Tưởng Niệm Tháng 4 Đen của VNCH : Trịnh Tiếu: Cao Nguyên vùng chiến lược

• MỖI NGÀY MỘT BÀI VIẾT
để Tưởng Niệm Tháng 4 Đen của VNCH

 

• Trịnh Tiếu

Cao Nguyên vùng chiến lược


LGT: Mieàn Nam Vieät Nam bò loït vaøo tay Coäng Saûn ñaõ 20 naêm, nhöng coøn nhieàu bí aån cuûa cuoäc chieán tranh Vieät Nam, veà chính trò cuõng nhö veà quaân söï, chöa heà ñöôïc tieát loä. Ñaïi Taù Trònh Tieáu sinh naêm 1928 taïi Quaûng Nam, toát nghieäp khoùa IV Thuû Ñöùc, ñaõ töøng giöõ caùc chöùc vuï Tham Möu Tröôûng Tieåu Khu Quaûng Nam, Tham Möu Tröôûng Tieåu Khu Bình Ñònh, Tröôûng Phoøng II Sö Ñoaøn 22 Boä Binh, Tröôûng Phoøng II Sö Ñoaøn 25 Boä Binh, vaø sau ñoù laøm Tröôûng Phoøng II Quaân Khu II cho ñeán khi Cao Nguyeân Trung Phaàn bò maát vaøo naêm 1975. OÂng bò ñi caûi taïo 13 naêm, qua Myõ naêm 1991 theo danh saùch HO7. Vôùi nhöõng chöùc vuï quan troïng ñaõ giöõ, loaït baøi cuûa coá Ñaïi Taù Trònh Tieáu, Tröôûng Phoøng Nhì cuûa Quaân Ñoaøn II ñaõ cho bieát theâm moät soá bieán coá quaân söï quan troïng ôû Quaân Ñoaøn II khi cuoäc chieán ñang xaåy ra để caùc söû gia vaø ñoäc giaû nhöõng söû lieäu coù giaù trò về một cuộc chiến chưa hề phai mờ trong tâm tưởng của người dân Việt. Diễn đàn saigonweeklyonline.com sẽ lần lượt đăng tãi lại loạt bài “Lịch Sử Ngàn Người Viết” để những trang sử oai hùng của QLVNCH sẽ không bao giờ mai một.
****

TẦM QUAN TRỌNG CỦA CAO NGUYÊN

MẤT CAO NGUYÊN, MẤT MIỀN NAM VIỆT NAM



Tôi còn nhớ vào cuối năm 1951, một tờ báo Pháp có đăng cuộc nói chuyện của Đại Tướng Jean DeLattre De Tassigny, Tư lệnh quân đội Pháp tại Đông Dương, với các binh sĩ trú đóng một khu vực quan trọng cách phía đông thị xã Kontum độ 30 km, đó là khu Kongplong-Plateau G.I., điểm tựa chiến lược vùng Cao Nguyên.  ng nói cần phải tập trung các sắc dân Thượng sống rãi rác tại vùng Cao Nguyên bao la này lại, kiểm soát và giúp đỡ họ, đừng để cho Việt Minh kiểm sóa. Có làm như vậy mới giữ vửng được vùng Cao Nguyên. Cuối cùng, Tướng DeLattre De Tassigny đã kết luận rõ ràng với 3 chữ: Du Sel - Du Quinacrine - et Des Outils. Đại ý ông nói, muốn kiểm soát dân Thượng vùng này thì phải giúp đỡ họ muối để ăn, thuốc Quinacrine để chống bệnh sốt rét và cuốc xẻng để họ canh tác trồng trọt.
Vào năm 1953, Việt Minh (Cộng Sản) đã điều động nhiều sư đoàn chính quy cùng với hàng trăm ngàn dân công tiếp vận từ các miền duyên hải Liên khu 5 (Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên) vận chuyển lương thực, đạn dược, thuốc men và tản thương cho chiến dịch Tây Nguyên này nhiều tháng để đánh với lực lượng của Pháp tại các điểm chiến lược nói trên. Mặt trận này lúc bấy giờ cũng không kém gì mặt trận Điện Biên Phủ miền Bắc. Cao Nguyên có diện tích khoảng 51,800 cây số vuông với nhiều núi non rừng rậm hiểm trở. Ngoài ra, Cao Nguyên còn có nhiều vùng đất màu mỡ tại các tỉnh Darlac và Pleiku. Nhiều đồn điền café và trà được người Pháp khai thác rất có kết quả về kinh tế. Các tỉnh Pleiku, Kontum, Ban Mê Thuột có lãnh thổ rất lớn và bao gồm khoảng 30 sắc dân thiểu số. Sắc dân Jarai chiếm đa số, sau đó là Rhadé. Đặc biệt, sắc dân Rhadé chiếm nhiều vùng đất đai màu mỡ hơn các dân khác. Dân số Thượng vùng Cao Nguyên vào năm 1956 độ 500,000 người, chia ra như sau:
Thượng Jarai khoảng chừng 180,000 người
Thượng Rhadé (Ede) 150,000 người
Thượng Bahnar 110,000 người
Thượng Jehtreng 15,000 người
Thượng Choru 7,000 người
Thượng Hre 50,000 người

Tướng Võ Nguyên Giáp của Cộng quân đã nghiên cứu nhiều về vùng chiến lược này, nên ông đã đưa ra chiến lược mà nhiều tướng lãnh tên tuổi của Pháp đã dùng trước đây, đó là: “Ai chiếm được Cao nguyên thì sẽ chiếm được Miền Nam Việt Nam”. Ngoài ra, dãy Trường Sơn là vùng chiến lược hết sức quan trọng, rất cần thiết về quân sự để chế ngự Miền Nam của 3 nước Đông Dương.
Vào năm 1956, Tổng Thống Ngô Đình Diệm, cũng là một chiến lược gia, đã nhìn thấy vị trí Cao Nguyên rất quan trọng đối với Miền Nam, nên  ng đã tổ chức 5 tỉnh: Kontum, Pleiku, Quãng Ngãi, Bình Định và Phú Yên thành một quân khu lấy tên là Quân khu 3 và bổ nhiệm một Đại tá tài ba trẻ tuổi làm Tư lệnh là Đại tá Đỗ Cao Trí để nắm vững vùng này. Các tỉnh Ban Mê Thuột, Tuyên Đức, Nha Trang, Phan Rang và Phan Thiết được tổ chức thành một quân khu đặt tên là Quân khu 4 do Đại tá Tôn Thất Đính làm Tư lệnh. Quân đội Việt Nam lúc bấy giờ cũng được chỉ thị của Tổng Thống Diệm tổ chức nhiều cuộc biểu dương quân sự và tác xạ nhiều loại vũ khí tối tân để các sắc dân Thượng tại vùng này tin tưởng vào chính phủ và quân đội. Cùng một quan điểm chiến lược của người Pháp, Tổng Thống Ngô Đình Diệm chỉ thị yểm trợ muối, dụng cụ và thuốc men cho các sắc dân Thượng trên vùng này. Ngoài ra ông còn chính sách dinh điền đưa dân miền duyên hải miền Trung thành lập các khu dinh điền vừa làm kinh tế và vừa chế ngự các vị trí chiến lược tại vùng Cao Nguyên.  ng Phan Vỹ, người Quãng Nam có tinh thần chống cộng rất cao được chỉ định làm khu uỷ dinh điền.
Tháng 12.1959, Mặt Trận giãi phóng miền nam “bù nhìn của Cộng Sản Bắc Việt” ra đời. Năm 1960, Tổng Thống Diệm chỉ thị sát nhập hai Quân khu 3 và 4 thành một Quân đoàn gọi là Quân đoàn II do Thiếu tướng Tôn Thất Đính làm Tư lệnh. Tổng Thống Diệm đã cho xây cất vững chắc một Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn tọa lạc uy nghi trên dãy đồi phía Bắc thị xã Pleiku 5 cây số. Ngoài ra,  ng cũng đã nhìn thấy một vị trí chiến lược khác phía Bắc thị xã Kontum, nên ông đã cho xây cất kiên cố một căn cứ quân sự cấp sư đoàn tại vị trí chiến lược có tên là Tân Cảnh, mà năm 1972 Cộng quân đã tung 2 trung đoàn chính quy để chiếm vị trí này (xem trận đánh Tân Cảnh).
Danh sách các Tướng Biên Khu:
1. Đại tá Đỗ Cao Trí (1956-1960)
2. Thiếu tướng Tôn Thất Đính (1960-1962)
3. Thiếu tướng Nguyễn Khánh (1962-1963)
4. Thiếu tướng Đỗ Cao Trí (1963-1964)
5. Thiếu tướng Nguyễn Hữu Có (1964-1966)
6. Chuẩn tướng Vĩnh Lộc (1966-1968)
7. Thiếu tướng Lữ Lan (1968-1970)
8. Thiếu tướng Ngô Dzu (1970-1972)
9. Thiếu tướng Nguyễn Văn Toàn (1972-1974)
10.Thiếu tướng Phạm Văn Phú (1974-1975)
 

THƯỢNG HRÉ CƯỚP CHíNH QUYỀN

NGAY TRONG VÙNG CỘNG SẢN CAI TRỊ.

Đầu năm 1961, tôi đang làm Tham mưu trưởng Tiểu khu Quãng Ngãi thì Trung tướng Trần Văn Đôn, Tư lệnh Quân khu I tại Đà n?ng, điện thoại hỏi tôi: “Anh có hay biết gì về cuộc hành quân La Térite của quân đội Pháp nhảy dù xuống lãnh thổ quân khu 5 VC vào năm 1950 không? Tổng Thống Ngô Đình Diệm muốn tìm hiểu nguyên nhân người Thượng Hré cướp chính quyền Cộng Sản và diễn tiến của cuộc hành quân đó”. Trung tướng Trần Văn Đôn nói thêm: “Bộ Tổng tham mưu đã sưu tra hồ sơ văn khố, nhưng không biết được gì nhiều, vậy tại địa phương (Quãng Ngãi) anh phải tìm hiểu và điều tra kỹ về sự kiện này để trình Tổng Thống”. Tôi liền trình ngay Trung tướng Đôn trên điện thoại:”Thưa Trung tướng, khi về làm việc tại Tiểu khu Quãng Ngãi năm 1960, tôi đã tìm hiểu và biết rỏ các sự kiện xảy ra tại đây. Trong thời kỳ Cộng Sản cai trị và kiểm soát vùng này, tôi đã biết rõ nguyên nhân cuộc nổi dậy của dân Thượng Hré (quận Sơn Hà) qua các người quen đã sống trong thời gian đó kể lại. Tôi xin trình rõ những chi tiết này để Tổng Thống hiểu”. Trung tướng Đôn trả lời “Rất tốt, vậy ngày mai sẽ có Trung tá Lữ Lan, Trưởng phòng 3 Bộ Tổng Tham Mưu (năm 1968 ông là Trung tướng Tư lệnh QĐ 2 QK 2) ra Quãng Ngãi, anh phải trình bày thật chi tiết về cuộc hành quân La Térite của quân đội Pháp để Trung tá Lữ Lan trình cho Tổng Thống”. Hôm sau tôi ra phi trường đón Trung tá Lữ Lan về Tiểu khu Quãng Ngãi và trình bày với ông như sau về nguyên nhân cuộc nổi dậy của sắc dân Hré:
Quận Sơn Hạ là một Quận miền núi của tỉnh Quãng Ngãi. Quận này giáp ranh với Quận Kongplong thuộc Tỉnh Kontum. Ngưòi Thượng sinh sống tại vùng này là sắc dân Hré hoặc Cré, sắc dân này rất thông minh và hiếu chiến. Vào năm 1950, dân số độ chừng 40 ngàn người. Đa phần dân Thượng sống dọc theo hai bờ sông Rhé, một số ít sống trong vùng rừng núi giáp ranh Kontum. Năm 1945 Việt Minh cướp chính quyền và đặt nền hành chánh cách mạng để cai trị thượng dân vùng này.
Tháng 12.1946 toàn dân kháng chiến chống Pháp. Quân đội Pháp đổ bộ lên Đà n?ng và đem quân chiếm đóng đến cầu Bà Rén (chưa đến quận Tam kỳ). Từ quận Tam kỳ vào đến Phú Yên thuộc vùng giải phóng của Liên khu 5 VC, gồm 4 tỉnh Quãng Nam, Quãng Ngãi, Bình Định, Phú Yên gọi tắt là Nam Ngãi Bình Phú. Và Cộng Sản đã cai trị dân trong vùng này từ 1945 đến 1954. Cộng Sản tại Liên khu 5 đã dùng các tên cán bộ tàn ác, hà khắc và bóc lột dã man dân Thượng Hré tại quận Sơn Hạ, nên vào năm 1949 (1) dân Thượng Hré đã đồng lòng nổi dậy, chỉ một đêm mà giết hàng ngàn cán bộ cộng sản và thường dân theo Việt Cộng sinh sống tại quận này. Xác người Việt trôi trên sông Rhé chảy xuôi về đầy sông Trà Khúc (Quãng Ngãi). Người Thượng với dáo mác, cung tên đã giết hết người Việt và cướp chính quyền tại quận Sơn Hạ. Chính quyền Cộng Sản tại Liên khu 5 liền đem quân đội lên Sơn Hạ đàn áp và dẹp người Thượng nổi loạn. Lẽ dĩ nhiên người Thượng Hré với dáo mác và cung tên không thể nào chống lại với Cộng Sản nên họ đã rút vào vùng rừng núi rậm rạp giáp ranh Kontum để đánh du kích. Trong số người Thượng lãnh đạo cuộc nổi dậy này có hai thanh niên lanh lợi và có chút ít trình độ, đó là hai anh Đinh Sét và Đinh Ngô. Hai thanh niên này đã triệu tập được một số thanh niên khác và đã lần mò về phía Tây đến đồn Kongplong (Plateau GI) của Pháp để xin được huấn luyện quân sự, cấp vũ khí đánh lại Cộng Sản. Quân đội Pháp tại Kontum yểm trợ tối đa cho hai anh Đinh Sét và Đinh Ngô. Trong thời gian 3 tháng, họ đã huấn luyện quân sự và cấp vũ khí cho hai anh thành lập được hai đại đội, để về lại quận Sơn Hạ đánh du kích Cộng Sản. Trong khi Cộng Sản chiếm lại quận Sơn Hạ liền đưa ra chiêu bài nhận khuyết điểm sai lầm của cán bộ Cộng Sản, và dụ dỗ người Thượng trở về làm ăn sinh sống như trước. Người Thượng Hré không nghe lời dụ dỗ nói trên, v?n ẩn núp trong các rừng sâu và chờ đợi quân của hai anh Đinh Sét và Đinh Ngô. Cuộc kháng chiến của hai anh Đinh Sét và Đinh Ngô với vũ khí đạn dược của Pháp tại Kontum yểm trợ đã làm cho cộng sản tại Liên khu 5 khốn đốn rất nhiều. Thấy chiêu dụ người Hré không được, nên Cộng Sản phải điều động cả trung đoàn chính quy của Liên khu 5 về hành quân đàn áp và tiêu diệt lực lượng của Đinh Sét và Đinh Ngô. Quân đội Pháp đồn trú tại Kontum liền tổ chức cuộc hành quân lấy tên là Latérite xử dụng vài tiểu đoàn dù, nhảy xuống vùng thung lũng sông Rhé từ quận Sơn Hạ cho đến Gia vụt thuộc lãnh thổ Quận Ba Tơ. Các đơn vị nhảy dù Pháp cùng với hai đại đội Thượng của Đinh Sét, Đinh Ngô tiêu diệt nhiều tiểu đoàn chính quy Cộng Sản tại thung lũng Tà Ma (sông Rhé). Thấy quân đội Pháp xuất hiện, Liên khu 5 Cộng Sản liền điều động nhiều trung đoàn chính quy để hành quân chống Pháp, đồng thời cũng đưa ra kế hoạch Bất đề kháng với Thượng dân. Cộng Sản tuyên truyền chỉ tìm Pháp mà đánh, lý do để bảo vệ đồng bào Thượng. Nếu binh sĩ Cộng Sản có bị chết vì người Thượng bắn, Cộng Sản cũng không đánh lại. Cộng Sản dụ dỗ dân Thượng hợp tác để tiêu diệt quân đội Pháp. Các lực lượng Pháp chỉ hành quân trong vùng này một thời gian ngắn vì quá xa Kontum và không thuận lợi về tiếp vận nên đã chấm dứt cuộc hành quân “Latérite” sau khi tiêu diệt được một vài đơn vị chính quy Cộng Sản. Liên khu 5 Cộng Sản đã chiếm lại được quận Sơn Hạ và thiết lập hệ thống hành chánh để cai trị, nhưng dân Thượng Hré v?n còn một số ẩn trú trong vùng để đánh du kích cho đến vài năm sau. Năm 1956, sau khi tiếp thu vùng này, Tổng Thống Diệm đã cho Đinh Sét và Đinh Ngô gia nhập Bảo An Đoàn. Đinh Ngô với cấp bậc Đại úy làm Quận Trưởng quận Sơn Hạ. Anh Sét với cấp bậc Thiếu úy làm Đại đội trưởng Bảo An.
 

MẤT CAO NGUYÊN,
MẤT MIỀN NAM VIỆT NAM




Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm, con người thuần túy hành chánh, trên cương vị một nguyên thủ quốc gia, đã có một tầm nhìn chiến lược sâu rộng, tổng quát của cấp lãnh đạo.  ng rất chú trọng đến vùng Cao nguyên, một vùng chiến lược quan trọng để bảo vệ Miền Nam,  ng rất lưu tâm đến các sắc dân Thượng sinh sống tại vùng này. Trong những năm 1960 và 1961, ông đã nhờ hai tiến sĩ nổi tiếng của Đại học Michigan là tiến sĩ Hickey và tiến sĩ Fishel đến nghiên cứu vùng Cao Nguyên và trình cho ông phương cách nắm vững các sắc dân Thượng. Và cũng trong kế hoạch bảo vệ vùng biên giới, ông đã cho phép lực lượng đặc biệt Hoa kỳ tại Okinawa và tại Fort Bragg, tiểu bang North Carolina, đến nghiên cứu và thành lập các trại dân sự chiến đấu (C.I.D.G.) để bảo vệ biên phòng.
Nhưng đến lượt Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu, con người thuần túy quân sự, một tướng lãnh, lẽ dĩ nhiên ông hiểu hơn ai hết về sự quan trọng của vùng Cao Nguyên.  Khi ông Nguyễn Văn Thiệu đem vùng chiến lược này chơi trò tháu cáy với Hoa kỳ, ra lệnh rút bỏ Pleiku - Kontum, không cần suy tính, không cần biết đến hậu quả thì kết quả là chúng ta mất Cao Nguyên và sau đó thì mất cả Miền Nam một cách nhanh chóng không thể nào chống đỡ. Đó là lỗi của ông Thiệu hoàn toàn. Trách nhiệm của cựu Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu trong biến cố lịch sử 30.4.75 đã quá rõ ràng. Đó chính là chiến lược “Đầu bé đít to, tác phẩm của ông, không thể đổ lỗi cho ai được cả, và đồng bào miền Nam lên án ông đã làm mất Miền Nam Việt Nam không phải là không đúng.

Trịnh Tiếu

(1) Tôi nhớ không chính xác lắm, nếu sai năm, 1949 hoặc 1950, xin độc giả miễn thứ.








 
Sinh hoạt của Viện Việt-Học trong tháng Mười Hai, 2024 
Kính mời đồng hương tham dự những sinh hoạt sau cùng của Viện Việt-Học tại trụ sởViện Việt-Học, 15355 Brookhurst St., Ste. 222, Wesminster, CA. 92683.Chúng tôi sẽ thông báo khi có được địa điểm thích hợp để tái hoạt động, đánh dấu quá trình 25 năm Viện Việt-Học trong năm 2025.
Tòa soạn
Do công ty Saigon News LLC thực hiện
Editor-in-chief: HOÀNG DƯỢC THẢO
Director of Marketing: ANDY TRƯƠNG
Với sự cộng tác của: LÊ TẤT ĐIỀU, HOÀNG NGỌC NGUYÊN, NGUYỄN THỊ CỎ MAY, TRẦN TRỌNG HẢI.

Email: saigonweeklyonline@gmail.com

Thư từ bài vở: 702-389-5729

Quảng cáo: 702-630-0234

702-426-4404

Hotline: 702-426-4404

back top