Thư Paris, Nguyễn Thị Cỏ May: Nguyễn Khắc Viện, Một Thời Nazi

Nguyễn Khắc Viện, Một Thời Nazi

Thư Paris, Nguyễn Thị Cỏ May




Hà nội làm lễ tưởng nìệm 20 năm ngày chết của ông Nguyễn Khắc Viện . Tuy cách đây gần nửa năm, báo chí ở Việt nam, nhứt là trên mạng, vẫn còn ca ngợi công đức của ông phục vụ chế độ cộng sản hà nội
Báo Lao Động viết “ …Cuối đời, Nguyễn Khắc Viện đã có nhiều góp ý chân thành với Đảng và Nhà nước về nhiều vấn đề chính trị, xã hội của đất nước, đặc biệt là vấn đề phát huy dân chủ của xã hội. Rất nhiều các học giả, nhà chính trị, nhà khoa học cả trong và ngoài nước đã dành những lời tốt đẹp nhất để nói về ông. Nhà triết học nổi tiếng người Pháp Gunter Giesenfeld khẳng định: “Không chỉ trong suy nghĩ mà toàn bộ con người ông là một cầu nối giữa phương Tây và phương Đông. Kiến thức bách khoa phong phú, từng trải Đông Tây, tác phẩm uyên thâm đồ sộ, ở Pháp quốc kiên trì tranh đấu, tấm lòng với nước tận trung, vòng danh lợi coi khinh, lương tâm toả sáng”. Giáo sư Hoàng Như Mai nói về ông: “Suốt cả cuộc đời, Nguyễn Khắc Viện tuân thủ trung thực và trung thành một đạo Sống rất đẹp, vốn là cái truyền thống muôn đời của trí thức Việt Nam: yêu nước, lo dân”. Nhà báo Đặng Minh Phương đã tặng ông đôi câu đối: “Tài năng đa dạng hiếm hoi, tinh thông kim cổ, tư duy sắc sảo tuyệt vời; về Việt Nam bền bĩ dựng xây, ngòi bút vì dân cương trực, thói quan liêu căm ghét, nhân cách ngát hương » .
Vài nơi khác viết ông là «bậc tiên tri », «một con người uyên bác và thẳng thắn », hoặc «người có tư tưởng canh tân đất nước »….
Nhưng ông Nguyễn Khắc Vìện có đủ ở bản thân ông những điều mà các « đồng chí » của ông đem lại cho ông hay không ? Còn những điểu ở ông, không phải bí mật gì, lại không ai nói tới, coi như không có vậy ?
Quan trọng có lẽ là chuyện ông Nguyễn Khắc Viện chạy theo Hitler những năm 1943-1945 . Không phải chỉ một mình, ông còn dẩn theo 6 «đồng chí» trí thức khoa bảng của ông và 300 công nhơn Việt nam từ Paris qua Berlin đầu quân với Hitler .

Khi thương, trái ấu cũng tròn

Khi được lịnh phải bốc thơm một ngưòi nào thì miệng lưởi cộng sản sẽ phủ kín người đó, không còn xót một chổ nào dù nhỏ xíu để người khác có thể chen vào phụ họa thêm . Trái lại, phải hạ bệ ai, thì nạn nhơn chẳng những không còn đất sống, mà cũng không còn đủ dưởng khí để thở nữa .
Như chuyện rất nhỏ, rất hiển nhiên, mà báo nhà nước cũng cố tình bỏ qua chi tiết để ngầm đề cao Viện khi thi đậu Tú Tài : « Năm 1934, Nguyễn Khắc Vìện đậu xuất sắc một lượt 3 bằng Tú Tài » . Nghe qua, ai mà không lè lưởi tỏ vẻ bái phục . Nhưng « đậu xuất sắc » là đậu như thế nào ? Đậu Tú Tài pháp xưa nay, cả Tú Tài Việt nam ở Sài gòn trước 1975, có hạng «Thứ, Bình thứ, Bình, Ưu và tối Ưu» . Vậy Nguyễn Khắc Viện đậu «xuất sắc» là đậu ở hạng nào đây ? Còn một chi tiết nữa : Nguyễn Khắc Vìện đậu luôn 3 Tú Tài ở trường Bưởi năm 1934, tại sao nhà báo Nhà nước không nới rỏ hơn ông Viện đậu 2 Tú Tài bổn quốc (Baccalauréat local) Ban Triết và Ban Toán và 1 Tú Tài chánh quốc (métropolitain - Pháp lúc đó chia làm 2 phần : Pháp chánh quốc và Pháp hải ngoại)), tức Tú Tài Pháp, để tránh cho người ta khi đọc không hiểu lầm là ông Viện đậu 3 bằng Tú Tài pháp, tức cả 3 Ban (Toán, Khoa học và Triết) ?
Nói như vậy không có ý bảo rằng Tú Tài bổn quốc kém giá trị hơn Tú Tài chánh quốc . Trái lại, chương trình học và thi Tú Tài bổn quốc nặng nề hơn Tú Tài chánh quốc . Chỉ có điều bất lợi là người đậu Tú Tài bổn quốc không học Đại học ở Pháp được vì văn bằng này chỉ có giá trị ở Đông Dương mà thôi .
Khi đề cao một người nào một cách thái quá, thì khó tránh giống như biến họ trở thành lố bịch . Cộng sản quen làm vì họ được dạy thờ «chủ nghĩa anh hùng», một thứ sản phẩm cộng sản tinh ròng, ở tầm cao hơn,là tôn thờ lãnh tụ .




 

Nguyễn Khăc Viện ở Paris

Sau 3 năm theo học Y khoa ở Hà nội, ông Vìện sang Pháp tiếp tục chương trình Y khoa tại Đại học Y khoa Paris . Ông tốt nghiệp ngành Nhi khoa và bịnh nhiệt đới năm 1941 . Qua năm sau, ông bị lao phổi nặng, vào điều trị ở bệnh viện Saint Hilaire du Touvet, Grenoble. Thời đó bệnh lao phổi chưa có thuốc chữa trị như ngày nay. Từ năm 1943 đến năm 1948 ông phải chịu mổ 7 lần, cắt bỏ 8 cái xương sườn, cắt bỏ toàn bộ lá phổi bên phải và một phần ba lá phổi bên trái .
Các bác sĩ Pháp ở nhà thương nơi ông điều trị bảo là ông không thể sống hơn hai năm . Trong thời gian nghỉ dưởng bịnh ở Pháp, ông « tự tìm ra » một phương pháp thở để tự chữa bệnh cho mình . Và kết quả là ông đã sống đến 85 tuổi (1997), còn họat động tích cực, năng nổ, dẻo dai, bền bỉ trong nhiều lãnh vực : giảng dạy y khoa, tâm lý học trẻ con, cả về đạo học .Thật ra, phương pháp thở mà bác sĩ Nguyễn Khắc Viện «tự tìm ra» được không phải là điều gì mới mẻ do ông sáng tạo . Nó được ông lược giản môn khí công, thiền, yoga, tài chí, dưỡng sinh… của Đông phương đã có từ ngàn xưa, dưới cái nhìn sinh lý học hô hấp của một người thầy thuốc Tây y và được ông bỏ công giản lược bằng 12 câu văn vần cho dễ nhớ ..
Trong chuyện này, có báo ở Hà nội nói “ bác sĩ tây bảo ông chỉ sống không quá 6 tháng » là để đề cao sự kỳ diệu 12 câu văn vần kia của ông .
 

Nguyễn Khắc Viện lại một lần nữa dấn thân

Vừa xuất viện, thấy sự thắng thế của Đức, Nguyễn Khắc Viện  liên lạc với bộ máy tuyên truyền Đức Quốc Xã, tổ chức cho một số sinh viên Việt Nam sang Đức trong đó có Lê Văn Thiêm , Phạm Quang Lễ, Hoàng Xuân Nhị ,Nguyễn Hoán , v v (AOM, Indochine, Nouveau Fond, Hộp Hồ sơ 145, Hồ sơ số 1305 - MẬT) .
Tại Pháp , bộ hạ của Goebbels giao cho Đặng Đức Hồ nhiệm vụ thành lập một đội Vệ binh SS người Đông Dương ! Sau ngày nước Pháp được giải phóng, Đặng Đức Hồ Pháp bị kết án 20 năm tù khổ sai . Năm 1992, triết gia Trần Đức Thảo nói với ông Hoàng Khoa Khôi, Đệ Tứ, ở Paris : « Nguyễn Khắc Viện đã từng đem 300 lính thợ việt nam qua Đức đầu quân Đức Quốc Xã, khoảng 1943-1944 ! » .
Trong tờ báo viết tay, chính ông viết trọn tờ báo, và in thạch bản, Nguyễn Khắc Viện ca ngợi không tiết lời chủ nghĩa phát-xít của Hitler : « …Rồi thấy các chính phủ dân chủ, các nghị viện lao nhao, nói nhiều làm ít, xoay sở không ra mối, họ đau lòng ngờ vực các chính phủ cộng hòa, dân biểu mà xưa nay, họ cho là chế độ tối hay . Nên có kẻ xướng lên và thi hành những quốc chính độc tài toàn quyền . Độc tài nghĩa là bao nhiêu quyền bính góp vào một người thủ súy đủ tài trí tự quyết đoán, không bị những nghị viện ô hợp làm khó dễ, cá nhân không có quyền chỉ trích những mệnh lệnh của chính phủ .
Có chịu như vậy một quốc dân mới tránh cái nạn quyền lợi giai cấp xâu xé làm hổn độn, mới ra khỏi được cái vòng khủng hoảng, có trật tự » (Trích «Vì đâu», Nam Việt, số 6, 8.1944, 4, Place du Panthéon, Paris V) .
Trước khi qua Berlin, Nguyễn Khắc Viện đã tích cực hoạt động cho Hội Việt kiều yêu nước ở Paris và trở thành Tổng Bí thư đảng đoàn . Viện đã là đảng viên cộng sản pháp .
Ông đã có sự chọn lựa đường lối chánh trị dứt khoát nhu vậy nên, năm 1953, Hồ Chí Minh vâng lời Staline và Mao làm cải cách ruộng đất ở Mìền Bắc, ông không một lời nói phải cho cha bị đấu tố, hành hạ đến chết, những người họ hàng khác phải tự tử vì không chịu nổi sự hành hạ như súc vật . Sau này, trước khi chết, ông trả lời một người cùng quê « ông ủng hộ cải cách ruộng đất là để có Độc lập ! » .
Ông Viện làm việc tận tình để cúc cung phục vụ cộng sản thì đúng . Nói ông yêu nước nồng nàng, tưởng nên xét lại . Lúc đó, người dân việt nam  nơi vùng cộng sản kiểm soát bị đủ mọi áp bức của cộng sản . Năm 54, khi Hồ Chí Minh về Hà nội, Miền Bắc sống trong gông cùm cộng sản . Nếu là người thông minh, yêu nước thật tình, mà sao ông vẫn một lòng một dạ theo cộng sản được ?
Trong lúc đó, Trần Đức Thảo là người có tư tưởng cộng sản đặc sệt lại phản tỉnh, nhà cầm quyền Hà nội đã phải trục xuất ông khỏi Việt nam vì không giết ông được .
Tuy nhiên, vào những  năm 1990, Nguyễn Khắc Viện, mới bắt đầu làm «tiên tri» . Ông viết sớ tâu với «Hoàng đế» Lê Duẩn đưa ý kiến cải tổ chánh trị để đảng vững mạnh . Lê Duẩn mỉm cười bảo « khéo trò cải lương » !

Nguyễn Khắc Viện, người con của gia đình Nguyễn Khắc, của xứ Nghệ truyền thống khoa bảng, cách mạng, nhưng ông chỉ giử được đức tánh làm việc không mỏi mệt, còn tinh thần cách mạng phục vụ lẽ phải, phục vụ dân tộc, ông đánh mất cho cộng sản mà đến ngày chết, ông vẫn chưa nhận thấy sai lầm . Ông nói ông không sợ «vô sản », tức sợ nghèo, mà chỉ sợ thứ «vô học» . Vậy mà ông có thể theo phục vụ thứ vô học đó trọn đời !
Trước khi chết, ông gởi gấm lại ước nguyện của ông là 12 câu hát về sức khỏe của ông được hậu thế lưu giử áp dụng . Phải chăng ông không dám nói ra ý thiệt của ông là phần còn lại cuộc đời của ông chỉ là những sai lầm đầy tội lỗi ?

Nguyễn thị Cỏ May

 
Sinh hoạt của Viện Việt-Học trong tháng Mười Hai, 2024 
Kính mời đồng hương tham dự những sinh hoạt sau cùng của Viện Việt-Học tại trụ sởViện Việt-Học, 15355 Brookhurst St., Ste. 222, Wesminster, CA. 92683.Chúng tôi sẽ thông báo khi có được địa điểm thích hợp để tái hoạt động, đánh dấu quá trình 25 năm Viện Việt-Học trong năm 2025.
Tòa soạn
Do công ty Saigon News LLC thực hiện
Editor-in-chief: HOÀNG DƯỢC THẢO
Director of Marketing: ANDY TRƯƠNG
Với sự cộng tác của: LÊ TẤT ĐIỀU, HOÀNG NGỌC NGUYÊN, NGUYỄN THỊ CỎ MAY, TRẦN TRỌNG HẢI.

Email: saigonweeklyonline@gmail.com

Thư từ bài vở: 702-389-5729

Quảng cáo: 702-630-0234

702-426-4404

Hotline: 702-426-4404

back top