Phiếm dị,  Đào Nương: Biệt danh ​​​​​​​của các lãnh tụ Cộng sản 

Phiếm Dị


Phiếm dị,  Đào Nương

Biệt danh
của các lãnh tụ Cộng sản 



Hoàng hôn trên vịnh Hạ Long

Có thể nói, “kẻ sĩ Bắc Hà” Nguyễn Phú Trọng  là lãnh tụ Cộng sản có nhiều biệt danh nhất, theo từng bước chân làm “quan” của ông. Biệt danh “Trọng Lú” ra đời năm 2011, khi ông Nguyễn Tấn Dũng nắm quyền thủ tướng nhưng quyền hành vượt xa ông Trọng. 13 năm qua, “tác giả” của biệt danh Trọng “lú” chắc đã được Công An Việt Cộng cho “đi phượt” miền  địa phủ hay ít ra cũng đang làm cận vệ cho ông Hồ rồi. Bây giờ, chiến dịch đốt lò nhưng chọn củi, không có vùng cấm nhưng có nhiều vùng “né” này của ông Trọng đã mang lại cho ông biệt danh “Nhạc Bất Quần” hay “Ngụy quân tử” hay nôm na, dân giã hơn thì là “kẻ tiểu nhân”.  

Nhưng đó là ý kiến của dân gian không phải là ý kiến của văn nô đảng Cộng. Lãnh tụ Cộng sản Việt Nam duy nhất sau ông Hồ được ca tụng là “vĩ đại” là ông Trọng. Người đốt lò vĩ đại. Sĩ Phu Bắc Hà. Nhưng khá nhất là ca tụng ông Trọng là “Tần Thủy Hoàng” của nước Nam, rất xứng đáng được lưu danh kim cổ của lịch sử Việt Nam thời Cộng sản. Tần Thủy Hoàng trước đây gồm thu lục quốc, thống nhất nước Tàu thời Chiến Quốc ra sao thì ông Trọng đã gồm thu binh quyền của đất nước Việt Nam giống như vậy. Tất cả lãnh tụ Cộng sản Việt Nam từ trước đến nay, không ai “gồm thu thiên hạ” được như ông Trọng.  Ai còn dám lập lại biệt danh “Trọng lú”?


Trước đây, người từng được ca tụng là “Putin VN” là ông Nguyễn Tấn Dũng. Ông Dũng là người “phá” nhiều luật bất thành văn của đảng CSVN: cho con đi học nước ngoài, làm sui với “ngụy”, có rễ là Mỹ gốc Việt, thủ đoạn thượng thừa, dưới trướng có Trần Bắc Hà, Đinh la Thăng, Lê Thanh Hải, Nguyễn Xuân Phúc, Phạm Minh Chính, Tô Lâm… Ông Dũng gồm thu thiên hạ, từ ngoài biển ông ăn “dầu” vào trong đất liền ông ăn “vàng”, ăn đất suốt bao nhiêu năm nhưng cuối đời cũng chỉ là thủ tướng! Vào phút chót lại bị thủ hạ “phản thùng”, mất luôn ghế tứ trụ phải về làm… người tử tế thì đủ hiểu ông Trọng “lú” … hay hơn ông Dũng rất nhiều. Câu thơ của Nguyễn Khuyến mà áp dụng trong trường hợp này thì không thể đúng hơn “khôn ai dễ bán, “lú” này khó mua”.


Thật ra, sau 2 nhiệm kỳ TBT, coi như “kẻ sĩ Bắc Hà” Nguyễn Phú Trọng   đã gồm thu được “thiên hạ” rồi. Nhiệm kỳ thứ ba chỉ là xếp đặt bọn đàn em để tránh chuyện sóng sau dồn sóng trước như tình cảnh của “người tử tế Nam Bộ” khi về hưu thì trở tay không kịp, không những chỉ thí chốt mà còn phải thí cả ngựa, xe để khỏi bị chiếu tướng.  Từ ngày ấy đến nay, bộ máy “văn nô” của Việt Cộng đã không hết lời ca tụng “kẻ sĩ Bắc Hà” Nguyễn Phú Trọng  nhưng vẫn chưa nghỉ ra được một ‘nít nêm” khác thay thế cho danh xưng Trọng “lú”. Cái khó của nít-nêm là phải nói lên được cá tính của con người. Không lẽ lại gọi ông là ông Trọng “luốt”. Chả là vì đồng bào “Bắc hà” còn có nhiều vùng cứ phát âm “n và l” loạn cả lên đấy thôi!


Vua chết vì bọn nịnh thần. “Bác Hồ” vĩ đại được đảng CSVN gọi là “cha già dân tộc”. Khổ là sau khi hòa bình, thống nhất, nhiều ông đảng viên già bổng hết … hèn, tiết lộ chuyện cha già thích các em bé. Em bé miền cao Nông thị Xuân có bầu thì “cha già” lại bán cái cho BT Công An Trần Quốc Hoàn “xử lý”. Theo Vũ Thư Hiên trong Đêm Giữa Ban Ngày thì em bé Nồng thị Xuân bị tai nạn chết sau khi đẽ. Rồi em bé miền Nam Huỳnh thị Tuyết tập kết ra Bắc được “cha già” bóc tem trong lần gặp đầu tiên. Từ đó dân gian Việt Nam có nít-nêm cho bác Hồ là“cha già-dê-dân tộc”. “Bác Hồ” vĩ đại như thế thì bác Trọng “vĩ đại” thế nào được. Nịnh mà như thế thì còn hơn là nằm phun nước bọt lên trời, các bác văn nô ạ!

Ông Nguyễn Tấn Dũng khiêm tốn hơn nhiều. Thời chiến tranh, ông là y công nên khi ông làm thủ tướng, ông hài lòng với biệt danh  “anh Ba thợ chích”. Khi bị bọn đàn em phản thùng, đá về vườn, ông tuyên bố: tụi bây chơi xấu, ông đếch cần, từ nay ông sẽ làm người tử tế. Tuy nói vậy nhưng ông lại cố thu xếp để 2 ông con quí tử ở lại làm việc với bọn người “không tử tế”. Biết chết liền!

Ông Trương Tấn Sang cũng có một câu nói “để đời”: ông ví bầy cán bộ Cộng sản tham nhũng là những con “sâu” làm rầu nồi canh đảng Cộng nên ông có biệt danh là “anh Tư Sâu”. Theo diễn đàn “quan làm báo” thì vợ con “anh Tư Sâu” cũng có nhà cửa nhiều vô số, không biết ở đâu ra. Hay trường hợp của ông, “sâu” đã thành … nhộng, thành … bướm? Cùng là cánh miền Nam nhưng Tư Sang không theo Ba Dũng mà vào giờ thứ 25 lại theo “kẻ sĩ Bắc Hà” phản thùng. Hiện nay, cánh miền Nam coi như co vòi, còn lại một ông Nguyễn Văn Nên trong TU nên khó làm nên cơm cháo gì? Một miền Nam trú phú từ vĩ tuyến 17 xuống đến mũi Cà Mau, cái cần câu cơm cho cả nước, chỉ có một ông Nam kỳ Nguyễn Văn Nên trong Bộ Chính Trị nhưng cái tỉnh nghèo nhất Việt Nam như tỉnh Nghệ An thì có đến 3-4 ông “nằm vùng” trong đó. Nổi bật nhất là ông Vương Đình Huệ, chủ tịch quốc hội. Đồng bào có ai biết vì sao ông Huệ lại có biệt danh là Vương Đình … Hoa không? Nghe nói chính cô ca sĩ HT đã cho ông cái biệt danh này nhân dịp ông lên chức “cha” của hai công dân Hoa Kỳ tí hon vừa chào đời trên đất Mỹ. Biết chết liền!

Tướng Võ Nguyên Giáp là “hên” nhất. Khi về già ông được đảng phong cho làm “xếp” Ủy Ban Kế Hoạch Gia Đình nên dân mới có câu vè: 
Ngày xưa đại tướng cầm quân
Ngày nay đại tướng cầm “quần” chị em. 

Đàn ông mà được làm “đại tướng cầm quần” thì  … sướng kể gì. Đố ai biết những ông tướng Cộng sản khác như Phùng Gia Thanh, Nguyễn Chí Vịnh, Phạm Quý Ngọ đã được “cầm” gì trong tay khi chết?


Nhưng người có nhiều “nít nêm” nhất là phải là ông BT Công An Tô Lâm. Khi ông sang Luân Đôn, ông được anh đầu bếp có biệt danh là “thánh rắc muối” đút cho ông một miếng thịt bò dát vàng. Hình ông há miệng “đớp” miếng thịt  trông dễ thương “đéo” chịu được. Thế là biệt danh “thánh đớp”  của ông ra đời. Nhưng về sau có nhiều người “ăn theo” danh xưng “thánh” này như ông “thánh rắc hành” ở Đà Nẵng khiến ông Tô Lâm nổi đóa, ông Tô Lâm bỏ tù ông “thánh rắc hành” này 6 năm thì cả nước không ai dám xưng “thánh” nữa. Hai năm nay, biệt danh “Thánh … đớp” của ông Tô Lâm bổng trở nên lu mờ vì khi “kẻ sĩ Bắc Hà” Nguyễn Phú Trọng chọn “củi” thì ông Tô Lâm lại phải đánh nam dẹp bắc nên biệt danh Tô Ngộ Không ra đời vì 72 đường biến hóa của ông Tô Lâm không kém gì Tề Thiên Đại Thánh Tôn Ngộ Không. Có thể nói thời “kẻ sĩ Bắc Hà” Nguyễn Phú Trọng, vị thế của “tứ trụ” bổng trở thành “nhị trụ” vì ngày nay, trên có ông Tổng Trọng, dưới có ông Tô. Những “ngài” khác bỗng trở thành những ông “phỗng bình vôi” có hôm nay, mất ngày mai. Gương của “ngài” Nguyễn Xuân Phúc, Võ Văn Thưởng đấy thôi. Nghe dân đồn rằng, mỗi sáng, Tô Ngộ Không vào chầu “kẻ sĩ Bắc Hà” để xin mệnh lệnh. Sau đó thì đến vai trò của tướng Tô Ân Xô đi bắt người.



Nhưng hay nhất có lẽ là cái nít-nêm của ông Nguyễn Xuân Phúc. Ông Phúc từ vị trí phó thủ tướng, phụ tá của “anh Ba thợ chích”, có nằm mơ ông Phúc cũng không dám nghĩ có ngày ông Phúc sẽ thay thế anh Ba. Vậy mà khi anh Ba trở thành “Người tử tế”, ông Phúc trở thành thủ tướng. Sau đó, khi ông Trọng “buông” bớt cái chủ tịch nước, chỉ giữ lại cái TBT thì ông Phúc lại nhận cái chủ tịch nước mà nhường cái ghế thủ tướng quyền lực cho ông Phạm Minh Chính. Những chức vụ “thuộc hàng tứ trụ” của ông Nguyễn Xuân Phúc chắc chắn  không phải vì tài cán hay đởm lược mà chỉ vì … right time, right place, ông Phúc đang ở đó, tiện tay thì “người ta” quẳng cho nên cả đời làm “tứ trụ” mà ông Phúc cứ lơ ngơ như nghé lạc bầy vì ông không có hậu thuẩn , không có quân. Biệt danh “Phúc lỏi” ra đời từ đó. Mới biết, cờ vào tay mà không có bản lĩnh thì cũng không phất được, tiền cũng không thể biến “lỏi” thành “lớn” được. Nhưng bù lại ông Phúc có bà vợ đãm… đến độ ông Phúc có rất nhiều tiền mà không cần phải làm chủ tịch nước nữa. Thế mới hay!

Biệt danh của lãnh tụ Cộng sản còn nhiều. Bạn đọc nào biết thêm thì xin cho biết để chúng ta có thêm một danh sách “để đời” cho người đời sau biết về “ngôn ngữ” phong phú của Việt Nam. Khi Đăng Xuân Khu trở thành Trường Chinh. La Văn Liếm là Cao Đăng Chiếm. Khi những anh ba, anh sáu về thành thì chúng còn tham nhũng, hại dân gấp trăm, gấp ngàn lần thành phần trí thức tiểu tư sản mà họ hô hào lật đổ để đấu tranh bảo vệ dân nghèo.
Hẹn quí vị bài sau.
Đào Nương
Sinh hoạt của Viện Việt-Học trong tháng Mười Hai, 2024 
Kính mời đồng hương tham dự những sinh hoạt sau cùng của Viện Việt-Học tại trụ sởViện Việt-Học, 15355 Brookhurst St., Ste. 222, Wesminster, CA. 92683.Chúng tôi sẽ thông báo khi có được địa điểm thích hợp để tái hoạt động, đánh dấu quá trình 25 năm Viện Việt-Học trong năm 2025.
Tòa soạn
Do công ty Saigon News LLC thực hiện
Editor-in-chief: HOÀNG DƯỢC THẢO
Director of Marketing: ANDY TRƯƠNG
Với sự cộng tác của: LÊ TẤT ĐIỀU, HOÀNG NGỌC NGUYÊN, NGUYỄN THỊ CỎ MAY, TRẦN TRỌNG HẢI.

Email: saigonweeklyonline@gmail.com

Thư từ bài vở: 702-389-5729

Quảng cáo: 702-630-0234

702-426-4404

Hotline: 702-426-4404

back top