bệnh bùng phát từ bên trong còn các ông chủ doanh nghiệp "kẹt" ở thế "sản xuất không được, chữa bệnh cho F0 không xong".
Vissan là một điển hình. Ngày 28/6, công ty bắt đầu áp dụng cho công nhân ăn, nghỉ và làm việc tại nhà máy. Vissan thường xuyên xét nghiệm Covid-19. Nhưng 19 ngày sau, tại lần xét nghiệm thứ tư trong một tháng (sau nhiều lần có kết quả âm tính toàn bộ), họ phát hiện 19 ca F0.
Vissan đã truy vết nhưng doanh nghiệp thừa nhận, đặc thù công việc phải tiếp xúc rất nhiều, từ nhân viên bán hàng, mậu dịch bên ngoài, phát sinh đổi trả hàng..., virus vẫn có nhiều kẽ hở để vào.
Công ty Việt Thắng Jeans cũng có bài học "xương máu" về khe hở khiến Covid-19 chui được vào nhà máy. 12 ngày sản xuất trở lại sau khi sàng lọc kỹ, một phân xưởng khi xét nghiệm nhanh đã phát hiện 19 ca dương tính trên 196 công nhân. Rà soát lại, họ phát hiện, một người bán nước trái cây qua hàng rào nhà máy dương tính 8 ngày trước đó.
Chủ một doanh nghiệp thừa nhận, khi vận hành, dù muốn dù không, các nhân viên vẫn phải giao lưu với xã hội bên ngoài, từ khâu xuất nhập hàng hoá đế cung ứng suất ăn... "Rõ ràng vẫn có nhiều kẽ hở để dịch bệnh lây lan mà nếu điều này xảy ra, các nhà máy lại trở thành ổ dịch lớn", người này nói.


Khu vực cho công nhân ngủ tại một công ty may mặc ở miền Tây. Ảnh: Hoàng Nam.
Theo vị này, để giảm thiểu rủi ro, cần phải phân tán công nhân trên diện rộng trong khuôn viên nhà máy, theo từng phân xưởng để nếu có ca nhiễm, thì chỉ bị trên diện hẹp. Tuy nhiên, nhiều điều khoản trong điều kiện thực hiện "3 tại chỗ" đưa ra rất khó thực hiện và không hợp lý.
Ông Nguyễn Phúc, Phó chủ tịch Hiệp hội gỗ Bình Dương cũng đồng tình. Ông lưu ý thêm đến vấn đề sai số trong xét nghiệm sàng lọc đầu vào.
"Độ chính xác của test nhanh chỉ 80-90%, thậm chí là 95% thì trong 100 công nhân chỉ cần có 5 ca chẳng hạn, trong 1 tuần cả nhà máy sẽ lây nhiễm hết", ông nói.
Theo ông, "3 tại chỗ" chỉ nên áp dụng ở thời điểm dịch bệnh chưa lây lan quá rộng, xác suất công nhân bị nhiễm bệnh thấp. Còn bối cảnh hiện tại dường như không còn phù hợp. Những hướng dẫn trước đây của chính quyền về "3 tại chỗ" cũng không đầy đủ.
Chỉ một số doanh nghiệp tổ chức phương án này từ rất sớm, khi dịch chưa đến nỗi nào, đến nay vẫn tương đối an toàn.
"Những doanh nghiệp áp dụng chậm hơn rất dễ bị vì khả năng công nhân ủ bệnh bị lẫn vào cao hơn", ông nói và nhận xét biến chủng mới có những trường hợp không có biểu hiện gì ở ngoài, đến khi kiểm tra thì phát hiện một loạt, khiến doanh nghiệp không kịp trở tay.
Bên cạnh việc F0 từ bên ngoài xâm nhập, các nhà máy "3 tại chỗ" còn gặp vấn đề khi các ca nhiễm tại nhà máy còn khó hỗ trợ đưa đi cách ly tập trung.
Tại Vissan, đến ngày 22/7, số lượng F0 đã tăng thêm 20 ca, nhưng doanh nghiệp cho biết hầu hết chỉ được cách ly tại công ty. Một ngày sau đó, số ca F0 của doanh nghiệp tăng thành 43 với hàng trăm ca F1, F2 và tiếp tục cách ly tại nhà máy trong khi khuôn viên công ty không quá rộng rãi. Đến khi doanh nghiệp gửi đơn kêu cứu lên các cấp chính quyền, các ca F1 mới được y tế đưa đi cách ly tập trung.
Một công ty quy mô lớn, thành viên của Eurocham tại Đồng Nai, xin được giấu tên, cho biết F0 sau khi được phát hiện vẫn phải tự cách ly một tuần trong nhà máy. Chỉ đến khi phía Eurocham cầu cứu đến chính quyền, công nhân trong nhà máy mới được đưa đi cách ly.


Nhóm hậu cần đặc biệt ở nhà máy EsTec Vina dọn dẹp, bố trí lại khu ăn ở của 207 ca F0. Ảnh: An Phương.

Bà Nguyễn Thị Tuyết Mai – Phó tổng thư ký Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) chia sẻ, khoảng 3% doanh nghiệp còn sót lại trong ngành có thể đáp ứng được "3 tại chỗ" để sản xuất thì nay cũng đang "khóc ròng" vì phải lo cho F0 - những người này phải cách ly ngay tại công ty, nơi sản xuất. Điều này khiến cả doanh nghiệp ngưng trệ không sản xuất được.
"Chúng tôi biết cơ quan chức năng cũng đang rất đau đầu vì dịch bệnh bùng mạnh. Nhưng hãy hỗ trợ và để ý tới doanh nghiệp vì họ đang rất cố gắng để duy trì sản xuất", bà nói.
Theo ông Phúc, nếu không xử lý được vấn đề F0 ở các nhà máy, doanh nghiệp sẽ không thể trấn an được công nhân sản xuất. Thậm chí, nếu có thành phần kích động, gây rối, nhà máy sẽ đối diện với rất nhiều rủi ro.
Trước những vấn đề này, ông Phúc cho biết, nhiều doanh nghiệp muốn tham gia sản xuất đang chùn chân, không dám áp dụng 3 tại chỗ vì rủi ro quá lớn, trách nhiệm quá cao. Còn những doanh nghiệp đang thực hiện rồi thì cân nhắc giảm bớt công nhân sản xuất, thậm chí tính đến phương án dừng.
Giảm bớt hay dừng sản xuất không hề dễ dàng.

"Muốn trả công nhân về nhà cũng phải tốn thêm một lần tiền xét nghiệm", ông Phúc nói. Vấn đề phát sinh là hiện nay chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể là được sử dụng kết quả xét nghiệm nhanh hay xét nghiệm PCR nên các địa phương có cách làm khác nhau. "Điều này tạo thêm gánh nặng cho doanh nghiệp. Họ đến nay không phải tiến thoái lưỡng nan mà là đến đường cùng rồi", ông Phúc nói.
Để giải quyết, các doanh nghiệp đề xuất Chính phủ sớm ưu tiên tiêm vaccine cho công nhân lao động, đặc biệt là những trường hợp đang tập trung trong các nhà máy "3 tại chỗ". "Họ cần được tiêm gấp", ông Phúc nói.
Điều này một mặt làm hạn chế dịch bệnh lây lan, mặt khác, nếu nhiễm virus sẽ giảm nguy cơ tử vong, giúp tâm lý của công nhân được giải toả, yên tâm sản xuất để chuỗi cung ứng không bị đứt gãy.
Ngoài tiêm cho công nhân trong nhà máy, nhiều chuyên gia cũng nhấn mạnh, cần phải tiêm dọc theo chuỗi sản xuất, mà nhà máy chỉ là một mắt xích. Nếu cắt ngang theo từng khúc, virus có thể tấn công vào các khâu liên quan khác, như vận chuyển, bán lẻ... Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng đề xuất cần có những điều chỉnh mới với chính sách 3 tại chỗ trong bối cảnh dịch ở phía Nam đang lan rộng.
Tính đến trưa 29/7, 150 doanh nghiệp ở Bình Dương, 9 khu và cụm công nghiệp tại Tiền Giang cho biết sẽ dừng thực hiện phương án "3 tại chỗ" - ăn, ở, sản xuất do phát hiện nhiều ca nhiễm.
Băng vệ sinh, tã trẻ em bị chặn vì 'không thiết yếu'

Do không được xếp vào nhóm nhu yếu phẩm, việc phân phối, vận chuyển băng vệ sinh, tã, bỉm tại TP HCM và nhiều tỉnh miền Nam gặp khó khăn.
Thông tin với VnExpress trưa 28/7, Công ty cổ phần Diana Unicharm cho biết, các nhà phân phối, nhân viên bán hàng của doanh nghiệp bị lực lượng chức năng tại trạm kiểm soát chặn khi vận chuyển mặt hàng băng vệ sinh, tã, bỉm đến các điểm bán lẻ.
Lực lượng chức năng tại trạm kiểm soát giải thích những sản phẩm này không thuộc nhóm mặt hàng thiết yếu trong dịch nên không được vận chuyển, lưu thông, đại diện Diana Unicharm nói.
Trong các địa phương, hiện có Đồng Nai xem băng vệ sinh, tã, bỉm là mặt hàng thiết yếu và nêu trong văn bản hướng dẫn.
Doanh nghiệp cho rằng, nếu việc tắc nghẽn, đứt đoạn chuỗi cung ứng không được tháo dỡ, mặt hàng này sẽ sớm thiếu hụt trên thị trường, ảnh hưởng đến sức khoẻ, an toàn vệ sinh của người dân.
Theo nghiên cứu của Nielsen U&A 2021, băng vệ sinh là biện pháp cơ bản được phụ nữ Việt Nam sử dụng trong chu kỳ kinh nguyệt. Số lượng phụ nữ cần sử dụng mặt hàng này là 30 triệu người, và số miếng cần sử dụng là 16 cho một chu kỳ.
Với mặt hàng tã, có khoảng 3 triệu em bé độ tuổi 0-2 cần sử dụng. Mỗi bé trung bình cần 90 – 120 miếng tã một tháng, cao điểm, một bé sơ sinh có thể cần hơn 10 miếng một ngày. Còn với tã người lớn, theo thống kê, số người mắc các vấn đề về bài tiết phải sử dụng bỉm gần 1,4 triệu người trên toàn quốc.
Trước tình trạng này, Công ty cổ phần Diana Unicharm mong các cơ quan chức năng nhanh chóng tháo gỡ để các mặt hàng này sớm được vận chuyển, lưu thông. Đồng thời, doanh nghiệp cũng hy vọng đề xuất của Bộ Công Thương về danh sách hàng cấm lưu thông thay vì danh sách hàng hóa thiết yếu sớm được phê duyệt, giúp địa phương thống nhất trong việc cho phép lưu thông hàng hoá trong Covid-19.
Đây không phải là lần đầu tiên sự không thống nhất về cách hiểu hàng thiết yếu khiến doanh nghiệp gặp khó khăn trong khâu vận chuyển. Tuần trước, mặt hàng đồ uống (nước đóng chai, đống lon), sữa cũng đã bị một số địa phương xem là không thiết yếu, dẫn đến doanh nghiệp không thể giao hàng đến các đại lý bán lẻ.
Theo đề xuất mới nhất của Bộ Công Thương lên Thủ tướng, vấn đề tắc nghẽn vận tải do cách hiểu về hàng hoá thiết yếu của các địa phương không đồng nhất. Nguyên nhân là Việt Nam chưa có văn bản quy phạm pháp luật nào định nghĩa "hàng hoá, dịch vụ thiết yếu" trong bối cảnh thực hiện giãn cách xã hội nên phần lớn do các địa phương tự quy định.
Nếu đề xuất này được thông qua, các cơ sở kinh doanh, doanh nghiệp chỉ cần tham chiếu theo danh mục hàng hóa cấm lưu thông (danh mục 19 hàng hóa, dịch vụ cấm hoặc hạn chế lưu thông theo quy định của pháp luật được ban hành từ tháng 5/2014). Trong lúc chờ đợi, Bộ Công Thương cũng đưa ra một danh mục nhóm thực phẩm, nguyên liệu phục vụ sản xuất, nhiên liệu, mặt hàng khác theo nhu cầu sản xuất, sinh hoạt của địa phương để các đơn vị cơ sở tham chiếu.
Shipper đua nhau 'tắt app' giao hàng

Việc lượng lớn shipper chọn tắt ứng dụng, nghỉ việc đang khiến các siêu thị, sàn thương mại điện tử và chính doanh nghiệp vận tải thêm khó khăn
Trên nhóm cộng đồng shipper TP HCM, nhiều tài xế đăng bài kêu gọi đồng nghiệp tắt ứng dụng, dừng công việc. "Chạy mỗi cuốc chỉ vài chục nghìn đồng để đổi lại nguy cơ nhiễm bệnh và bị phạt, không đáng nên tôi kêu gọi anh em cùng tạm nghỉ", anh Hiệp, một shipper khu vực quận 7, giải thích về lý do đăng bài.
Dưới bài đăng, nhiều tài xế cùng chia sẻ bản thân đã dừng hoạt động để tự phòng dịch và cảm thấy lúng túng trước nhiều quy định của TP HCM trong hoạt động giao hàng. Từ 26/7, anh Tuấn có doanh thu mỗi ngày gần hai triệu đồng với 13-17 đơn giao. Quận 3 và Phú Nhuận là khu vực anh chuyên hoạt động. Những ngày trước số lượng chốt kiểm tra liên quận ít, anh thường đi đường vòng để tránh các chốt khi giao đơn từ quận này qua quận khác. Tuy nhiên, mỗi lần nhận đơn giao, anh lại thấy hồi họp.
"Đi giao hàng mà như đi làm việc gì đó không chính đáng, dù có thu nhập tốt nhưng tôi không an tâm khi hoạt động", anh Tuấn nói.
Anh cho rằng, quy định chỉ giao hàng nội quận là không hợp lý. Riêng anh, mỗi ngày nhận 80-90% số lượng đơn giao liên quận, vì thế quy định trên ảnh hưởng đến thu nhập rất nhiều. Vào các nhóm shipper thấy nhiều đồng nghiệp dừng hoạt động đến khi có thông báo mới, anh cũng quyết ở nhà từ hôm nay.


Một shipper bị chặn tại chốt kiểm soát lưu thông tại huyện Nhà Bè (TP HCM) vào ngày 26/7. Ảnh: VnExpress.

Trao đổi với VnExpress, CEO Loship Nguyễn Hoàng Trung xác nhận thực trạng nhiều shipper đua nhau "tắt app", xuất phát từ hai lý do chính.
Trước hết, điều kiện hoạt động của các shipper trở nên khó khăn. Do các quy định về hàng hóa thiết yếu vẫn chưa rõ ràng, dẫn đến khi giao hàng và gặp các chốt kiểm tra, việc cho shipper đi qua rất phụ thuộc vào quyết định chủ quan của từng chốt. Kết quả, shipper sẽ bị mất rất nhiều thời gian để hoàn thành đơn.
Chưa kể shipper phải đối mặt với rủi ro trong việc bị phạt khi đang thực hiện đơn giao hàng. Đây là hiện trạng có thật khi các tài xế thực hiện công việc chính đáng dựa theo yêu cầu khách hàng và ứng dụng, nhưng lại bị phạt vì gặp khó khăn trong việc chứng minh tính cần thiết của đơn hàng.

Shipper nghỉ việc gây áp lực không nhỏ cho chuỗi cung ứng nội thành. 

Từ 26/7, nhiều siêu thị như AEON Mall, Tops Market, hệ thống Saigon Co.op đều cho biết hoạt động giao hàng đang gặp khó khăn. Các sàn thương mại điện tử cũng liên tục đưa ra thông báo xin lỗi khách hàng khi giao hàng chậm trễ. Đại diện Lazada thừa nhận, việc giãn cách xã hội có thể gây ảnh hưởng tới thời gian giao hàng.
Các doanh nghiệp vận tải công nghệ đều cho biết đang thiếu hụt lượng tài xế lớn. Với AhaMove, hiện số yêu cầu đặt hàng tăng cao hơn 10 lần, trong khi đó, số lượng shipper bị giới hạn hoạt động do đang ở các khu cách ly tập trung, khu phong tỏa. Loship đối mặt với nhiều vấn đề phát sinh từ lượng lớn cửa hàng đóng cửa và tỷ lệ tài xế hoạt động giảm do các hạn chế trong công tác giao hàng. Trong khi thời điểm này, nhu cầu sử dụng các dịch vụ vận chuyển tăng cao.

Một shipper nhận giao hàng trên đường Trường Sa (TP HCM). Ảnh: Quỳnh Trần.
Hiện tại, AhaMove đã gửi danh sách các shipper được hoạt động tới cơ quan chức năng ở Hà Nội và TP HCM, giảm số lượng đối tác hoạt động theo đúng yêu cầu của các cơ quan chức năng, bao gồm gần 2.000 shipper ở Hà Nội và 15.000 shipper ở TP HCM. Họ cũng giới hạn việc đặt đơn chỉ trong địa bàn một quận như chỉ thị mới nhất của thành phố và đảm bảo các đối tác thực hiện nghiêm bộ nhận diện shipper. Với các tài xế trước đó bị phạt khi vi phạm quy định của UBND TP HCM, AhaMove đã liên hệ hỗ trợ.
Để khuyến khích tài xế hoạt động trong giai đoạn khó khăn, Loship tăng gấp đôi thu nhập tối thiểu trên mỗi đơn hàng để shipper yên tâm hơn trong việc giao hàng thiết yếu cho khách. Đội ngũ nhân viên cũng tăng công suất để hoàn thành bộ nhận diện theo đúng quy định của Sở Công Thương và chịu toàn bộ chi phí thực hiện. Đồng thời, doanh nghiệp đang phối hợp với cơ quan có thẩm quyền để hoàn tất danh sách tiêm vaccine trong thời gian sớm nhất.
Sinh hoạt của Viện Việt-Học trong tháng Mười Hai, 2024 
Kính mời đồng hương tham dự những sinh hoạt sau cùng của Viện Việt-Học tại trụ sởViện Việt-Học, 15355 Brookhurst St., Ste. 222, Wesminster, CA. 92683.Chúng tôi sẽ thông báo khi có được địa điểm thích hợp để tái hoạt động, đánh dấu quá trình 25 năm Viện Việt-Học trong năm 2025.
Tòa soạn
Do công ty Saigon News LLC thực hiện
Editor-in-chief: HOÀNG DƯỢC THẢO
Director of Marketing: ANDY TRƯƠNG
Với sự cộng tác của: LÊ TẤT ĐIỀU, HOÀNG NGỌC NGUYÊN, NGUYỄN THỊ CỎ MAY, TRẦN TRỌNG HẢI.

Email: saigonweeklyonline@gmail.com

Thư từ bài vở: 702-389-5729

Quảng cáo: 702-630-0234

702-426-4404

Hotline: 702-426-4404

back top