Thiên Bút, THAM NHŨNG & NHÂN QUYỀN

Lời giới thiệu của Saigon Weekly: Nạn tham nhũng tại Việt Nam từ 70 năm nay dưới chế độ độc tài toàn trị của đảng CSVN đã trở thành một cơ chế, một phương cách duy nhất để xã hội Việt Nam ngày nay vận hành. Chính sách đốt lò của ông Nguyễn Phú Trọng trong vòng 17 tháng bắt đầu từ tháng 3/2023, cách chức ông Nguyễn Xuân Phúc đến nay đã có thêm 2 ông “tứ trụ” bị ngưng công tác vì cùng một tội danh “vi phạm những điều mà một đảng viên không được làm” để lại một khoảng trống lớn về vấn đề “kế thừa” trong hệ thống lãnh đạo của đãng Cộng sản Việt Nam.
Diễn đàn Saigon Weekly vừa nhận được một quyển sách viết bởi một người trong nước về vấn nạn tham nhũng tại Việt Nam mà chúng tôi đã tiên đoán rằng điều này sẽ hủy diệt chế độ Cộng sản nhanh hơn bất cứ một thế lực “thù địch” nào khác của người Cộng sản. Chúng tôi sẽ trích đăng lại từng chương để quí độc giả dễ theo dõi nhưng cuối bài quí vị có thể vào để đọc hết cả sách nếu muốn.
Trân trọng giới thiệu và cám ơn sự đóng góp của tác giả Thiện Nhân trong việc góp nhần ghi lại những trang lịch sử ngàn người viết của Việt Nam dưới thời Cộng sản. Tất cả đều nhằm vào công cuộc đấu tranh đem lại công bằng và tự do, dân chủ cho Việt Nam. Sau đây là chương 2  của  sách Tham Nhũng và Nhân Quyền của tác giả Thiên Bút.

Thiên Bút

THAM NHŨNG & NHÂN QUYỀN



Cái khốn nạn về sự cai trị
 của một chế độ độc tài trở thành sự khốn cùng của người dân!


Tổng quan:
Tại Việt Nam với cách tham nhũng ‘thượng vàng hạ cám’ đã nhanh chóng phá đổ những huyền thoại về đảng Cộng sản tự tô vẽ cho mình bấy lâu:
Đảng yêu nước ư? – Người ta chỉ thấy tham nhũng!
- Đảng yêu dân và lo cho dân ư? – Người ta chỉ thấy tham nhũng!
- Đảng anh hùng và sáng suốt ư? – Người ta chỉ thấy tham nhũng!
- Đảng là người duy nhất có khả năng lãnh đạo đất nước thoát khỏi nghèo đói ư? – Người ta chỉ thấy tham nhũng!
Huyền thoại ấy không còn nữa và được đánh dấu theo thời gian: Thời đại đồ đểu!
Đất nước rồi sẽ chỉ còn trơ lại khung xương!
***
Tham nhũng tác động ra sao ?
Ngành nào tham nhũng?
Dễ trả lời nhưng không kể hết được vì mỗi ngày ra đường là nhìn thấy tham nhũng!
Tham nhũng đã biến cả cơ thể đất nước gầy nhom, ốm yếu. Mức dư nợ vượt quá 50%!
Tham nhũng vỗ béo quan chức ngày càng to bụng, mập mặt chảy mỡ. Cả nhà quan vinh thân phì gia.
Tham nhũng gậm mòn sức vóc người dân làm họ ngày càng gầy mòn, khẳng khiu, mang nhiều bệnh tật.
Tham nhũng đẩy hàng triệu trẻ em cơ nhỡ ra đường ăn xin. Phụ nữ phải bán thân nuôi miệng.
"Thực đơn" tham nhũng ở VN vô cùng phong phú. Người ta ăn từ bê tông cốt thép đến uống cả xăng, dầu.
Tham nhũng dự án, công trình, quỹ đầu tư, hàng viện trợ là bầu sữa ngọt mà quan chức rất thích…ngậm bình.
Tham nhũng ăn từ tiền cứu trợ, tiền bảo hiểm, ăn luôn cả gạo thóc, áo quần, giẻ rách cho người nghèo vùng lũ.
Tham nhũng lên rừng thì ăn xẻ thịt rừng núi, thú hoang, quặng bauxite.
Tham nhũng xuống biển thì ăn cả tàu bè. cảng biển.
Tham nhũng từ cửa khẩu biên giới cho đến trạm thu phí đi đường, từ nhà ra phố thị.
Tham nhũng tàn phá hết cơ đồ đất nước, biến đất nước rơi vào thời kỳ đồ...đểu.
Tham nhũng sinh dối trá, lọc lừa đã trở thành thứ văn hóa ứng xử mặc nhiên ngoài xã hội.
Đất nước rồi sẽ chỉ còn trơ lại khung xương!

***
 
Dẫn nhập
 
Nhân quyền được xem là một trong mười sáng kiến làm thay đổi thế giới nhưng tham nhũng chính là vấn nạn hàng đầu tước đi những quyền tự nhiên của con người bởi tập đoàn thống trị vì có quyền mới dẫn đến lạm quyền tham ô hối lộ! [1]
 
Đặc điểm tham nhũng tại Việt Nam là không biết thẹn: trí thức không biết sĩ diện, chính quyền không lấy làm xấu hổ và người dân xem chuyện mãi lộ ngày nay như một chuyện thường tình! Xã hội chủ nghĩa nó là thế thôi! Theo luật tự nhiên ai cũng muốn hưởng tối đa nhưng trong chế độ CS con người chỉ làm đạt hiệu quả ở mức tối thiểu! Do đó chỉ còn con đường tước đoạt để hưởng thụ! Con người không còn xem những quyền cơ bản như những quyền bẫm sinh nhưng do đảng, nhà nước, thậm chí do một lãnh tụ vĩ đại nào đó ban phát! Nhân vị con người không có trong thế giới đại đồng của Mác, và một khi con người không còn biết tôn trọng chính mình cũng như tôn trọng tha nhân: Tất cả trên sự nhân danh cái chung tối thượng đầy hư ảo để tồn tại cái riêng ngụy tín xấu xa! Đó là yếu tính của tham nhũng!
 
Một chính phủ không tự do như vậy các công dân sẽ có tự do nhiều hơn, song tại Việt Nam ngược lại với một chính quyền hoàn toàn chuyên chính độc tài cho nên người dân không có một quyền nào hết từ quyền tự do ngôn luận, quyền tự do tín ngưỡng, quyền tự do lập hội, vẫn chưa phải là sự liệt kê đầy đủ các quyền mà các công dân có được trong một nền dân chủ.
Trong bản Tuyên ngôn Độc lập Hoa Kỳ, Thomas Jefferson đã đưa ra một nguyên tắc cơ bản làm cơ sở cho sự thành lập chính phủ dân chủ. Các chính phủ trong thể chế dân chủ không ban phát các quyền tự do cơ bản mà Jefferson đã nêu, mà chính các chính phủ đó được lập ra để bảo vệ các quyền tự do đó – các quyền mà mọi cá nhân hiển nhiên có do sự tồn tại của mình.
Các quyền này không bị phá hủy khi xã hội dân sự được thiết lập và không một xã hội hay một chính phủ nào có thể xóa bỏ hoặc “chuyển nhượng” các quyền này song tại Việt Nam các tổ chức xã hội dân sự là con số không, cho dù về hình thức vẫn cờ xí, biểu ngữ, danh gọi như các hội đoàn dân sự của các nước thật sự dân chủ!
Tổ chức Minh bạch Quốc tế là một trong những tổ chức phi chính phủ quốc tế đi đầu trong công cuộc chống tham nhũng có trụ sở chính tại thủ đô Berlin, Đức.
Đứng đầu danh sách minh bạch nhất năm 2010 là New Zealand, với mức điểm được đánh giá là 9,4/10. Đan Mạch đứng thứ hai với 9,3 điểm. Đây được xem như mốc điển hình những năm đầu thế kỷ hai mươi mốt.
Việt Nam vào vị trí thứ ba trong danh sách các nước tham nhũng nhất châu Á-Thái Bình Dương trong một phúc trình kinh tế mới ra. Theo Forbes cho biết danh sách các quốc gia tham nhũng nhất thế giới của họ được dựa trên đánh giá minh bạch của Tổ chức Minh bạch Quốc tế, khảo sát của Ngân hàng Thế giới và chỉ số Bertelsmann Transformation của tổ chức Bertelsmann, vốn dùng để đánh giá mức độ phát triển tại 128 quốc gia. Tổ chức Tư vấn Rủi ro Chính trị-Kinh tế (PERC), trụ sở tại Hong Kong!
Các nước như Thái Lan, Ấn Độ, Trung QuốcMalaysia cũng bị cho là có mức độ tham nhũng cao.
Trong khi đó Nhật Bản, Hoa Kỳ, AustraliaSingapore là ít tham nhũng nhất.
Tham nhũng ở Việt Nam quy mô, đồng bộ và phức tạp, tính chất tha hóa nhân tính, nên không chỉ đơn thuần đổ lỗi cho hệ thống nhưng nó là tự thân con người Việt dễ tiếp nhận các nền văn hóa, nhất là ngàn năm đô hộ không thể tránh khỏi ảnh hưởng sâu đậm cách sống của Tàu! Người Hoa gặp nhau câu nói đầu tiên đó là ‘ăn gì chưa?...’ Và từ cách cho, cách ăn đến ăn món gì vì là con người nên đều thích ăn…đã dẫn đến bữa ăn công chính và bất chính!
Người Hoa đến Việt Nam rải rác trên khắp mọi miền nhưng họ tập trung thành khu sầm uất đó là Chợ Lớn, Sài Gòn và bài học phổ biến nhất đó là mãi lộ. Người Hoa được tiếng thơm ‘biết giữ chữ Tín’, từ này xuất phát từ sự chung chi đúng hẹn. Họ đến Việt Nam hầu hết làm nghề buôn bán, chính môi trường trong những thương vụ để vượt qua con mắt chính quyền, họ đã hối lộ như phương cách giải quyết ưu tiên. Qua quan sát và kiểm chứng của người viết với các nhà tư bản người Hoa cùng ở tù, án mười đến hai mươi năm, sau khi Cộng Sản chiếm miền Nam và bị quy kết tội ‘Tư sản mại bản’. Người nào cũng cho biết sách lược hàng đầu đó là chung chi và cách sống để tồn tại trong tù cũng vậy, không có một nhà tư sản người Hoa nào mà không đút lót cán bộ Việt cộng!
‘Kiến vi tri trứ’, từ bài học ngoài đời đến nơi cùng cực nhất của con người, trước cái chết, bản chất của người Tàu là như vậy, hà tất đã ảnh hưởng rất lớn đối với người Việt, nay cộng với thói gian manh của chủ nghĩa Mác, cả hai dân tộc càng chìm sâu trong vũng lầy dối trá, ngược chiều với đồng loại đang ngày càng tiến về thế giới văn minh được định nghĩa là: Con người biết kiềm chế! Tự chủ! Tự trọng chính mình và tôn trọng tha nhân!
- Chú thích:
[1]. Nguồn Wikipedia: Nhân quyền được xem là một trong mười sáng kiến làm thay đổi thế giới, cùng với nông nghiệp, phân tâm học, thuyết tương đối, vắc xin, thuyết tiến hóa, World Wide Web, xà phòng, số không, và lực hấp dẫn.
 
***
 
Nội dung
Tác phẩm Tham nhũng và Nhân quyền là tiền đề về một xã hội thối nát đang thối rữa đến phản đề hầu xây dựng tổng đề với Đường Lối Mới Nhân Quyền.
Tác phẩm nhằm tự thân từ sự nhận thức sẽ biến đổi chính mình và toàn xã hội. Không ai muốn trên phạm vi quốc gia một chính phủ không do dân bầu, trên phạm vi cá nhân gia đình lâm vào cảnh bất hạnh: chồng chung vợ chạ, con cái đĩ điếm, giết người cướp của… Con người sinh ra ai cũng muốn được hạnh phúc, muốn được như vậy chúng ta phải tôn trọng hạnh phúc của người như của chính mình và vai trò của Đường Lối Mới Nhân Quyền như cây gậy mở đường.
Tác phẩm như một dấu ấn lịch sử góp phần xây dựng một xã hội Việt Nam lành mạnh ngay từ hôm nay và mai sau, nhân cách cá nhân như một nhân vị hình thành nhân cách quốc gia. trên nền tảng Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền 1948!

***

Những nẻo đường tham nhũng tại Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu.

Ra Hà Nội phải gánh theo đô la ?!

Các nhà đầu tư, ngay cả những viên chức chính quyền đều ngầm mách cho nhau thứ luật bất thành văn ‘Ra Hà Nội muốn được việc phải gánh đô la theo mới thành…’. Và chuyện quan hệ ở cửa sau mới là cổng chính ‘Ông ăn chả, bà ăn nem’, ‘Ông ăn một bà phải gấp đôi ba lần!’ Chuyện hối lộ tại Việt Nam người ngoại quốc không hiểu nổi, nhưng cũng rất dễ nhận ra vì mọi sự vẫn trong cái biểu tượng Bát Quái của Á Đông ‘âm trung hữu dương…’Muốn hiểu được phải thấm nhuần quẻ âm dương, phải thoát ra khỏi nhị nguyên luận truyền thống tư tưởng Phương Tây, nhất là đi về phía tha hóa của ‘đồng qui nhi thù đồ’ [1] – nhất nguyên luận!

Cuộc thăm dò dư luận có tên “Phong vũ biểu chống tham nhũng toàn cầu 2010”. Khảo sát do công ty tư vấn Indochina Research, đại diện cho hãng nghiên cứu Gallup International tại Việt Nam thực hiện theo yêu cầu của Tổ chức Minh bạch Quốc tế (TI). Nhân viên nghiên cứu phỏng vấn trực tiếp 1.000 người dân ở năm thành phố lớn, gồm Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng, Hải Phòng và Cần Thơ. 62 % trong số người được hỏi cho rằng tham nhũng gia tăng tại Việt Nam trong ba năm qua. Trong các lĩnh vực “cảm nhận’’ có tham nhũng, cảnh sát được cho là ngành đứng đầu tham nhũng ở Việt Nam – với 82% số người được hỏi đồng ý. Theo sau là giáo dục (67%), cán bộ nhà nước, nhân viên hành chính công (61%), và tư pháp (52%). Khảo sát cho thấy người dân không tin vào lãnh đạo chính phủ, và báo chí, trong công cuộc phòng chống tham nhũng.

______________
[1] Đức Khổng Tử nói: "Thiên hạ tư hà lự? Thiên hạ đồng qui nhi thù đồ, nhất trí nhi bách lự. Thiên hạ hà tư hà lự?" Nghĩa là: Thiên hạ nghĩ gì lo gì? Thiên hạ cùng về một chỗ mà nhiều đường khác nhau, cùng một mối mà trăm điều lo nghĩ. thiên hạ nghĩ gì lo gì?
Ý của Đức Khổng Tử nói rằng: Thiên lý tuy biến hóa thành trăm đường ngàn lối, nhưng rốt cuộc cũng qui về một mối mà thôi. Nếu người ta biết thế thì còn lo nghĩ gì nữa.
***


Trong khi đào mồ chôn chủ nghĩa tư bản những người Cộng sản tự chôn chính mình!
***
 I. Tham nhũng chính trị tại Việt Nam 
Tham nhũng chính trị chính là sự lạm dụng quyền lực mà các chính trị gia được giao phó để thu lợi riêng, với mục đích tăng quyền lực hoặc tài sản.
Tại Việt Nam xuất phát từ nền trị chính bất minh, luật pháp không dựa trên các giá trị phổ quát nhưng chỉ là nghị quyết của Đảng, nhất là qua chiêu bài Quốc tế vô sản song thật sự chỉ là hình thức của chủ trương nô lệ thời mới!
Họ Hồ khẳng định như sau: “Các cô chú nên nhớ điều nầy, ai có thể sai, nhưng Bác Staline, Bác Mao thì không bao giờ sai cả”! Hảo tề! Đã làm người mà không sai lầm chỉ là NGỢM!
Tố Hữu làm thơ “Bên nầy biên giới là nhà, bên kia biên giới cũng là quê hương”. Quê hương của ngàn năm nô lệ giặc Tàu đầy sự mỵ dân thời mới! 
Kẻ bán nước, ôm chân đế quốc chính là Hồ Chí Minh và Phạm Văn Đồng. Bán nước có văn tự, có giấy tờ (công hàm) ký ngày 14-9-1958 cho Trung Cộng.
Nên hà tất dẫn đến một chế độ với bao hệ lụy tham ô, nhũng lạm! Thượng bất chánh, hạ tắc loạn! Qua sự kiện gây ồn ào một thời gian việc cha con thứ trưởng thường trực Bộ Thương mại bị bắt vì cáo buộc nhận tội hối lộ. Các vụ khác được công khai như các tổng công ty Dầu khí, Hàng hải, Thủy sản, Điện lực…và đặc biệt Vinashin đến Vinalines với người đứng đầu là Thủ tướng chính phủ!
Chấn động nhất vẫn là chuyện Ông Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và phu nhân là bà trùm tham ô khiến ông phải từ chức cùng các phó Thủ tướng ra đi trong nhục nhã!
Ông Phan Diễn, ủy viên Bộ Chính trị, thường trực Ban bí thư Trung ương Đảng, được trích lời nói: “Nếu chúng ta thực hiện được dân chủ thật sự ở các cơ quan, nâng cao tinh thần dám phê bình, nhận xét, đấu tranh vì lợi ích chung thì những vụ việc tiêu cực, tham nhũng sẽ khó thực hiện hơn.”
Mối quan hệ giữa tham nhũng và dân chủ đã được nhiều nhà nghiên cứu xác nhận, vì tham nhũng phá hủy các nguyên tắc giúp cho một xã hội dân sự phát triển!
Trong các báo cáo hàng năm của tổ chức Transparency International đều đặt trọng tâm vào vấn đề tham nhũng chính trị. Trong bản báo cáo 2004, Peter Eigen, Chủ tịch Transparency International, tuyên bố báo cáo là lời kêu gọi “Đưa sự liêm chính và trách nhiệm vào việc trị quốc, chấm dứt tệ hối lộ của các công ty đa quốc gia, và ngăn dòng lưu chuyển tài sản đánh cắp vào các trương mục ngân hàng bí mật tại phương Tây.”
Ông Chủ tịch viết tiếp: “Việc lạm dụng quyền lực chính trị để thu lợi riêng khiến những người nghèo nhất mất đi các dịch vụ xã hội cần thiết, tạo nên mức độ tuyệt vọng khơi mào cho xung đột và bạo lực.”
Vậy tham nhũng chính trị chính là sự lạm dụng quyền lực mà các chính khách được giao phó để thu lợi riêng, với mục đích tăng quyền lực hoặc tài sản.
Rõ hơn, Robin Hodess, một trong các tác giả báo cáo, đã nhấn mạnh: “Tham nhũng chính trị  không nhất thiết dính đến việc tiền trao tận tay; nó còn có thể mang hình thức của việc ‘trao đổi ảnh hưởng’ hoặc ban phát đãi ngộ để khiến nền chính trị bị đầu độc và dân chủ bị đe dọa.”
Như vậy tham nhũng chính trị - political corruption - khác với tham nhũng ‘cò con’ của các viên chức ở chỗ chỉ xảy ra bởi các lãnh tụ chính trị, những người có thẩm quyền chi phối hoặc chủ động các quyền lợi của người dân.
Theo báo cáo 2004 của Tổ chức Transparency International, tham nhũng chính trị sẽ tác hại đến toàn xã hội như sau:
“Tại các nước đang phát triển, tham nhũng chính trị đe dọa sự sống còn của nền dân chủ, vì nó khiến cho các định chế dân chủ trở nên yếu ớt.
“Việc vén màn các vụ tham nhũng có thể gây sốc cho toàn xã hội. Nhưng một thực tế là trên thế giới, rất khó trừng phạt các lãnh tụ bị nghi ngờ tham nhũng.
“Nhiều lãnh đạo đã rời nhiệm sở hoặc qua đời trước khi tội của họ bị phanh phui.
Transparency International đưa ra một bảng những bị cáo tai tiếng, với ước tính tài sản họ đã lấy đi. Nó nhắc nhở người ta về tác động của sự lạm dụng quyền lực đối với một đất nước.
Ví dụ, cựu tổng thống Indonesia, Suharto, bị nghi đã biển thủ từ 15 đến 35 tỉ đôla. Slobodan Milosevic, cựu tổng thống Nam Tư, bị nghi đã lấy đi từ 2 đến 5 tỉ đôla.
Người đứng số mười trong danh sách, cựu tổng thống Philippines Joseph Estrada, bị nghi cuỗm khoảng từ 78 – 80 triệu đôla sau ba năm cầm quyền.
Tham nhũng của các chính trị gia là vấn đề gây bức xúc nhất trong dân chúng.
Phong vũ biểu đo lường thái độ người dân đối với tham nhũng - một phương pháp đo của Transparency International – thấy rằng nếu người dân có cây gậy thần cho phép loại bỏ tham nhũng trong một định chế duy nhất trong xã hội, thì đa số sẽ chọn việc diệt trừ tham nhũng trong các đảng phái chính trị.
Giới doanh nhân cũng cảm nhận các tác động của tham nhũng chính trị.
Một khảo sát của Diễn đàn kinh tế thế giới cho thấy giới doanh nhân tin rằng việc tài trợ tiền có ảnh hưởng lớn đến chính trị, và hối lộ là phương thức đạt các mục tiêu chính sách tại 20% các nước được khảo sát.”

II. Viễn cảnh chính trị ở Việt Nam 
Có khuynh hướng cho rằng phát triển kinh tế dẫn đến mở rộng không gian chính trị, cho nên  chính trị Việt Nam sẽ thay đổi theo chiều hướng nào đã là chủ đề tranh luận của nhiều nhà nghiên cứu nước ngoài cụng các nhà dân chủ trong nước.
Một xu hướng khá phổ biến phát triển kinh tế sẽ giúp tiến trình dân chủ hóa nhanh chóng hơn, nhiều người trở nên khá giả và chính họ sẽ có những nhu cầu đòi hỏi nhà nước chuyên chế phải rộng mở hơn. Thế nhưng mọi thứ ngược lại, tầng lớp mới càng lệ thuộc vào nhà nước và cùng nắm tay đồng hành của tầng lớp mới Tư bản đỏ!
Nghĩa là trong kỳ vọng về một xã hội dân sự lành mạnh từ khát vọng của giới trung lưu mới với các giá trị khác với nhà nước. Qua tác phẩm kinh điển của Barrington Moore, Social Origins of Dictatorship and Democracy (1966). Moore và nhiều người sau này như Rueschemeyer, Evelyne Stephens cho rằng thay đổi chính trị không chỉ phụ thuộc vào sự thay đổi bản chất của từng nhóm xã hội...mà còn phụ thuộc vào mối quan hệ giữa các nhóm này và nhà nước.
Theo Martin Gainsborough viết trên tạp chí Asian Survey năm 2002 thuộc trường nghiên cứu châu Phi và phương Đông (SOAS) của Anh, cho rằng: “viễn cảnh thay đổi chính trị ở Việt Nam cần được nhìn qua các thay đổi bên trong bộ máy nhà nước, hơn là nhấn mạnh sự xuất hiện của các lực đẩy bên ngoài nhà nước.”
Bài tiểu luận này có tựa đề “Political Change in Vietnam: in search of the middle class challenge to the state.” Tóm tắt như sau:
- Tầng lớp trung lưu mặc dù trong lịch sử là lực đẩy dân chủ hóa, nhưng cũng lại thường liên minh với chế độ chuyên chế.
Do đó, thực tế vì quyền lợi gắn liền với thế lực cầm quyền khiến họ có xu hướng chống lại tiến trình dân chủ hóa cho đến khi một chế độ mới dân chủ thật sự ra đời, thành phần nầy vẫn còn nhiều tư hữu để trở nên giàu có trong một chế độ hoàn toàn tự do. Đây là tầng lớp được hưởng lợi khấm khá và thật sự chỉ có người nghèo vì nhiều lý do phải nghèo là thành phần bị thiệt thòi nhất!
Trong trường hợp Việt Nam, nhìn bề ngoài có vẻ như rõ ràng giai cấp này không tồn tại. Những đại địa chủ đã bị loại bỏ tại Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (Bắc Việt) trong thập niên 1950, và việc này lại tiếp tục ở các khu miền Nam giải phóng trong thập niên 1960 và sau chiến thắng của đảng Cộng sản năm 1975. Chiếu theo lý thuyết, việc thiếu vắng giai cấp này có vẻ sẽ hỗ trợ một quá trình chuyển tiếp dân chủ.”
“Tuy nhiên, phải chăng Việt Nam không có các địa chủ? Bất chấp quy định hạn mức đất nông nghiệp ở nông thôn, nhưng những năm đổi mới đã đi kèm với tình trạng không có ruộng đất ngày càng tăng. Điều này dẫn đến hệ quả tất yếu là sự tái trỗi dậy của các nhà địa chủ.
Người ta cũng có thể nói rằng mặc dù những người chủ đất của chính thể cũ đã bị loại bỏ, nhưng thay vào chỗ của họ là sự xuất hiện của một tầng lớp chủ đất mới, đó là các cán bộ và viên chức chính quyền. Thông thường chính họ, hoặc thành viên gia đình họ, là người nắm ưu thế trong nền kinh tế nông thôn. Nếu phân tích này là chính xác, thì viễn cảnh cho sự mở rộng không gian chính trị không sáng sủa lắm.”
“Hải Phòng là một trong những thành phố văn minh trước tiên của vùng vùng đồng bằng Bắc bộ và sau đó tỏa đi khắp nơi. Bây giờ vào đầu thế kỷ 21, tại làng Tiểu Bàng, Đại Hợp, Kiến Thụy, Hải Phòng – ‘một luồng văn minh mới’ cho dù đang mùa tuyển sinh nhưng không còn nghe thấy chuyện thi cử đại học, thiếu nữ của vùng này đều lo học ngoại ngữ, học đi đứng, học làm đẹp… học sao cho thật tốt ‘vành ngoài bảy chữ, vành trong tám nghề’ để ôm mộng lấy chồng ngoại hầu đổi đời!
Các “Lò luyện” lấy chồng ngoại quốc ở Hải Phòng nở rộ như hoa phượng đỏ, các cô gái từ làng quê đến thành phố đều tham gia theo học những khóa đào tạo ngắn ngày này, họ dạy về ngoại ngữ theo nhu cầu gồm tiếng Hàn, tiếng Anh… vừa nói vừa ra dấu miễn sao đạt mục đích đó là phương cách ‘giáo dục thực hành’ của các trường loại này!
Họ mở lớp dạy ngoại ngữ giao tiếp cho các cô gái sắp lên máy bay đến xứ lạ làm dâu là đông nhất, Có lớp học 4 đến 5 ca một ngày, từ sáng sớm đến đêm khuya. Nhiều em gái đang tuổi dậy thì, được cha mẹ “hướng nghiệp” cũng theo học, để “chờ thời”, khi lớn là “xuất khẩu”. Một phụ nữ trung niên có lẽ đã từng là một ‘tú bà’ phát biểu ‘Những cuộc thi sắc đẹp khắt khe thế nào, thì cuộc thi tuyển để lấy được chồng ngoại cũng không kém phần căng thẳng, có khi một “chọi” vài chục. Thế nên, việc dạy dỗ dáng đi, nét cười, cách ăn nói và tập luyện làm đẹp thân hình cũng diễn ra căng lắm. Các khóa học kiểu này thường do các bà mai mối chuyên nghiệp trực tiếp dạy bảo gái làng’.
Người đàn bà biết cách làm cho các cô gái ‘trổ mã ra’, xinh lên gấp bội khi qua tay bà. Bà dạy các cô đi, đứng, giao tiếp… đủ cả. Có người hỏi bà học ở đâu những ngón nghề đó, bà chỉ cười ranh mãnh rồi phán: “Sống lâu lên lão làng”.
Còn bà kia cho hay ‘tôi có khả năng biến các cô gái làng thành “ngôi sao” đi thi tuyển chồng ngoại. Có thể biến “vịt trời” thành “thiên nga”. Bà kể chuyện về một cô gái thô kệt trên đồng ruộng nhưng vì cha mẹ quyết tâm cho con xuất ngoại đổi đời qua ‘vốn tự có’ nên đã bán bớt ruộng vườn để bà huấn luyện và quả thật sau một thời gian khổ luyện đã đẹp gần như hoa khôi. Chính người yêu cũ ở làng quê cũng không còn nhận ra cô bạn tình của mình nữa như nào quần áo bó sát không phải để ngăn những con đỉa chui vào người trên đồng ruộng nhưng như lời bà vừa cười vừa nói ‘giờ đây bó sát để mời đỉa vào’, nịt bụng nữa với eo phải co lại, ngực nở ra, chân thon lại… Lúc đầu thấy khó chịu nhưng về sau nhìn bóng mình trong gương quen mắt, tự thấy thích và mong có ngày được tuyển chọn để làm vợ người ta…
Các lò luyện đã tẩy răng thay vì cà răng căng tai như các bộ tộc hay làm, tẩy da, ép tóc uốn lượn tùy theo khuôn mặt, tập đi nhẹ nhàng uyển chuyển chứ không còn đi nặng thình thịch như trên các ruộng sình… Nhiều em thật buồn trong những ngày đầu xa quê nhưng rồi từ nhu cầu bản thân, song phần lớn bố mẹ không còn muốn cho con học hành vì thực tế học xong đại học cũng không giúp gì được gia đình, nay nếu may mắn có tiền sẽ mua bao nhiêu bằng cấp cũng được, Hải Phòng ngày nay có tiền không chỉ mua tiên, mua cả những cái Tiên không có vì Tiên chưa chắc đã có tiền và biết tham nhũng! Thế giới của Tiên, Thánh theo các sách Kinh cõi này là trung tính nên chắc chắn sẽ không có cái như của người.
Cái giá cho công sinh thành và học phí ‘khổ luyện’ nếu được chọn với thành phần có chút nhan sắc, bố mẹ sẽ được nhận ngay 50 triệu VND thời giá hiện tại!

Nhiều người có trình độ bắt mối được với người nước ngoài khá giả và tuyển chọn từ những gia đình đàng hoàng được học hành, sau đó với những khóa huấn luyện thì giá cả với của ‘hồi môn’ chắc chắn sẽ cao hơn nhiều! Và những cuộc hôn nhân như thế thường bền vững vì họ biết rõ lẫn nhau qua các ‘thầy chuyên môn’.
Hải Phòng tiếng ve ran trên những mái phố nhấp nhô hình bóng cỗ nay chỉ còn là dư âm, những người dân Hải Phòng tươi cười rạng rỡ vẫn còn đó nhưng vội vã hơn, những khẩu hiệu tuyên truyền như ‘thành tựu quan trọng và cùng nhau tin tưởng vững bước đi lên… không còn phải lo chuyện đói cơm rách áo, Hải Phòng đang có bước tăng trưởng mạnh, hàng loạt sản phẩm mới ra đời, mang lại giá trị tổng sản lượng gấp hàng trăm lần… từng bước hiện đại hoá’.
 Hỡi Bà Lê Chân khai lập làng An Biên xưa, biết bao thế hệ tiếp nối quai đê lấn biển, dựng làng, làm ruộng, ngày nay vẫn chỉ là những dải cát hoang vu cho sóng vỗ chập chờn trong mỗi tâm hồn người dân. Hải Phòng vẫn vươn mình ra biển lớn, thành phố có năm cửa ô, hà tất càng thấy vui hơn vì đã có thêm hàng chục cây cầu mới, cùng những con đường mới hiện đại, khang trang, thênh thang, thẳng tắp từ bốn đến sáu làn xe, những cửa ô xoè ra nhưng lại đang hứng lấy những xấu xa tệ nạn nhất với lịch sử dân tộc này, con tàu quốc doanh Vinashin kia với nợ chồng lên đất nước này đến khủng hoảng, tiền bạc vào túi bọn quan tham 90 ngàn tỷ! Có thể nói đó là biểu tượng của Hải Phòng ngày nay!
Con tàu phá sản, lủng đáy, con cháu chúng ta lủng quần, phải bán trôn nuôi miệng xứ người trong khi nguồn tài nguyên đất nước Việt Nam hiện tại vẫn rừng vàng biển bạc!” (Trích từ truyện ngắn Luyện thi lấy chồng ngoại của nhà văn Thiên Bút)
1. Nông dân và người lao động ở nông thôn
“Giai cấp thứ hai là nông dân và người lao động nông thôn. Theo lý thuyết, người nông dân trong lịch sử quan tâm đến dân chủ hóa, nhưng không phải là sức mạnh tạo ra nó, chủ yếu vì họ thiếu tổ chức.
Việc 20 năm sau đổi mới, Việt Nam tiếp tục là xã hội nông nghiệp dường như bao hàm ý là chỉ có một lực đẩy tương đối yếu cho dân chủ hóa.
Kể từ thập niên 1990, bất ổn ở nông thôn có vẻ trở nên thường xuyên hơn. Còn thiếu các nghiên cứu về nguyên nhân của điều này, nhưng dường như chúng thường liên quan đến các tranh chấp đất đai với giới nắm quyền ở địa phương, và đi kèm các cáo giác tham nhũng. Mặc dù không có bằng chứng về sự tài trợ trực tiếp từ nước ngoài cho bất ổn nông thôn, nhưng các nhóm phản kháng đặt ở nước ngoài và các tổ chức nhân quyền nhanh chóng ủng hộ những cộng đồng nông thôn chịu khó khăn, còn các chính phủ nước ngoài, bao gồm Mỹ, đã chỉ trích cách đối phó của chính phủ Việt Nam trước các vụ việc này.
Nhưng ngoài các trường hợp kiện tụng cá nhân, sẽ là sai lầm nếu người ta nói về một sự đối lập tại nông thôn hiểu theo nghĩa là một tổ chức có nền tảng thể chế chung và một lý luận chặt chẽ chỉ trích sự cầm quyền của đảng. Một số học giả nhắc đến sự phát triển của các nhóm độc lập đại diện cho nông dân, nhưng có ít bằng chứng cho điều này.
2. Người lao động thành thị
Giai tầng thứ ba là người lao động ở thành thị. Đây được xem là lực lượng quan trọng cho dân chủ hóa. Ở Việt Nam, số người này vẫn còn ít. Tuy nhiên, thời kì đổi mới đã đi kèm với việc đô thị hóa nhanh chóng.
Về khía cạnh lao động có tổ chức, giai cấp lao động thành thị chưa tỏ ra có sức mạnh. Quan hệ lao động đã trở nên phức tạp hơn kể từ đổi mới, và các cuộc đình công cũng phổ biến hơn. Tuy nhiên, không có các công đoàn độc lập, và Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam tỏ ra vẫn chia sẻ nghị trình của nhà nước là khuyến khích kinh tế và bảo đảm ổn định chính trị, hơn là thật sự đại diện cho người lao động.
“Trên bình diện xã hội, số thanh niên nam nữ trộm cướp giết người ngày càng nhiều không thể đổ cho chế độ miền Nam trước đây, từ quan niệm trong cuộc đấu tranh này ‘nếu có mất là mất mảnh vải che thân’, nên bọn ăn cướp thời đại ngày nay cũng vậy đã nảy sinh tệ xin đểu ngay tại Trung Tâm Sài Gòn và Hà Nội, chúng có băng đảng và tổ chức hẳn hoi, và tất nhiên đến mọi ngõ ngách các khu dân cư theo các phóng sự ngay nơi các máy rút tiền lẻ, công nhân, sinh viên trên đường về nhà nhất là tại các bến xe, phố đêm vắng người… Quả là tâm trạng hoang mang của người dân vô cùng. Vai trò của công an và quân đội ngày nay không hết việc và thật cao cả với sứ mệnh ngày đêm vì an ninh của người dân, nhưng các bạn sẽ không mang lại được hiệu quả tốt nhất cho người dân vì chúng ta đang là nạn nhân của một cơ chế lỗi thời. Mọi chuyện phải được giải quyết trên bình diện quốc gia khi tập đoàn thống trị phải trả ngay thẩm quyền lại cho người dân. Công an quân đội không phải công cụ của một đảng phái bè nhóm nào nhưng là phục vụ cho người dân và dù chế độ nào.” (trích tham luận Xin đểu ngày nay của Thiên Bút )
3. Tư sản
Giai cấp thứ tư là tư sản, ở đây được hiểu là tầng lớp kinh doanh hoặc sở hữu vốn. Quan niệm thông thường xem những doanh nhân là một phần của tầng lớp trung lưu, và vì thế là lực đẩy cho dân chủ hóa.
Tuy nhiên, theo quan điểm của Moore, Rueschemeyer và nhiều người khác, tư sản được xem là có quan điểm không rõ ràng đối với dân chủ hóa. Ví dụ, tác giả Richard Robison nhắc tới một “hiệp ước cùng thống trị” giữa tầng lớp doanh nhân và chế độ chuyên chế Suharto ở Indonesia – một quan hệ dựa trên các quyền lợi chung.
Dù giới doanh nhân là hiện tượng mới nếu xét về các quan tâm kinh doanh của họ, nhưng họ lại là cũ khi xét về quan hệ chính trị.
Tại Việt Nam, những năm qua đã có sự xuất hiện của một giới tinh hoa mới trong kinh doanh.
Tuy nhiên, mặc dù giới tinh hoa này là hiện tượng mới nếu xét về các quan tâm kinh doanh của họ, nhưng họ lại là cũ khi xét về quan hệ chính trị. Nghĩa là, nhiều người trong số các doanh nhân mới này xuất thân từ bên trong hệ thống hiện nay, đang là hoặc từng là viên chức, hoặc là con cái của giới lãnh đạo.
Để làm ăn thành công, các công ty vẫn phụ thuộc nhà nước để có giấy phép, hợp đồng, tiếp cận vốn và đất, và cả sự bảo vệ. Như thế, Việt Nam vẫn thiếu “một giai cấp tư sản độc lập hoặc lớn mạnh” mà Moore xem là yếu tố cần thiết cho dân chủ hóa.
Lý thuyết về dân chủ hóa cũng nhấn mạnh sự quan trọng của quan hệ giữa tư sản với người lao động thành thị. Nếu giới trung lưu cảm thấy bị đe dọa bởi người lao động đô thị, họ có khả năng trở nên bảo thủ hơn. Nếu không, họ có thể liều lĩnh hơn.
Không có mấy bằng chứng là có sức ép mạnh mẽ đòi thay đổi chính trị từ cộng đồng kinh doanh. Đã có những kêu gọi như cần có sân chơi bình đẳng cho mọi công ty, mở rộng thông tin, bớt sách nhiễu – người ta có thể nhìn thấy ở đây giai đoạn đầu của một sự phân rẽ giữa tư sản và nhà nước. Tuy nhiên, những kêu gọi như thế không lớn khi so sánh với việc cũng chính những công ty này rất nhiệt tình (vì bắt buộc) khi tìm kiếm ưu đãi từ nhà nước.
Riêng trên đất nước này có thể nói rằng vẫn chưa có một hệ thống tiền tệ minh bạch: tiền được làm nên đó là thứ phương tiện, đúng hơn là thứ vũ khí của tầng lớp thống trị với mục đích cuối cùng là thu vén tài sản của nhân dân, người dân hoan hỷ tưởng chừng như là phương tiện thanh toán tốt nhất vào mỗi thời nhưng thật sự chính mình là nạn nhân, sự luân chuyển của đồng tiền chẳng qua chỉ là hình thức gián tiếp cống nạp cho kẻ thống trị vì cuối cùng đồng tiền chạy vào ngân khố của tập đoàn vua chúa hay đảng trị, họ muốn thu hồi từ dòng chảy trong bàn tay của chúng bất cứ lúc nào mà không có một sự giám sát của nhân dân!
Hiện nay dưới sự thống trị của tập đoàn đảng trị CSVN, sau khi con tàu quốc doanh Vinashin không còn khả năng trả nợ, người ta mới giật mình, đặt câu hỏi: ai đã quản lý, kiểm tra, giám sát các nguồn vốn của Vinashin?
4. Giới công chức và trung lưu
Nhóm xã hội thứ năm là giới công chức và trung lưu. Tại Việt Nam, nhóm này bao gồm những cán bộ, công chức nắm giữ các vị trí trong các cơ quan, doanh nghiệp nhà nước, mặc dù có thể có một số sự chồng chéo với tầng lớp kinh doanh hoặc sở hữu vốn. Một nhóm khá mới trong phạm trù này là các nhân viên Việt Nam làm việc cho công ty nước ngoài.
Một vài năm trước, một số học giả nhấn mạnh đến khoảng cách ngày một tăng giữa các nhóm như vậy với nhà nước, cho rằng con người ngày càng tổ chức đời sống tách biệt khỏi ảnh hưởng của nhà nước. Mặc dù việc một người làm cho công ty nước ngoài có thể quan trọng, nhưng Martin Gainsborough lại nhấn mạnh mối quan hệ chặt chẽ liên tục giữa nhóm này và nhà nước, xét về nguồn gốc tương đối đặc quyền của họ, cũng như trọng tâm trung thành của họ, hay sự sẵn sàng gia nhập đảng...Như vậy, giống như giới tư sản, các nhân viên người Việt làm cho nước ngoài vẫn “thuộc về hệ thống”.
Qua bộ phim Đường Tới Thành Thăng Long hiển hiện rõ: Cả một dân tộc đến gần con số trăm triệu người, hàng ngàn tiến sĩ gọi là được phong hàm giáo sư… nhưng để tâm vào chuyện gì? Quả là nhân cách cá nhân do sợ hãi trở nên ngu muội đưa đến vong thân về tinh thần mà vốn truyền thống của dân tộc này hào hùng, khí khái, hiên ngang, bất khuất!
Từ tiến sĩ đến các nghệ sĩ, nào phong cho nhau những mỹ từ danh giá ‘nhân dân, ưu tú..’ Và trên một ngàn nhà văn theo con số chính thức nhưng quá hèn không viết nổi, không đạo diễn nổi, không đóng nổi các vai…nên đành đoạn ‘giao trứng cho ác’, ‘bán mình cho quỷ dữ’ !
Không có trận Chi Lăng, Bạch Đằng, vậy lịch sử dân tộc này là dân tộc nào, cảnh chém giết tàn ác của Tàu  thể hiện trong phim thành gia sản của người Việt như một bộ lạc hoang dã! Một sự phỉ báng Tổ Tiên dân tộc này!
5. Nhà nước yếu hay mạnh?
Bên cạnh việc phân tích thái độ của các tầng lớp xã hội và quan hệ giữa các nhóm này, người ta cũng cần phân tích bản chất của quyền lực nhà nước để soi sáng câu hỏi liệu một nước có dân chủ hóa hay không.
Nhiều năm qua, bản chất của quyền lực nhà nước ở Việt Nam đã thu hút những cách phân tích khác nhau.
Quân đội và công an vẫn chiếm vị trí quan trọng trong đời sống chính trị Việt Nam
Ví dụ, Joel Migdal (1988) mô tả Việt Nam là “nhà nước mạnh”, đặt nó chung với Israel và Nhật cùng các nước xã hội chủ nghĩa khác. Migdal cho các nhà nước này là mạnh vì theo ông, chúng có khả năng điều động các định chế nhà nước thực hiện các công việc chính sách bất chấp sự tồn tại của các trung tâm quyền lực khác. Một số người khác lại cho rằng khả năng của nhà nước Việt Nam không mạnh như người ta nghĩ.
Martin Gainsborough lại cho rằng tựu trung nhà nước ở Việt Nam mạnh, nhưng nó phụ thuộc vào từng hoàn cảnh, vì thế mà tạo nên các phân tích khác nhau. Nếu quan sát công việc hàng ngày của các định chế và bộ máy nhà nước, người ta thấy thói thường quyền lực ở các định chế nhà nước bị phân lập, và các cơ quan cao hơn trong bộ máy chỉ có khả năng hạn chế khi muốn điều động các cơ quan bên dưới ('trên bảo dưới không nghe'). Vì thế quyền lực bị phân tán. Nhà nước ở thế yếu. Tuy nhiên, nếu quan sát vai trò của công an trong cuộc sống hàng ngày của người dân, nhà nước lại có vẻ mạnh.
Ngoài ra, trong các cuộc thanh tra định kỳ (periodic) nhắm vào các hoạt động kinh doanh khả nghi, và trong việc truy tố các vụ tham nhũng lớn, nhà nước chứng tỏ khi bộ máy cảm thấy phải chuyển động, nó có thể rất mạnh mẽ.
Như vậy, 20 năm sau đổi mới, việc nhà nước vẫn có một quyền chủ động tương đối có vẻ không thuận lợi cho tiến trình chuyển tiếp dân chủ. Lý thuyết về dân chủ hóa nhấn mạnh rằng sự có mặt thường xuyên của quân đội và công an trong nhà nước đặc biệt bất lợi cho một sự chuyển tiếp. Tại Việt Nam, hai định chế này đã luôn có mặt trong các vị trí lãnh đạo chủ chốt.
Song, môi trường giáo dục của Việt cộng đang hỏng trầm trọng, từ chuyện học sinh nữ đánh nhau, thầy mua dâm học trò, đổi tình lấy điểm, mua điểm...
Những người có điều kiện tầm vóc quốc gia, ngay cả trong ngành giáo dục đều tìm cách cho con đi học ở nước ngoài, mặc cho nền giáo dục nước nhà theo kiểu ‘nước chảy bèo trôi’ !
Con người của Hà Nội cổ xưa thanh lịch và sâu sắc từ dáng đi, lời ăn tiếng nói, đến cư xử giữa người với người là vậy. Trí tuệ của Hà Nội xưa cũng uyên bác và thực chất hơn nhiều. Dưới trào cộng sản mở đầu câu chuyện là câu láo khoét giả dối làm đầu nào ‘nhờ ơn Bác Đảng…mà em thế này… nhà u nó ra sao?’

Hà Nội đang rồng rắn lên mây, những giá trị ảo đó rồi cũng tan biến theo thời gian, những hàng mã trong lễ hội càng tiêu nhanh, tất cả sẽ qua đi, nhưng ‘văn hóa là những gì còn lại’, những giá trị nhân văn thể hiện qua nhân cách, trí tuệ người Hà Nội sẽ còn mãi và không biến mất trong máu huyết người Việt. Nhân sĩ và trí thức Hà thành đang cất cao tiếng gọi, nhân quyền không còn là chuyện phê phán người khác, cũng không chỉ với vài bài viết của một tờ Tạp chí gọi là làm chuyện nhân quyền. Nhân quyền là dấn thân, hành động thiết thực qua giáo dục để nhằm biến đổi con người rồi tự thân con người biến đổi xã hội.
6. Các lực lượng xuyên quốc gia
Lý thuyết về dân chủ hóa cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của các lực lượng xuyên quốc gia trong vấn đề thành công hay thất bại của một tiến trình chuyển tiếp.
Sự chấm dứt chiến tranh lạnh cũng chấm dứt cái nhìn xem Đông Nam Á là các quân bài domino trong cuộc tranh đấu ý thức hệ. Vì thế, các nước này đã chịu sức ép từ Mỹ và EU quanh các vấn đề nhân quyền và cai trị. Việt Nam cũng chịu sức ép này. Nhưng mặt khác, dường như Việt Nam không đến mức dễ bị đe dọa trước các luồng xâm nhập tư tưởng từ ngoài – khác với Lào, chẳng hạn.
Quan hệ Việt Nam – Trung Quốc cũng có thể nói góp phần củng cố chế độ tại Việt Nam. Dù hai nước này có khác biệt thế nào, họ đều có chung sự không tin tưởng trước quyền lực toàn cầu của Mỹ và cả hai đều theo quan điểm cải tổ kinh tế mà không mất quyền kiểm soát chính trị.
Ngoài ra, một thiên hướng phổ biến là nhấn mạnh rằng trong thời đại toàn cầu hóa, việc hòa nhập vào nền kinh tế thế giới thường bất lợi cho chế độ chuyên chế. Tuy nhiên, ở Việt Nam, tài trợ nước ngoài và vốn tư bản đổ vào lại giúp củng cố quyền lực nhà nước, vì chính các định chế và công ty nhà nước thường là người hưởng lợi chính.
Năm mươi năm qua vẫn chưa đủ đã làm nghèo đất nước này đến dường nào so với  mức tăng trưởng kinh tế thế giới, hãy bần cùng đến nhiều thế hệ hơn nữa, cương lĩnh hứa hẹn ‘Từ nay đến giữa thế kỷ XXI, toàn Đảng, toàn dân ta phải ra sức phấn đấu xây dựng nước ta trở thành một nước công nghiệp hiện đại, theo định hướng xã hội chủ nghĩa’ !
Từ định hướng đến phương hướng là phương nào khi báo cáo đưa ra 8 danh mục cơ bản mà bất cứ một học sinh phổ thông nào cũng nói được có khi càng bốc hơn, xin ghi lại nguyên văn cho rõ với phản đề ngắn gọn của người dân trên chữ đậm, nghiêng:
Một là, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước gắn với phát triển kinh tế tri thức, bảo vệ tài nguyên, môi trường.
- Kinh tế tri thức: hiện nay Việt Nam là sân sau, một bãi rác của Trung Quốc!
- Môi trường tài nguyên thiên nhiên: Thảm họa môi trường và an ninh quốc gia qua bauxit Tây Nguyên vẫn đang ám ảnh người Việt Nam yêu nước! Rừng vàng biển bạc đều dần dần rơi vào tay Trung Quốc trong một chiến lược thôn tính lâu dài của Đại Hán!
Hai là, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
 - Lịch sử từ cổ chí kim chưa ai biết cái định hướng này là gì, sẽ đưa dân tộc về đâu? Hiện chỉ thấy các cán bộ, đảng viên Cộng sản hành động càng ngày càng xằng bậy!
Ba là, xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; xây dựng con người, nâng cao đời sống nhân dân, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội.
 -Nghĩa là Tàu sao ta vậy! Tàu cộng đưa ra ‘Xã hội hài hoà’, ta cũng ‘Hài hoà xã hội và sáng tạo thêm chữ Hoà giải nữa!
Bốn là, bảo đảm vững chắc quốc phòng và an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội.
-Ra đường là kẹt xe, tai nạn giao thông…đó là trật tự an toàn xã hội! Quốc phòng và an ninh quốc gia đã có Trung Quốc lo vì trên căn bản những gì đã ký kết ngầm với Tàu cộng ‘chỉ mong sao trở thành một khu tự trị như Tân Cương, Tây Tạng…qua mô hình một quốc gia nhiều chế độ!
Năm là, thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hoà bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển; chủ động và tích cực hội nhập quốc tế.
-Cứ thỏa mái ký kết và không thi hành vì bản chất của CSVN là thế!
Sáu là, xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, thực hiện đại đoàn kết toàn dân tộc, tăng cường và mở rộng mặt trận dân tộc thống nhất.
-Trong lịch sử cũng chưa ai thấy dân chủ kiểu Việt cộng như thế này, sự thường nhân loại gọi kiểu cai trị này là độc tài toàn trị!
Bảy là, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.
-Pháp luật chỉ là thứ trò chơi của giai cấp tư sản theo quan niệm của Mác, như vậy kêu gọi tôn trọng pháp luật không khác gì chống lại học thuyết Mác!
Tám là, xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh.
-Ngày nay chống tham nhũng là chống đảng, vậy chỉ có thể diệt hết tham nhũng khi đảng CSVN không còn, hay tồn tại trong chế độ đa đảng với sự cạnh tranh lành mạnh giữa các đảng sẽ giảm bớt lạm dụng quyền lực để tham ô!
7. Sau chế độ một đảng sẽ là gì?
Từ đầu, bài viết nhấn mạnh sự quan trọng của việc thoát ra khỏi cách nghĩ rằng Việt Nam nhất định sẽ đi trên con đường lịch sử hướng tới chế độ dân chủ kiểu phương Tây. Như vậy, câu hỏi trong bài đặt ra là còn hướng đi nào khác cho việc mở rộng không gian chính trị tại Việt Nam?
Một phần câu trả lời có thể nằm trong việc xem lại các quan niệm như nhà nước và xã hội. Thay vì đi tìm sự xuất hiện của một xã hội dân sự (civil society) lớn mạnh đối lập với quyền lực nhà nước, bài viết muốn người ta tìm hiểu những gì xảy ra bên trong nhà nước.
Một số học giả khác đã theo quan điểm tương tự. Trong quyển Toward Illiberal Democracy in Pacific Asia (1995), Daniel Bell và Kanishka Jayasuriya viết:
“Động lực cho cải tổ chính trị xuất hiện không phải từ việc khẳng định các quyền lợi độc lập của các giai cấp xã hội, mà từ xung đột bên trong nhà nước; cải tổ chính trị liên quan việc đối phó với xung đột bên trong nhà nước, hơn là liên quan sự tái cơ cấu căn bản quan hệ giữa nhà nước và xã hội.”
Martin Gainsborough cho rằng điều này thể hiện các nhà nước tại châu Á xây dựng trên một di sản triết học và văn hóa khác phương Tây. Khi Lý Quang Diệu nói về nhu cầu hạn chế “cách người dân dùng lá phiếu để mặc cả, ép buộc, xô đẩy” chính phủ, ngôn từ đó không đơn giản là nói lấy được, mà thể hiện một cách hiểu hoàn toàn khác về quan hệ giữa nhà nước và xã hội.
Đã nhiều người nhấn mạnh đến các yếu tố như xã hội dân sự, tầng lớp trung lưu, tôn giáo đối lập, trí thức phản kháng, bất mãn của thanh niên, bất ổn ở nông thôn.
 “Sự mở rộng không gian chính trị có nhiều phần khả năng xuất phát từ thay đổi bên trong các định chế nhà nước, hơn là nhờ sự xuất hiện của một xã hội dân sự năng động.”
 Martin Gainsborough
Theo Martin Gainsborough, tất cả những điều này đều là hiện tượng có thật, nhưng ở Việt Nam, đấu trường chính là ở bên trong nhà nước. Vì thế, nếu quan sát một số các cuộc tranh luận chính trị liên quan mối quan hệ giữa đảng và chính quyền, vai trò Quốc hội, vấn đề tập quyền và tản quyền, hay cách thức điều hành doanh nghiệp nhà nước, thì mức độ thay đổi hay việc mở rộng không gian chính trị phải được xem trong quan hệ với các định chế nhà nước. Ví dụ, đảng có thể vẫn giữ quyền tối cao, nhưng phải chấp nhận cho phép các định chế chính quyền mạnh mẽ hơn, một Quốc hội mạnh mẽ hơn.
Cũng như vậy, các quan tâm của giới kinh doanh, thay vì tìm cách biểu đạt qua một tổ chức tách khỏi nhà nước, thì lại chuyển vào kênh của các tổ chức như Phòng Thương mại Công nghiệp hay Hiệp hội ngân hàng. Ngay cả nếu người ta dự đoán một ngày nào đó các tổ chức này sẽ tách khỏi nhà nước, thì có thể cho rằng họ vẫn duy trì một cách hiểu khác phương Tây về mối quan hệ giữa nhà nước và xã hội.
Thay đổi chính trị ở Việt Nam tất yếu sẽ diễn ra, nhưng một bài học từ châu Á là sự mở rộng không gian chính trị có nhiều phần khả năng xuất phát từ thay đổi bên trong các định chế nhà nước, hơn là nhờ sự xuất hiện của một xã hội dân sự năng động như tưởng tượng tại phương Tây.
Bài viết kết luận: Liệu điều này có tạo ra sự thoát khỏi hoàn toàn hệ thống độc đoán hay không còn là điều bàn cãi. Có thể đoán rằng khả năng lớn hơn cả là sẽ có sự nới lỏng dần dần những mặt cứng nhắc của hệ thống quản lý nhà nước.”
Đất nước Việt Nam đang đi trên con đường với những khái niệm mù mờ rất đáng sợ, ngay chính những người soạn ra nó chắc chắn cũng không hiểu nó là cái gì! Nên đã khiến mọi thứ khác xa lời Thi hào Nguyễn Trãi ‘Hang cùng ngõ hẻm không còn tiếng khóc than’. Lời vọng từ năm xưa, đó là mục tiêu của một chính quyền vì dân, đạo đức của những nhà lãnh đạo đất nước - ‘Cái Đạo làm Vua’ !
- ‘Hãy ngồi vào bàn ăn mới biết ngon hay dở’ như ngạn ngữ Phương Tây đã viết! Người Việt chúng ta còn rất hoài nghi chưa chịu ngồi vào bàn, vì những tỵ hiềm đố kỵ hận thù do lịch sử để lại quá nặng nề! Hãy ngồi vào bàn để biết thật rõ bạo quyền là cái ác, độc tài đảng trị là gian trá, biết rằng bàn ăn có nhiều món vẫn thích hơn chỉ một món lại là khoai mì, nhất là loại khoai mì có tên Ấn Độ H34 gì đó vẫn mãi mãi là nỗi kinh hoàng với các tù nhân trong các trại tù CSVN. Loại khoai đó ăn vào thường ngộ độc ói mửa, tháo dạ nhưng phải cứ ăn!
Hãy ngồi vào bàn có nhiều món vẫn thích hơn! Các anh muốn hạnh phúc và chúng tôi cũng vậy ‘…tuy là khác giống nhưng chung một giàn’. Giàn bầu, giàn bí, giàn nho…đều cần phải có những nhà kỹ thuật nông nhiệp hướng dẫn việc cắt tỉa mới sinh hoa trái hầu được mùa. Không thể kêu chú đánh trâu dạy kỹ thuật nông học, chăn trâu chỉ có thể thống lĩnh trâu bò, càng không thể giữ bò, thiến bò, thiến heo lên làm lãnh đạo quốc gia! Một dân tộc như thế dù cho có ít người vẫn đang rơi vào mạt vận!

***
III. Tham nhũng và khoảng cách cuộc sống ở VN
Vấn đề tham nhũng đều được mọi người dân quan tâm cho dù chỉ biết ngửa mặt lên trời mà kêu than một lời ai oán cho hả dạ! Tham nhũng đã tạo ra khoảng cách cuộc sống giàu nghèo ở Việt Nam thật rõ ràng, giữa người có thế lực và nguời cô thế!
Bài báo của phóng viên Matt Steinglass có tiêu đề Corruption probes are stain for Vietnam's leadership đăng trên Boston Globe.
Mở đầu bài báo là đoạn nhắc lại scandal gây xôn xao dư luận Việt Nam một thời:
“Mai Thanh Hải, con trai thứ trưởng thương mại Việt Nam, là khách quen thuộc tại các hộp đêm đắt tiền ở thủ đô Hà Nội. Nhân vật 32 tuổi, làm việc ở Bộ Thương mại, sống trong một ngôi nhà mà có tin nói trị giá 1.5 triệu đôla; ông và vợ của mình, một cựu hoa hậu, đi lại trong thành phố bằng chiếc ô tô màu đen hiệu Lexus.”
Cuộc sống hào nhoáng của ông Hải chấm dứt khi ông bị bắt trong một cuộc điều tra về cáo giác tham nhũng trong việc phân quota dệt may xuất khẩu sang Mỹ.”
Trong các vụ tham nhũng lớn ở Việt Nam thời gian vừa qua đều mang tầm vóc quốc gia và nếu được mang ra các Hội Đồng Nhân quyền, tức thời các nhà lãnh đạo CSVN cũng đủ bằng chứng trở thành tội phạm quốc tế!
Tính chất tham nhũng trầm trọng lan tỏa đều có liên quan đến các Bộ ngành thuộc Nhà nước CSVN!
- Ông Trịnh Duy Lân, giám đốc Viện Xã hội học, nói với phóng viên Matt Steinglass là người dân cảm thấ́y “phẫn nộ” vì các scandal tham nhũng.
Kể từ năm 2002, khi Hiệp định thương mại Việt – Mỹ đi vào hiệu lực, xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang Mỹ đã tăng vọt, ước tính lên đến 2.4 tỉ đôla vào năm nay. Hạn ngạch quota mà Mỹ áp đặt cho hàng Việt Nam được đưa ra vào tháng Bảy 2003.
Theo bài của phóng viên Matt Steinglass, “một công ty may mặc gặp khó khăn với quota là Park’s Manufacturing, một liên doanh Việt – Mỹ ở Hà Nội. Chủ tịch công ty người gốc Nam Hàn, Park Chung Mahn, nói công ty ông xuất khẩu 140.000 tá áo sang Mỹ năm 2002.”
“Nhưng khi hạn ngạch nhập khẩu của Mỹ có hiệu lực vào tháng Sáu 2003, Park’s Manufacturing không nhận được quota nào từ Bộ Thương mại.”
Một viên chức của công ty Park’s Manufacturing, yêu cầu giấu tên, nói: “Chúng tôi có 700 công nhân ngồi chơi xơi nước. Chúng tôi không thể trả lương cho họ. Làm thế nào họ có thể nuôi gia đình?”
Báo chí ở Việt Nam tường thuật là công ty Park’s Manufacturing đã gửi 100.000 đôla cho một người trung gian. Sau đó người này đề nghị trả cho ông Mai Thanh Hải 30.000 đôla để giải quyết vụ quota.
“Công ty Park’s Manufacturing thừa nhận đã có việc hối lộ xảy ra, nhưng nói tiền không phải do công ty chi. Họ nói việc hối lộ là hành động cá nhân của một nhân viên, người mượn món tiền từ gia đình ông ta.”
“Đối tác Mỹ của công ty không chấp nhận hối lộ, và người nhân viên đã lấy lại món tiền, và trình báo vụ việc cho nhà chức trách. Người nhân viên bị buộc rời khỏi công ty nhưng không phải chịu cáo buộc pháp lý.”
“Các khiếu nại tương tự từ nhiều công ty đã dẫn đến một cuộc điều tra của Bộ Công an. Bốn viên chức Bộ thương mại, trong đó có ông Hải, và tám người khác, bị bắt. Không có người Mỹ nào bị vướng vào vụ việc.”
-Trong một xã hội luôn có ít nhất hai thị trường chính thức và chợ đen, luật pháp cũng vậy, có luật thành văn và bất thành văn thường giành cho các đảng viên và giới giang hồ. Cho nên ngành dệt may Việt Nam trở thành LỘC TRỜI cho những quan chức hối lộ! Các báo đều tường thuật về đời sống xa hoa của con ông thứ trưởng, có tên Mai Thanh Hải. Và hầu hết con cái các quan chức VC đều vậy, các phương tiện truyền thông thường đưa tin sau những vụ đua xe trái phép, một trong các trường hợp hay xảy ra, đó là chính con cái hoặc bố mẹ của chúng tìm mọi cách hối lộ để khỏi bị truy tố!
“Năm 2002, con trai một quan chức trong Bộ Giao thông – Vận tải bị bắt khi đang cãi nhau với công an ở Hà Nội. Tin đồn nói người này khi đó hét: “Mày không biết cha ông là ai à?”
Nhiều thập kỷ sau khi còn chế độ cộng sản với những chuyến bay giải cứu, lạm dụng trong chuyện dịch bệnh covid khi các phó thủ tướng và cả chủ tịch nước mất ghế! Chuyện tham nhũng càng về sau không còn cò con nhưng mỗi vụ cả ngàn tỷ xương máu của nhân dân
“Những scandal như thế góp thêm vào không khí xa hoa ở thủ đô. Những ngôi nhà lớn mọc lên ở các khu vực quanh Hồ Tây, nhưng thường khó mà biết chắc ai sở hữu chúng. Cũng như khó biết ai sở hữu các khách sạn và hộp đêm sang trọng.”
“Một chủ nhà hàng người Mỹ nói với điều kiện giấu tên: “Sẽ không ai nói với ông về cách thức xài tiền của người giàu Việt Nam. Họ không thích phô trương tài sản trước công chúng.”
- “Phương và Nam đôi bạn sinh viên đang tìm một quán nước bên đường, họ nói chuyện vui quên đi những bước chân đã rảo qua nhiều hàng ghế, đặc điểm của Sài Gòn là khắp các nơi mọi ngóc ngách đều có thể gọi một ly cà phê đen, sữa, moka, chồn, culi… Họ ngồi xuống ghế đá công viên trước tòa nhà Quốc Hội của miền Nam cũ, nay là Nhà hát Thành phố và tiếp tục câu chuyện. Phương nhìn về phía khách sạn Caravelle và hỏi:
- Đám cưới của ai mà lớn thế Nam? Cả hai đều xưng tên với nhau rất bình đẳng nếu không nói người con gái bằng tuổi chàng có phần lấn lướt về sinh năng nhiều hơn.
- Còn ai trồng khoai đất này, không con cái của Ông Bà Trần Trung Dung, cũng là con gái của Ông Thiệu… a ha!
- Nhưng lúc đó mình còn ở trong đầu gối cơ mà… anh Nam chỉ nói chuyện lịch sử, mới từ thư viện ra nên có khác.
- À thế thì Phương có thể điền vào chỗ trống tên của những VIP bây giờ, hài lòng chưa ?
- Họ là những nhà cách mạng lấy tiền đâu mà phô trương như thế, Phương thấy cũng lạ?
- Không có gì con người nghĩ ra mà không thể xảy ra. Họ chỉ đổi lốt, nhân dân mới làm ‘cách mệnh’ dở sống dở chết.
- Em cũng thấy vậy nhưng rồi chạy lê theo cuộc sống, mọi thứ cứ thế mà ‘nước chảy bèo trôi’.
Trên các con đường quanh công viên Đại lộ Nguyễn Huệ, Lê Lợi, vườn hoa trước Tòa Đô Chánh cũ… những thanh niên nam nữ ăn mặc theo kiểu thời thượng, cũng không thể gọi là hở hang vì có ai kín đâu mà hở, ngay cả các phụ nữ lớn nhỏ, những bà già sồn sồn tại các cửa vào chợ Bến Thành đều muốn đưa hẳn hai trái bắp chuối từ lòng ngực ra ngoài. Thành phần trẻ trên những chiếc xe bóng lộn, cả ô tô và mô tô đời mới…
-Một xã hội ngày càng giàu sang phải không anh?
- Nếu giàu thì không ai ăn mặc thiếu vải như vậy… Cả hai cùng cười! Cái mảnh vải thật tốt, sang trọng đeo trên người họ, đó là thành phần giàu có; phần còn lại trống hết đó là tỷ lệ nghèo khổ trên đất nước này.
- Ăn mặc như Nam với Phương sẽ không có ai nghèo tất trên quê hương… Họ nhìn nhau cùng cười. Đúng là còn cái cổ trống nhưng nghe nói cũng không hở như cổ áo dài của Bà Ngô Đình Nhu thời Đệ Nhất Cộng Hòa Miền Nam Việt Nam.
- Thế em có biết các cụm từ 'crony socialism', hay 'crony communism' , đó là 'con ông cháu cha' (COCC).
- Ô, nghe quen quen, nhưng mình đâu có thuộc thành phần ấy, chắc phải ‘tu’ qua mấy đời bần cố nông, may mắn  kiếp này mới được như vậy…
- Không, chỉ biết bóp cò là đủ rồi và đưa tay nhất trí, hai túi sẽ có ngưới nhét tiền vào.
- Nhưng cũng đã từng biết tu, biết lạy chứ… Phước Lộc không thể tự nhiên mà có?
- Các phát kiến về khoa học đã thay đổi rồi Phương ơi: cùng nguyên nhân không sinh cùng kết quả, nghĩa là các kết quả không từ nguyên nhân của điều kiện ắt có và đủ nữa, nghe rõ chưa…
Họ đứng lên và đi dạo về hướng Nhà Thờ Đức Bà, con đường Tự Do nay gọi là Đồng Khởi, con đường thật đẹp với lề đường dạo bộ tuyệt vời vẫn còn những gánh hàng rong, những người phụ nữ ngồi bên gánh hàng xén nhỏ… Nam và Phương chú ý ai cũng thích ăn món gỏi bánh tráng do những người bán hàng tự chế như một món rau trộn làm cho khoái khẩu gồm xoài giòn thái mỏng, rau thơm các loại, đu đủ, nhất là hương vị cay nồng của tương ớt… có người đứng ăn, ngồi ăn hay mang về… trong sự hít hà, mắt đỏ, khiến đôi môi thêm hồng.
Đứng trên cao của siêu thị Diamond nhìn sang khung cảnh Nhà thờ Đức Bà như lọt sâu trong một cái giếng. Những tòa nhà cao tầng mới xây bao vây, phủ lấp không gian của Vương Cung Thánh Đường Sài Gòn. Dưới chân tường Nhà thờ hoen ố, bạc màu… hai bên hông thêm một rào chắn để ‘cấm phóng uế bừa bãi’. Khi Nam cùng Phương dừng lại, quả thật nơi có rào chắn khai khai mùi nồng. Một người đàn ông như có nhu cầu nhưng không thỏa mãn đã chửi lên, nguyên văn ‘thằng Huỳnh Công Minh nó ‘tè’ ngay chỗ bàn thờ kia, đố ai dám cấm…’. Kẻ khác đứng bên thêm vào: nói đến ông ấy làm gì, nó ngồi đội nón cối giải tội cũng có người đến xưng ào ào…’ Thế rồi cả hai cùng cười sặc sụa… Hình như họ là những người thường luôn có mặt ở khu vực này, không ai biết những đàn ông đó làm nghề gì?” – Trích nguồn truyện ngắn Đôi bạn Phương Nam  của Thiên Bút.
  

IV. Việt Nam vẫn tiếp tục là một trong những quốc gia tham nhũng nhất thế giới.

Tham nhũng ước tính gây thất thoát 400 tỉ đôla mỗi năm!
Đó là theo kết quả của báo cáo thường niên của tổ chức Minh bạch quốc tế (Transparency International).
Báo cáo sử dụng thang điểm 10 là điểm cao nhất cho sự trong sạch, thì Việt Nam chỉ được chấm 2.6 điểm và xếp thứ 102.
Danh sách hàng năm của tổ chức Minh bạch quốc tế được thu thập từ một loạt các thăm dò dư luận quanh nhận thức về tham nhũng.
Danh sách 146 quốc gia năm nay dựa trên 18 kết quả thăm dò thực hiện từ năm 2002 của hơn 10 tổ chức độc lập.
Bản báo cáo tập trung vào vấn đề tham nhũng trong khu vực công và nó định nghĩa tham nhũng là sự lạm dụng công quyền để thu lợi riêng.
Một điều cần lưu ý các nước bị xếp hạng càng thấp không nhất thiết trên thực tế đó là những nước tham nhũng nhất thế giới.
Báo cáo chỉ ra rằng những nước có điểm thấp nhất là nước mà bị dư luận xem là nước tham nhũng nhất.
Xét trên tinh thần đó, có vẻ như Việt Nam tiếp tục mang tiếng xấu trong nhận thức của công chúng.
Thứ hạng của Việt Nam trong bản báo cáo của năm ngoái với năm nay gần như không thay đổi.
Năm ngoái, Việt Nam, với 2.4 điểm, là một trong sáu nước cùng xếp hạng 100 trên tổng số 133 quốc gia.
Năm nay, trên tổng số 146 quốc gia, Việt Nam là một trong sáu nước đứng thứ 102, cùng với Philippines, Eritrea, Papua New Guinea, Uganda và Zambia.
Mới đây, ngày 14-10, tại hội nghị "Thủ tướng Chính phủ gặp doanh nghiệp năm 2004", thủ tướng Phan Văn Khải đã lên tiếng về nạn hối lộ và tham nhũng ở Việt Nam.
Báo Thanh Niên khi đó trích lời ông Phan Văn Khải nói:
"Đại diện của Phòng Thương mại Mỹ nói tham nhũng ở nước ta tràn lan, làm vô hiệu hóa bộ máy Nhà nước, có pháp quyền nhưng hóa ra là lại vô pháp quyền. Chúng ta nghe thì có thể cảm thấy khó chịu nhưng đó là thực tế và chúng ta phải thấy đó là điều rất đau lòng. Không biết các đồng chí nghĩ sao nhưng tôi thấy đó là sự thật"
"Ta cứ nói là lo cho dân nhưng đâu cũng có tiêu cực thì người ta đâu có tin mình. Trong nhiều năm làm thủ tướng, tôi canh cánh một điều trong lòng, và chắc là cả đến lúc nghỉ hưu, là bộ máy chúng ta hư hỏng, làm sao đẩy lùi được."
Chủ tịch Tổ chức Minh bạch quốc tế, Peter Eigen, cho hay là: “Tham nhũng trong các dự án công là một trở ngại lớn đối với phát triển bền vững.”
Những nước được xếp hạng cao nhất về tính minh bạch cũng đa phần là những nước giàu. Nhưng Transprency International cảnh báo những nước nghèo nhất cũng chính là những nước đang cần hỗ trợ để chống tham nhũng.
Transparency International nói thêm rằng một số quốc gia có thể nằm trong những nước tham nhũng nhất lại không được liệt kê trong báo cáo vì không có đủ thông tin qua khảo sát để đưa ra đánh giá.
- “Ngang qua Tòa Hành chánh Gia Định cũ, đối diện với Lăng Ông Bà Chiểu, nước ngập đến đầu gối, cảnh sát giao thông đứng đầy nhưng kẹt xe vẫn cứ dồn lại thành một khối người trên biển nước cứ dâng lên không thoát kịp mới kinh hoàng, thứ nước cống được dịp trồi lên thỏa mái xuôi dòng như cũng muốn đổi đời.
Một phụ nữ xen lẫn trong bao tiếng thở dài chịu đựng, tất cả đứng yên tại chỗ trong sự kẹt cứng không thể nhích người, bà đã nhìn về phía Lăng Ông như khẩn nguyện, tiếng nói của Bà lớn hơn trong mưa khiến vô tình mọi người đều nghe rõ ‘Xin trả lại sự bình an, xin bình an… đã đến giờ phải có mặt tại cổng trường đón con cái và cơm nước cho con trẻ nhưng vẫn còn nằm giữa đường phố trong cơn mưa như thế này…Lạy Ông, lạy Ông!’
Một chiếc taxi trong cơn mưa tầm tã đang chạy trên đường thì bất ngờ lọt vào “hố trâu” do đào đường. May không chết ai, chỉ bị thương một người. Không chỉ hầm hố nhưng xuất hiện các ‘lỗ đen’ trên đường nuốt chửng ‘cả ‘đầu xe tải’. Có những hố sâu rộng hơn 3 đến 4 mét xuất hiện giữa ngã tư Phú Nhuận do hậu quả đào đường và lấp lại một cách dối trá.
Trên những khuôn mặt người dân đang chờ đợi mau về đến nhà, ngoài trời mưa như trút đổ, sự ngập đường, những mảng rào chắn từ các ‘lô cốt’ có thể bị sập gây tai nạn bất cứ lúc nào tạo nên sự hoang mang vô cùng cho mọi người dân Sài Gòn hôm nay!
Từ bây giờ người dân nghĩ gì về ngày mai? Không có câu trả lời! Mỗi người đều biết sự đổ vỡ của con tàu quốc doanh Vinashin, các chuyến bay giải cứu, que xét nghiệm covid và trong tâm trí mỗi người xem đó là một sự ăn cướp của kẻ có quyền, chúng chia nhau tài sản quốc gia. Và cái thứ chính quyền công an trị này là thế thôi, sự hiện diện của công an trên khắp thành phố này nó không mang bộ mặt nhằm chữa trị cứu giúp con người nhưng để bố ráp nhân dân!
Hai người dân chỉ vào mặt hai công an giao thông đứng trước Tòa Hành chánh Gia Định cũ và nói ‘trông cái mặt nó hằm hằm chỉ mong cho có ai đó sơ hở là ‘làm luật’… đến mức không vi phạm gì hết cũng đón lại để kiểm tra có mang theo giấy tờ đầy đủ và tất nhiên với hầu hết người dân Nam Bộ ở đây sống rất thoáng và không ai đưa con đến trường trong một đoạn đường ngắn mà nhớ mấy chuyện giấy tờ…
Một chính quyền vô trách nhiệm và không có văn hóa từ chức khi chiếc taxi Vinasun biển số 56K-9309 do tài xế Nguyễn Văn Tính, 30 tuổi, đang lái trên đường thì bất ngờ bị “hố tử thần” này tiếp tục “nuốt chửng”!
Tại hiện trường, chiếc taxi lún sâu một nửa dưới “hố trâu” ngập nước hơn 2m, diện tích khoảng 14m2, các vết nứt còn lộ dần trên mặt đường và xuất hiện hàm ếch – như đang chờ các Bác sĩ răng hàm mặt người Mỹ đến phẩu thuật, nó khoét sâu rất nguy hiểm trên diện rộng với nhiều thật nhiều hố ngay trung tâm Sài Gòn.
Nhiều bô lão nhất là các vị trong Hội người cao tuổi trình báo với các cấp chính quyền từ địa phương nhưng đều có câu trả lời tương tự gần giống nhau ‘chúng tôi chẳng biết kiếm ai để làm việc vì có ai làm việc trong lô cốt đâu…’ Hằng ngày cư dân khu vực chợ Bà Chiểu khi ngang qua nhà thờ Thánh mẫu tức Trường trung học Lam Sơn thuộc quận Bình Thạnh sẽ chứng kiến lô cốt ‘vĩ đại’ trước nhà thờ, họ đã làm rất cẩu thả nếu người lái xe máy không vững sẽ lao xuống hố sâu ngay nhất là vào lúc trời tối. Con đường đến nghĩa trang thật gần với Thánh lễ an táng đã có ngôi giáo đường khang trang đang trang điểm cho chế độ này!
Đó là hệ quả tất yếu của thói làm ăn gian dối và thái độ vô trách nhiệm đang trở thành căn bệnh mãn tính, Cộng sản là ung thư của xã hội, nó đã di căn và có nguy cơ lây nhiễm vô cùng tác hại hủy hoại cộng đồng dân tộc.
Trong tình trạng vô chính phủ nhưng rất có tổ chức kiểu mafia của nhà nước Cộng sản Việt Nam như hiện nay để tiếm đoạt của công thành của riêng, các công trình được vẽ lên nhưng toàn là giả dối hàng mả một cách vô chính phủ trong việc phục vụ nhân dân.” – Trích nguồn Hãy Trả Lại sự An Bình của Thiên Bút.
***

V. Chuyển đổi văn hóa tham nhũng

Môi trường đã có một ảnh hưởng không thể phủ nhận đối với sự phát triển của con người. Ở đây xin đề cập đến môi trường văn hóa, đó chính là nếp sống, nếp nghĩ của các công dân đến các viên chức chính quyền, một nhà nước pháp quyền việc xây dựng pháp luật phải dựa trên những khát vọng của các công dân từ cuộc sống văn hóa đến nếp nghĩ gọi là văn minh để nhằm biến đổi xã hội.
Nhưng nơi đây Nhà nước nói một đàng làm một nẻo, tiền hậu bất nhất, các công dân luôn trong tình trạng bị động phải đối phó, cả công dân và nhà nước tri hành không bao giờ là sự hợp nhất! Thật sự như ở Việt Nam hiện tại, người dân nghe nói Hiến Pháp nhưng không biết nó có liên quan đến mình như thế nào! Phần lớn dân chúng khi nghe đến Luật pháp dưới chế độ CS, hay độc tài nào đó đều nghĩ đến thứ bạo lực của nhà cầm quyền, của kẻ thống trị đang đè trên đầu trên cổ của người dân!
Như vậy rõ ràng bản chất của môi trường văn hóa và vô văn hóa, một bên nhằm cứu người, còn bên kia nhằm triệt hạ con người! Một bên là nâng cao phẩm giá con người, là sản phẩm của tự do. Còn bên kia là trường ca của những kẻ nô lệ chỉ hạ thấp phẩm giá con người!
Con người đã nhân danh ‘một nền văn hóa mới’ nào đó để để can thiệp vào sự phát triển tự nhiên của con người, họ đã sử dụng văn hóa như một công cụ chính trị, hệ lụy thảm hại họ đã tước đi yếu tố tự do cao cả của con người. Chính trị chỉ là công việc điều hành các thành phố như nguyên ngữ từ tiếng Hy Lạp; còn tự do đưa đến sáng tạo nên những sự điều hành, những thành phố bên sau, bên trên các thành phố – một thế giới cao cả trong tự do của con người, thế giới hình thành thế giới.
Một thời và cứ một thời lại diễn ra trong lịch sử vì điều dễ hiểu lịch sử được định nghĩa là ‘một sự lập lại’, nhưng cũng chính qua bài học lịch sử với những sự lập lại trong hỗn mang, hoang dại như sự ra đời của chủ nghĩa CS, những sự độc đoán đến cuồng loạn của các lãnh tụ như tại Bắc Phi và Trung Đông đều nhanh chóng bị đánh đổ, bị khước từ bởi lịch sử qua yếu tố tự thân của con người khi sinh ra, đó là yếu tính tự do mà mỗi cá nhân tự có khi chào đời!
Không ai có thể tiêu diệt được Tự Do của con người, nếu không muốn nói kẻ tiêu diệt sẽ bị chính sự thôi thúc tự do trong cá nhân tiêu diệt, tự do là một sự liên đới giữa người với người, nên một khi kẻ nào tiêu diệt tự do của tha nhân lúc ấy sự tự do không kiềm chế của cá nhân sẽ như con thú hoang dã giết lại chính bạo chúa!
Cụ thể qua Tạp chí Điện tử của Bộ Ngoại giao Mỹ, tháng 12/2006 với lời giới thiệu như sau:
“Tham nhũng không còn là vấn đề của địa phương mà là một hiện tượng có tính xuyên quốc gia ảnh hưởng tới tất cả các xã hội và các nền kinh tế, do vậy hợp tác quốc tế nhằm ngăn chặn và kiểm soát tham nhũng là điều vô cùng cần thiết”
    - Công ước của Liên Hợp Quốc về chống tham nhũng

    “Chúng ta đã nhận ra rằng tham nhũng là cản trở lớn nhất đối với sự phát triển kinh tế-xã hội”
    - Ngân hàng Thế giới

    “Tham nhũng khiến hàng triệu người không thể thoát khỏi cảnh đói nghèo”
    - Tổ chức Minh bạch Quốc tế

    “Đã từ lâu, văn hóa tham nhũng làm suy giảm sự phát triển và quản lý hiệu quả đồng thời làm gia tăng tội phạm và sự ngờ vực trên khắp thế giới”
    - Tổng thống George W. Bush

Theo Ngân hàng Thế giới, nhìn chung tham nhũng được coi là lạm dụng quyền lực công để tư lợi. Các hình thức tham nhũng bao gồm từ tham nhũng quy mô lớn liên quan tới cấp cao nhất trong chính phủ quốc gia, cho tới tham nhũng quy mô nhỏ, chẳng hạn như hối lộ những khoản tiền rất nhỏ hoặc cho hưởng những ưu đãi nhỏ của những người ở cấp thấp hơn. Bất luận quy mô tham nhũng như thế nào đi nữa thì những hành vi như vậy làm suy giảm sự phát triển của xã hội dân sự và làm gia tăng đói nghèo, đặc biệt khi mà các nguồn lực nhà nước - lẽ ra đã được đầu tư để nhân dân có cuộc sống tốt hơn - lại bị các quan chức nhà nước sử dụng sai hoặc lạm dụng.
Trong những năm gần đây, với một loạt các thỏa thuận quốc tế, một khuôn khổ chống tham nhũng toàn cầu đã bắt đầu được định hình. Mỗi quốc gia giờ đây có thể chống tham nhũng hiệu quả hơn thông qua thực thi mạnh mẽ các biện pháp chống tham nhũng và dựa vào hợp tác quốc tế để hỗ trợ những biện pháp này. Tạp chí Điện tử kỳ này của Bộ Ngoại Hoa Kỳ nhấn mạnh tới vai trò quan trọng của khu vực công, tư nhân và các tổ chức phi chính phủ trong việc xóa bỏ nạn tham nhũng trên toàn thế giới.
***

VI. Tham nhũng trên phạm vi toàn cầu và Việt Nam

Somalia một lần nữa được cho là nước tham nhũng nhất trên thế giới - nhiều hơn ngay cả những nước như Miến Điện, Afghanistan và Iraq.
Theo Chỉ số Tham nhũng CPI do tổ chức Minh bạch Quốc tế ở Berlin ấn hành, Đan Mạch, New Zealand và Singapore là những nước có ít tham nhũng nhất trên thế giới.
Chỉ số CPI đánh giá cảm nhận có tham nhũng trong khu vực công tại 178 quốc gia và sắp hạng từ 0 (tham nhũng nhiều) đến 10 (rất trong sạch).
Năm 2010 Somalia sắp hạng 1,1 - Thụy Điển 9,2. Phóng viên BBC đã viếng thăm Thụy Điển và Somalia - hai thái cực của chủ đề tham nhũng.
Tổ chức Minh bạch Quốc tế được thành lập năm 1993 ấn hành chỉ số CPI hàng năm sau khi tổng hợp kết quả của 13 cuộc khảo sát độc lập do những tổ chức như Ngân hàng Thế giới thực hiện.
Để quyết định hạng của một quốc gia, tối thiểu phải có được ba kết quả khảo sát của nước đó.
Trong số những nước có chiều hướng tệ đi thấy được so với 2009 có Italy và Hoa Kỳ. Trong khi Chile và Haiti nằm trong số có tiến bộ.

1. Tác động của tham nhũng ở Việt Nam
Việt Nam bị hãng thông tấn AFP gần đây gọi 'Con Hổ khập khiễng' và dù đã bắt đầu cải cách từ hai thập niên qua, Việt Nam đã và đang tụt lại phía sau các nước láng giềng. Cũng trong tuần này, các ban ngôn ngữ của đài BBC khai trương loạt bài về Tham nhũng trên thế giới.
Tổng hợp một số ý kiến về tham nhũng trên diễn đàn BBC như các mối quan hệ xã hội ngày nay đã bị thoái hóa thành những hành vi mờ ám, và nó đang ăn sâu vào tư tưởng, hành động của mỗi người, đến khi họ không còn nhận ra đúng, sai, không còn biết người khác sẽ nhìn mình thế nào, họ không còn biết xấu hổ là gì...miễn là được việc cho mình. Đó có phải là một xã hội dân chủ, văn minh?
Giới lãnh đạo Cộng sản Hà Nội biết rõ tham nhũng bắt nguồn từ đâu nhưng vẫn cứ mời các chuyên viên Thụy Điển sang "dạy" mình cách chống tham nhũng ra điều ta đây thực sự muốn học hỏi, chống tham nhũng từ nhiều năm trước – quả thật là mị dân!
Rốt cuộc những bài học cách chống tham nhũng của Thụy Điển là giúp các quan học tập rút kinh nghiệm, hiểu biết rộng hơn để tham nhũng tinh vi hơn, giỏi hơn sau này - Thầy chạy!
Doanh nghiệp Nhà nước là "két sắt" cất giấu tiền tham nhũng. Thậm chí nhiều khi có cả doanh nghiệp trá hình của lực lượng vũ trang nhân dân tham gia cạnh tranh thị trường với doanh nghiệp tư nhân trong các dự án từ ngân sách nhà nước, thực chất là tiền từ thuế của dân, được gọi là "dân chủ, công bằng". Kết quả là doanh nghiệp tư nhân thua, lực lượng vũ trang thắng đóng két sắt lại đầy.

2. Làm kinh tế bằng cả lực lượng súng đạn:
Làm kinh tế dân chủ, công bằng kiểu gì lại mang cả lực lượng súng đạn ra cạnh tranh thị trường thì ai thắng ?
Sau đó nghe thua lổ, giải thể, sát nhập!
Lại có một doanh ngiệp Nhà nước...mới... ra đời, mà không giải thích được.
Muốn tồn tại thì một số DN tư nhân buộc phải kết hợp với doanh nghiệp nhà nước, tạo ra những nhóm lợi ích độc quyền, ngạo mạng; nhưng đóng góp ngân sách lại thấp nhất. Số DN tư nhân còn lại phải ngụp lặn, đơn độc với vai trò thật bé nhỏ, nhưng đóng góp ngân sách lại cao nhất. Thật là khôi hài ( ! )
Tham nhũng chỉ có trong khu vực Quyền lực nhà nước. Ngành nghề nào ư ?
Ngành: là ngành lấy tiền thuế của dân mượn danh đầu tư xây dựng phát triển đất nước.
Nghề: là nghề Lãnh đạo từ cấp trung đến cấp cao trong chính phủ và doanh nghiệp Nhà nước.
Muốn giảm tham nhũng đến 80% thì thu hồi tiền tham nhũng của cấp trung và cao để nâng lương công chức. Song song hãy đưa người trí thức tài giỏi vào thay thế các vị cấp trung và cao, thực chất là đa số là thiếu tri thức, bất tài trong hệ thống chính phủ hiện nay, người dân ai cũng biết các quan hiện nay lên làm lãnh đạo từ tài sản ‘trên răng dưới đôi dép hai quai...’
Đồng thời phải có xã hội dân chủ, minh bạch và tự do báo chí để kiểm tra chéo. Chắc chắn dân trí được chấn chỉnh, lòng tự trọng được nâng cao, sự tham lam, ăn cắp của công sẽ giảm!
Nhưng nâng cao mức sống của đại đa số người dân bằng cách nào đây?
Không phải ta có một chỉ số tăng trưởng GDP liên tục hàng năm sao! nhưng đằng sau cái giá của sự tăng trưởng kia có người dân nghèo nào được lợi?
Đây không phải là phát triển kinh tế, nâng cao đời sống, nhưng tham nhũng vẫn tiếp diễn và ngày càng nhiều hơn hay sao!
Tất cả cũng vì một nhóm người đang thao túng quyền lực, cũng như quyền lợi cho phe nhóm mình, bằng cách thiết lập ra một hệ thống hành chánh "hành dân", và một hệ thống luật pháp phản khoa học mà ra. Cho nên nếu cứ giữ cái quyền lực một cực duy nhất này, và không phát huy dân chủ cho toàn xã hội thời hệ lụy kinh tế càng phát triển, tham nhũng càng lộng hành và hung hăng hơn.
Việt Nam ngày nay chỉ cần bước ra ngoài đường là gặp tham nhũng, hình ảnh không đội mũ bảo hiểm hay vượt đèn đỏ thì chắc mọi người đều muốn bỏ ra mấy trăm cho nó nhanh! Đó là sự thật và đó là một thói quen xoáy mòn đến hủy diệt tất cả!
Việc chống tham nhũng không hề đơn giản như một công chức mà tận tâm tận lực thì thực sự mệt mỏi vì khối lượng công việc không hề ít, trong khi thu nhập chính đáng nhất lại chỉ có đồng lương và tí phụ cấp ít ỏi.
Vậy giải pháp sẽ là gì? Trong khi bụng đói, vợ con không có gì ăn thì bất kể việc gì cũng có thể làm, kể cả đi ăn cướp!

 3. Chống tham nhũng là một quá trình lâu dài, phải kết hợp nhiều biện pháp mà cơ bản nhất là phải nâng cao mức sống, cải thiện thu nhập.
Nạn tham nhũng ở Việt Nam xảy ra bất cứ ở đâu, bất cứ thời điểm nào, bất cứ hoàn cảnh nào và bất cứ con người nào (tất nhiên phải là người có chức, có quyền). Nó không phải chỉ còn là ung nhọt của xã hội, mà giống như những tế bào ung thư đang phát triển. Đến khi nó di căn, không phải mất chế độ mà là mất nước.
Chế độ cộng sản hiểu rất rõ điều này. Nhưng chống tham nhũng tức là chống chính họ. Cho nên chống tham nhũng trong giai đoạn này thực chất chỉ là "hô khẩu hiệu". 
Tham nhũng tác động ra sao ?
Ngành nào tham nhũng?
Dễ trả lời nhưng không kể hết được vì mỗi ngày ra đường là nhìn thấy tham nhũng.
Tham nhũng đã biến cả cơ thể đất nước gầy nhom, ốm yếu.
Tham nhũng vỗ béo quan chức ngày càng to bụng, mập mặt chảy mỡ. Cả nhà quan vinh thân phì gia.
Tham nhũng gậm mòn sức vóc người dân làm họ ngày càng gầy còm, khẳng khiu mang nhiều bệnh tật.
Tham nhũng đẩy hàng triệu trẻ em cơ nhỡ ra đường ăn xin. Phụ nữ phải bán thân nuôi miệng.
"Thực đơn" tham nhũng ở VN vô cùng phong phú. Người ta ăn từ bê tông cốt thép đến uống cả xăng, dầu.
Tham nhũng dự án, công trình, quỹ đầu tư, hàng viện trợ là bầu sữa ngọt mà quan chức rất khoái…ngậm bình!
Tham nhũng ăn từ tiền cứu trợ, tiền bảo hiểm, ăn luôn cả gạo móc, áo quần, giẻ rách cho người nghèo vùng lũ.
Tham nhũng lên rừng thì ăn xẻ thịt rừng núi, thú hoang, quặng bauxite.
Tham nhũng xuống biển thì ăn cả tàu bè. cảng biển.
Tham nhũng từ cửa khẩu biên giới cho đến trạm thu phí đi đường, từ nhà ra phố thị.
Tham nhũng tàn phá hết cơ đồ đất nước, biến đất nước rơi vào thời kỳ đồ...đểu.
Tham nhũng sinh dối trá, lọc lừa đã trở thành thứ văn hóa ứng xử mặc nhiên ngoài xã hội.
 4. Đất nước rồi sẽ chỉ còn trơ lại khung xương.
“Nghĩ đến các mối quan hệ xã hội ngày nay, tương lai dân tộc VN trong 10, 20 năm nữa, Luật pháp không được thực thi, có tiền/ có quyền hoặc cả hai, Tiền/Quyền chính là công lý, là đạo đức. Thày cô giáo, cha mẹ ngày càng ít nói đến những chụẩn mực đạo đức vì làm không đúng như thế thì nói đến sao được? Thay vào đó là dạy cách kiếm tiền, cách để đoạt quyền, cách hòa nhập với chung quanh, hoặc nói một cách mơ hồ chung chung, biến dạng.
Các em sẽ không còn nhận ra đâu là luật pháp, công lý, đâu là những giá trị văn hóa đạo đức, công bằng ...cũng như trật tự của chính xã hội đang sống mà sự bảo vệ hỗ tương dưới những hiến chế luật pháp thật cần thiết vế an ninh cho con  người!
Thật là khôi hài !
Tham nhũng ở VN đã trở thành quốc nạn từ lâu, nó xảy ra mọi lúc, mọi nơi, mọi ngành nghề, mọi lãnh vực, nhiều mức độ, từ dưới lên, từ trên xuống, không thể kể xiết! Chính quyền các cấp đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ "dạy" cho mọi người dân ai cũng biết lo lót, hối lộ!”
Và chuyện làm luật của các cảnh sát giao thông với chủ xe diễn ra hằng ngày trên khắp mọi nẻo đường của đất nước, hành khách trên xe cũng như người tham gia giao thông mỗi khi gặp xe phóng nhanh vượt ẩu, tất cả đều mong chờ sự xuất hiện của cảnh sát giao thông, thế nhưng khi các quan thường là bụng bự, tay bỏ túi quần, mắt nhếch nhìn cú vọ xuất hiện chỉ kiểm tra giấy tờ... song nếu có đính kèm những tờ giấy thật mỏng thời chuyện làm luật thông qua rất nhanh. Họ đã nhận hối lộ và bỏ qua mọi vi phạm của nhà xe.
 Trong trường hợp nếu bị bắt quả tang thì giữa cảnh sát giao thông, viện kiểm sát, tòa án... họ cùng bắt tay nhau làm trái những gì họ tự qui định gọi là pháp luật. Như cơ quan tỉnh ủy Bình Phước có văn bản gởi Toà án nhân dân tối cao về việc một chánh án Toà án nhân dân huyện với hàng loạt các sai phạm do ông này gây ra như hợp thức hóa hồ sơ xin giảm án cho bị can sớm ra khỏi trại giam, chỉ đạo cấp dưới kê khống nhằm rút tiền ngân sách chia nhau tiêu xài hàng trăm triệu... những vi phạm có liên quan đến các quan tham thuộc viện kiểm sát, chánh án, phó chánh án Tòa án nhân dân tỉnh và các cấp chính quyền cao hơn đều một phường tham ô, nhũng nhiễu dân lành.
Trên Quốc lộ Hai mươi xuất phát từ Sài Gòn đi về Tây Nguyên, một con đường nếu được bảo quản tốt chỉ mất có năm đến sáu tiếng đồng hồ, nhưng trước những năm chín mươi phải mất cả ngày và đầu thế kỷ hai mươi mốt vẫn còn đầy những ổ gà nên việc di chuyển bằng xe ô tô thật khó khăn, nhất là vào mùa mưa với bao tai nạn khi đổ đèo. Khi xe chạy ngang qua những vùng đường bộ do Lâm Đồng quản lý hành khách như ngồi trên các khối sắt bay nhảy chuẩn bị ra ngoài vũ trụ, có lúc nín thở đến cả tim muốn rớt ra ngoài, còn đoạn đường nào do tỉnh bạn Đồng Nai cai quản thì các chủ xe cũng như tài xế chuẩn bị sẵn tiền trong túi để hối lộ công an vì dù chạy kiểu gì chúng cũng thổi còi, may ra trong cả chặng đường chỉ có một, còn sáng ba chiều bốn cho mỗi vòng đi về như thế với ít nhất là hai mươi đô cũng là chuyện chưa có gì ấm túi các quan cảnh sát giao thông Đồng Nai. Và thấy Đồng Nai là biết phải hối lộ rồi, đó là một tâm lý chung bao trùm lên hết thảy mọi công dân ở đây, chuyện ấy xảy ra kể từ ngày đất nước thống nhất và cho dù có thay đổi ở cấp lãnh đạo đến tử hình Giám đốc Công an, thời Đồng Nai vẫn vậy. 
- Bất cứ tổ chức nào trên thế giới không đánh giá VN là nước tham nhũng "nhất thế giới", tổ chức đó chưa đủ "trình độ"! 
Ở VN hiện nay, khi hỏi bạn nghĩ sao về tham nhũng như BBC hỏi, thú thật tiếng Việt đã cạn từ!
Ngành nghề nào ư? -Mọi ngành!
Từ địa phương tới trung ương!
Ở địa phương thì cầu, đường, trường học, bệnh viện, hay bất cứ công trình nào, nghiệm thu chừng một tháng là bắt đầu xuống cấp! Nó bị rút ruột 60%!
Ở trung ương? -Nhỏ nhất là Vinashin: cả trăm ngàn tỉ đồng, chưa kể tiền lời phát sinh, chưa kể vốn ban đầu, đem thí điểm môt thời gian ngắn chỉ còn là "một đống sắt vụn" như phó TT Ng-sinh Hùng nói tại QH! Và thiên hạ đồn rằng còn bốn, năm cái Vinashin nữa chưa lộ diện! Nên các công trình có vay tiền nước ngoài đổ vô cái gọi là doanh nghiệp nhà nước, tập đoàn là tham nhũng nhất vì không thể thanh tra được và không ai chịu trách nhiêm bồi thường cả! 
Tham nhũng là con quỷ mà ĐCS đã đẻ ra, nó càng ngày càng hung dữ hơn, nó sẽ không bao giờ ngừng cắn nát Tổ Quốc Việt Nam!
Khi người dân phải nai lưng ra làm và đều đều đóng thuế 10% VAT, đến đủ mọi thuế khác, kể không hết!
Công nhân viên chức nhà nước từ đầu đến đuôi làm sao sống nổi với đồng lương "nhà nước", vì thế VN ta mới có trò hề... bao cấp ngược, nông dân hay doanh nghiệp tư nhân thì tự túc mà cày, mỗi lần đi xin cơ quan nhà nước cho cái gì từ bằng lái xe, cho con đi học, giấy phép xây nhà... thì tự động đưa phong bì cho các quan!
Các ông trung ương thì sạch hơn, không ăn tiền đút lót bôi trơn, nhưng họ rất thích hoa hồng của những chủ thầu những dự án tầm cỡ quốc gia ODA, dự án Bauxite, thuê rừng, xây dựng nhà máy điện, buôn bán vũ khí, đường sắt cao tốc...
Cuối cùng là con cháu dân đen sẽ phải gánh nặng cái món nợ khủng lồ và VN ta không bao giờ ngóc đầu lên được.
5. Thời điểm đã đủ để thay đổi - Time to change, time to say: That’s enough!
Chống tham nhũng là một mỹ từ trong nền chính trị VN vì ai cũng biết từ cửa miệng này của các quan chỉ để trang trí trên các diễn đàn hội nghị mà thôi. Khi một vị quan lớn lên phát biểu điều này các quan bé ngồi ở dưới hội trường có thể nhẩm tính bất động sản hay dự án nào có tên của ông ta, con cái du học Anh, Mỹ bao năm mỗi năm tiêu tốn mấy chục ngàn Mỹ kim. Những dự án nào ông ta đã hớt tay trên của mình bao nhiêu phần trăm... Các quan bé so sánh: ta với ông ấy hơn kém gì nhau mà tại sao quyền lực và tài sản mình chưa thể bằng ông ấy.
Với một phong trào suy nghĩ chung như thế của lãnh đạo ĐCSVN thì việc một tập đoàn như Vinashin chưa phải là kết cuối cùng. Sẽ còn nhiều tập đoàn như thế nếu không được nuôi dưỡng bằng cách chính sách ưu đãi về thuế cho đến đấu thầu dự án hay thu giá rẻ tài nguyên khoáng sản quốc gia. 
Tham nhũng đã làm lũng đoạn chính sách pháp luật và khống chế nền kinh tế VN khó thoát khỏi cái ngưỡng: Các nước đang phát triển.
VN không lành mạnh được nền chính trị và xây dựng kỷ cương pháp luật tam quyền phân lập thì không thể nào thoát khỏi cái bóng của Phi, Thái, chứ nói gì đến giấc mơ Hàn quốc và Đài Loan.
Trong xã hội, người nhân đức, chân chính thì không thể giàu có được; còn người giàu có, xa hoa thì không thể là người có lòng nhân ái và liêm chính- một câu nói của Tây phương tuy có vẻ hơi quá, nhưng cũng đáng cho ta suy nghĩ.
VII. Hậu quả chống tham nhũng: Sự trả thù!
Ông Trần Văn Giáp nói việc ông bị đánh là hành động trả thù cho việc ông đã tố cáo chống tham nhũng,
Nhà báo John Ruwitch, trưởng văn phòng đại diện của Reuters tại Hà Nội, có bài phân tích về cuộc chiến chống tham nhũng ở Việt Nam. Xin giới thiệu cùng bạn đọc.
Trần Văn Giáp từ từ trở mình trên giường bệnh viện, nháy mắt và kéo vai áo bên trái xuống. Những vết bầm tím do những kẻ tấn công dùng ống sắt đánh hằn trên cả một khoảng lưng ông.
Ông Giáp cho biết vụ ông bị đánh xảy ra hồi đầu tháng Sáu là hành động trả thù cho việc ông đã tố giác một quan chức địa phương, người mà ông nói đã bán khoảng 70 kg thóc gạo đáng phải được phân phối miễn phí sau trận lũ lụt năm ngoái.
"Người con trai của viên chức này là một trong số những kẻ tấn công," ông Giáp nói.
Bên cạnh ông trong căn phòng bệnh viện với bảy giường bệnh ở thành phố Vinh, cách Hà Nội 250 km về phía nam, là người anh em trai của ông, một bệnh nhân đang nằm và được truyền nước qua ven tay và ngón tay chỏ trên bàn tay bên phải được băng kín.
Ông nói là ông suýt bị mất ngón tay này trong vụ bị đánh bị thương đó.
Những nguy hiểm có thể là tương đối nhỏ trong trường hợp của ông Giáp, nhưng nó đã trở thành hàng tin chính trên một số tờ báo có lượng độc giả đông đảo tại Việt Nam, và cùng với các trường hợp khác nó một lần nữa nhắc lại câu hỏi về hiệu quả của những nỗ lực chống tận gốc rễ tình trạng tham nhũng đang tràn lan.
1. Các nhà đầu tư quan ngại
Các chuyên gia nói tình trạng ăn hối lộ có ở mọi nơi mọi chỗ tại Việt Nam và ở mỗi cấp chính quyền, và các nhà đầu tư phương Tây từ lâu đã được đặt vấn đề này là trong số những lo ngại hàng đầu khi làm ăn kinh doanh ở đây.
Cuối năm 2008, Nhật Bản, nhà tài trợ lớn nhất của Việt Nam, đã tạm thời đình chỉ các hỗ trợ chính thức do một vụ bê bối về tham nhũng.
Các nhà lãnh đạo cao cấp trong Đảng Cộng sản cầm quyền đã gọi tình trạng hối lộ lan tràn là một nguy cơ cho sự phát triển của quốc gia.
Nhưng các nhà phân tích và vận động chống tham nhũng nói đã có đôi chút tiến bộ trong những năm gần đây và những trường hợp đứng lên tố giác như ông Giáp có thể sẽ gia tăng.
VietnamNet, tờ báo điện tử được ưa chuộng tại Việt Nam, trong tháng này đã đưa tin một cựu chiến binh chống tham nhũng trong một trường hợp khiếu kiện về đất đai ở tỉnh Hải Dương, đã bị giết hại hồi tháng Giêng.
Ông Trần Đình Triển, một luật sư vốn hay lên tiếng, cho biết lòng tin vào khả năng của chế độ có thể giải quyết vấn đề này dường như đang giảm dần.
"Đây là một vấn đề nóng bỏng và là một chủ đề mà tôi có thể thấy đang làm cho người dân mất lòng tin vào các cơ quan của nhà nước," ông nói.
Cách đây 5 năm, Việt Nam có thể đã có nhiều lý do để hy vọng.
2. Nguy cơ với những người chống tham nhũng
Trong năm 2006, các nhà báo phát hiện một vụ bê bối cờ bạc và tham ô biển thủ rất lớn, được gọi là vụ PMU-18 và vụ việc này đã buộc Bộ trưởng Giao thông phải từ chức và đẩy vấn đề tham nhũng lên đầu chương trình nghị sự tại Đại hội Đảng Cộng sản.
Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam khi đó là ông Nông Đức Mạnh, và ông đã gọi vấn đề này là một mối đe dọa cho chế độ.
Nhưng vào năm 2008, hai trong số những phóng viên tích cực nhất đưa tin về câu chuyện này đã bị bắt giữ và các Tổng biên tập viên hàng đầu đã bị sa thải. Điều đó gửi đi một tín hiệu rõ ràng tới “những nhà báo thích bới móc”.
Năm ngoái, trong dòng lũ xoáy liên quan tới tình trạng gần phá sản của tập đoàn đóng tàu lớn do nhà nước quản lý, Vinashin, đã có rất ít tin tức về tham nhũng mặc dù có nhiều đồn đại lan rộng rằng chính tình trạng tham nhũng đã góp phần vào sự sụp đổ của tập đoàn này.
Đảng Cộng sản Việt Nam tiếp tục quảng bá chống tham nhũng nhưng trong các bảng xếp hạng chính thức, chẳng hạn như theo Chỉ số về Tham nhũng của tổ chức Minh bạch Quốc tế thì vị trí xếp hạng của Việt Nam gần như không xê dịch.
Việt Nam đứng thứ 111 trên 163 nước trong thang chỉ số này vào năm 2006. Việt Nam được đánh giá đạt 2,6 điểm trên thang điểm 10, trong đó 10 điểm là trong sạch nhất, không có tham nhũng và zero là tham nhũng cao. Tháng Mười năm ngoái Việt Nam đứng thứ 116 trong tổng số 178 nước, với 2,7 điểm.
"Chính quyền bị rơi vào tình thế buộc phải có cách đối phó với tham nhũng," ông Jacob Ramsay, một người chuyên theo dõi các vấn đề của Việt Nam thuộc công ty Tư vấn Kiểm soát Rủi ro, nói.
Chính quyền bị rơi vào tình thế buộc phải có cách đối phó với tham nhũng.
Jacob Ramsay
“Đây là một vấn đề cố hữu và những nỗ lực còn chưa đủ so với mức độ của vấn đề."
Người Việt phải dò đường trong một mạng lưới phức tạp của các quy tắc và tiêu chuẩn được rỉ tai hàng ngày về những ai phải trả tiền và trả bao nhiêu. Chẳng hạn như thế này: một chiếc xe hơi sẽ không bao giờ qua được kiểm tra nếu quý vị không kín đáo lót tay những người thợ cơ khí một khoản tiền 100.000-150.000 đồng (5-7 đôla). Hoặc như thế này: nếu quý vị muốn cảnh sát tìm một chiếc xe máy bị đánh cắp thì quý vị sẽ phải tốn phí một nửa giá trị của chiếc xe đó.
Và đấy mới chỉ là chuyện nhỏ. Ông Matthieu Salomon, Cố vấn cao cấp quốc tế thuộc tổ chức Hướng tới Minh bạch, đối tác Việt Nam của tổ chức Minh bạch Quốc tế, cho biết khi đấu thầu các dự án, các công ty nói rằng quan hệ tốt với giới chức trách, tạo mạng lưới quan hệ có chiều sâu và chọn lựa cẩn thận các đối tác địa phương có thể tạo ra sự khác biệt giữa thành công và thất bại.
"Hiểu ẩn ý trong các câu nói - tôi cho rằng tất cả mọi người đều có thể đoán được đôi chút nó là chuyện gì", ông Salomon nói.
Tuy nhiên, ông cho biết nhờ tình trạng ổn định chính trị và triển vọng thị trường tại Việt Nam mà nhiều công ty đã thử liều trước những rủi ro.
Nhiều người Việt Nam tin rằng quà biếu và tiền mặt đóng một phần vai trò thường lệ trong các đề cử vào các chức vụ trong chính phủ, nhưng không ai từng cung cấp bằng chứng chắc chắn về điều đó và các phương tiện truyền thông nhà nước chưa bao giờ đưa tin về các trường hợp như vậy.
"Ai trong cơ chế lại đi làm công việc xóa bỏ (tham nhũng) khi đó chính là cách họ đã đạt được vị trí hiện nay?" một nhà ngoại giao phương Tây từ chối không muốn nêu danh tính, nói.
  • Nạn nhân Bà Lê Hiền Đức
Bà Lê Hiền Đức, một người chống tham nhũng được giải thưởng của tổ chức Minh bạch Quốc tế
Bà cụ 80 tuổi, bà nội của 8 người cháu, cũng là người đã từng làm việc giải mã tin tức cho ông Hồ Chí Minh - cha đẻ của nước Việt Nam hiện tại, đã từng bị gửi vòng hoa tang tới nhà, và bị đổ xăng trước cửa nhà như một lời đe dọa.
Mặc dù bà cho biết những việc như vậy đã giảm xuống kể từ khi bà đoạt Giải thưởng Liêm chính của tổ chức Minh bạch Quốc tế vào năm 2007, bà nói bà phải cẩn thận bất cứ khi nào đi khỏi nhà tại Hà Nội.
“Tôi luôn luôn phải thận trọng. Tôi không dám đi đâu một mình."
Những người đã dám đối mặt bất chấp những bất lợi có truyền thống lâu năm như vậy hẳn biết quá rõ các rủi ro mà họ có thể phải gánh chịu.
"Tôi nghĩ tôi sẽ bị giết hại…" Ông Giáp – một người chống tham nhũng nói.
***

VIII. Các chế độ độc tài thường tự đào huyệt chôn chính mình trước khi chúng bị tiêu diệt. Ngay cả khi chúng bị một lực lượng nào đó tiêu diệt thì thường, bên cạnh chúng, cũng đã có sẵn một số huyệt do chúng tự đào rồi.

Chúng tự đào huyệt bằng cách nào đó? Có nhiều cách, nhưng cách phổ biến nhất là tham nhũng.
Ở đây, có mấy điều cần được nhấn mạnh:
1. Tham nhũng là một trong những hiện tượng phổ biến của nhân loại
Có lẽ không ở đâu và không thời nào lại không có tham nhũng. Hai nguyên nhân chính của tham nhũng là lòng tham và quyền lực. Lòng tham thì gắn liền với bản chất của con người; còn quyền lực thì gắn liền với quan hệ giữa người và người. Khi con người tụ tập lại thành một cộng đồng, dù nhỏ đến mấy, ý niệm về quyền lực cũng bắt đầu xuất hiện. Biết vậy, ngay từ rất sớm, nhân loại đã biết sử dụng luật pháp để vừa hạn chế lòng tham vừa hạn chế quyền lực, qua đó, hạn chế cả tham nhũng. Nhưng luật pháp lại do con người diễn dịch và thực thi. Tham nhũng, do đó, khó mà bị trừ diệt hết được.
2. Mức độ khác biệt về tham nhũng giữa các chế độ
Nếu tham nhũng là hiện tượng phổ biến thì sự khác biệt giữa xã hội này và xã hội khác chỉ là ở mức độ. Không ai ngây thơ cho rằng ở các nước dân chủ, ngay cả dân chủ nhất, lại không có tham nhũng. Ở Mỹ, ở Úc và nhiều quốc gia Tây phương, lâu lâu báo chí lại phanh phui ra vài vụ tham nhũng, đặc biệt trong ngành cảnh sát. Hầu như ai cũng biết: sự tồn tại dai dẳng của vấn nạn buôn bán ma túy, không nhiều thì ít, cũng dính dáng đến tệ nạn tham nhũng ở cấp nào đó. Bởi vậy hầu như chính phủ nào cũng đều quan tâm đến việc củng cố việc thanh tra trong nội bộ ngành cảnh sát. Những nỗ lực ấy chỉ làm giảm thiếu chứ khó trừ diệt được hoàn toàn vấn nạn tham nhũng.
3. Tham nhũng trầm trọng tại các quốc gia độc tài
Tuy các nước dân chủ cũng có tham nhũng, nhưng hầu như ai cũng thấy không ở đâu nạn tham nhũng lại trầm trọng như ở các quốc gia độc tài. Điều này có thể dễ dàng chứng minh cả bằng thực tiễn lẫn bằng lý luận.
Một là, nếu tham nhũng gắn liền với quyền lực thì quyền lực càng bị giám sát, tham nhũng sẽ càng giảm thiểu.
Hai là, nếu quyền lực gắn liền với luật pháp thì ở đâu luật pháp càng minh bạch thì nạn tham nhũng càng ít có cơ hội nảy nở.
Ba là, nếu tham nhũng gắn liền với lòng tham thì ở các xứ nghèo (thường cũng là xứ độc tài), người ta càng khó tự kiềm chế trước sự quyến rũ của sự tham nhũng.
Tại sao, ở Tây phương, khi lái xe quá tốc độ, chẳng hạn, bị cảnh sát chặn lại, bạn không dám dúi vào tay hay túi cảnh sát vài chục đô để khỏi bị phạt? Trả lời: tại bạn sợ. Tại sao bạn sợ? Trả lời: bạn có thể bị bắt về tội đút lót, và trong trường hợp đó, hình phạt sẽ nặng nề hơn rất nhiều. Nhìn từ góc độ cảnh sát, tại sao cảnh sát Tây phương thường không dám ngửa tay nhận hối lộ kiểu như vậy? Câu trả lời cũng rất đơn giản: Số tiền ấy quá nhỏ so với lương của họ. Vì quá nhỏ, không ai dám liều lĩnh hay dại dột phiêu lưu. Như vậy, bản chất của tham nhũng bao giờ cũng là một sự tính toán. Khi số lợi do tham nhũng mang lại nhiều hơn các nguy cơ họ phải đối diện, người ta sẽ tham nhũng: Các chế độ độc tài thường cung cấp đầy đủ các điều kiện để tham nhũng phát triển và hoành hành. 
4. Tham nhũng giữa các nước độc tài cũng khác nhau
Tham nhũng trầm trọng ở các nước độc tài hơn các nước dân chủ, mặt khác, giữa các nước độc tài, mức độ tham nhũng cũng khác nhau. Trong bài báo “Sources of corruption in authoritarian regimes”, đăng trên Social Science Quarterly số 1, ra vào tháng 3 năm 2010, Eric Chang thuộc Đại học Michigan State và Mariam A. Golden thuộc Đại học California ở Los Angeles, khảo sát hơn 40 chế độ độc tài khác nhau và phát hiện ra một số điểm chung. Một, các chế độ độc tài cá nhân trị (personalistic hay personalistic-hybrid regime) thường tham nhũng hơn các chế độc độc tài đảng trị (single-party) hoặc quân phiệt (military regime). Hai, chế độ càng yểu mệnh bao nhiêu càng tham nhũng bấy nhiêu.
Theo mẫu này, Việt Nam thuộc chế độ độc tài đảng trị. Kể về mức độ tham nhũng, Việt Nam được xem là đỡ hơn một số quốc gia độc tài cá nhân trị ở châu Phi. Điều này phù hợp với các bảng xếp hạng do tổ chức Minh Bạch Quốc tế (Transparency International) thực hiện hàng năm. Ví dụ, theo số liệu mới nhất, Việt Nam đứng hàng thứ 116 trên tổng số 178 quốc gia theo chỉ số tham nhũng. Bản báo cáo cũng nhấn mạnh là so với năm trước, mức độ tham nhũng ở Việt Nam vào năm 2010 còn tệ hại hơn năm 2009. Và nhiều thập kỷ sau càng thối nát nhiều hơn!
5. Tham nhũng: Giới lãnh đạo CSVN sống trong trạng thái tâm lý phập phồng của những người yểu mệnh
Điều cần chú ý là các bảng xếp hạng thường căn cứ vào dư luận của các doanh nhân và thường dân trong mỗi nước. Ở đây, chúng ta thấy kết quả sẽ rất tương đối. Nó thường “lạc quan” hơn là sự thật. Lý do, thứ nhất là vì, không phải ai cũng dám tiết lộ chuyện tham nhũng. Khác với các tội phạm khác, tham nhũng được tiến hành với sự đồng lõa từ cả hai phía: người hối lộ và người nhận hối lộ. Bởi vậy, người ta dễ có khuynh hướng bao che cho nhau. Lý do thứ hai là tùy văn hóa. Có những văn hóa xem tham nhũng là điều xấu xa và bất khả chấp nhận. Nhưng cũng có những văn hóa xem việc tham nhũng như một trong những cách giao tiếp và làm ăn, cho nên, trên nguyên tắc, nó có thể chấp nhận được nếu người ta không phải trả một cái giá quá đắt. Ví dụ, ở Việt Nam, đi làm một thứ giấy tờ gì đó, người dân thường đút lót một ít tiền cho công an hoặc cán bộ. Nhiều người chấp nhận chuyện đó vì nhờ nó, công việc được tiến hành trôi chảy và nhanh chóng hơn. Nói cách khác, họ nhìn những chuyện tham nhũng như thế từ góc độ “business” chứ không phải từ góc độ đạo đức. Do đó, trong mọi cuộc điều tra hay thăm dò dư luận, số lượng tham nhũng ở Việt Nam sẽ tự động bị giảm xuống.
Luận điểm cho các chế độ yểu mệnh thường tham nhũng nhiều hơn các chế độ được kéo dài cũng nên được hiểu một cách linh động. Ví dụ, so với nhiều chế độ độc tài khác, chế độ cộng sản ở Việt Nam thuộc loại thọ cao. Nếu tính từ năm 1945 đến thì nó đã gần 80 tuổi. Nhưng về tâm lý thì sau sự sụp đổ của các chế độ cộng sản ở Nga và Đông Âu rõ ràng là giới lãnh đạo Việt Nam sống trong trạng thái tâm lý phập phồng của những người yểu mệnh. Họ không biết chế độ sẽ sụp đổ lúc nào. Do đó, hầu như ai cũng lo vơ vét càng nhiều càng tốt. Và chuyển ra nước ngoài càng nhiều càng tốt. Bởi vậy, không phải ngẫu nhiên mà mức độ tham nhũng không những không giảm mà còn có khuynh hướng càng ngày càng tăng. Lớn ăn lớn. Nhỏ ăn nhỏ. Ở đâu cũng có tham nhũng.
 
6. Đảng Cộng sản và chính quyền Việt Nam đang tự đào huyệt cho mình
Thật ra, chính bằng những sự tham nhũng tràn lan như vậy, đảng Cộng sản và chính quyền Việt Nam đang tự đào huyệt cho mình.
Cần nói ngay là tham nhũng tự nó không dẫn đến cách mạng. Trạng thái tham nhũng là một thái độ đồng lõa, do đó, tuy thiệt hại cho đất nước thì vô cùng lớn, nhưng với từng cá nhân, người ta hiếm khi thấy quá bức bối để có thể vùng dậy. Đó là lý do chính khiến người dân ở nhiều người có thể chịu đựng và sống chung với tham nhũng từ năm này qua năm khác, từ thế hệ này sang thế hệ khác, thậm chí, từ thế kỷ này sang thế kỷ khác. Tuy nhiên, đối với Việt Nam, tham nhũng lại có tác động sâu sắc ở khía cạnh khác: nó phá đổ những huyền thoại mà đảng Cộng sản tự tô vẽ cho mình lâu nay. Đảng yêu nước ư? – Người ta chỉ thấy tham nhũng. Đảng yêu dân và lo cho dân ư? – Người ta chỉ thấy tham nhũng. Đảng anh hùng và sáng suốt ư? – Người ta chỉ thấy tham nhũng. Đảng là người duy nhất có khả năng lãnh đạo đất nước thoát khỏi nghèo đói ư? – Người ta chỉ thấy tham nhũng.
Mất đi những huyền thoại ấy là mất gần hết sức mạnh truyền thống của đảng cộng sản.

 

IX.Cái giá của nạn tham nhũng

John Sullivan và Alexsandr Shkolnikov
    John Sullivan là Giám đốc điều hành của Trung tâm Doanh nghiệp Tư nhân Quốc tế (CIPE), một tổ chức trực thuộc Phòng Thương mại Hoa Kỳ. Aleksandr Shkolnikov là cán bộ chương trình của CIPE. Dưới đây là đoạn trích từ một bài báo của hai tác giả này viết về cái giá của nạn tham nhũng đối với các doanh nhân và các tầng lớp công dân nói chung. Phần trích này xuất hiện lần đầu tiên trong bài báo “Đấu tranh chống tham nhũng: Triển vọng và giải pháp cho khu vực tư nhân”, tháng 9/2004, in trên cuốn Cải cách Kinh tế - một ấn phẩm của CIPE.
Tại sao phải đấu tranh chống tham nhũng? Tại nhiều nền kinh tế, tham nhũng mang tính định chế và việc hàng ngày đối mặt với nạn tham nhũng còn có vẻ dễ hơn là việc đấu tranh chống lại nó. Coi tham nhũng là một vấn đề kinh tế có nghĩa là tham nhũng không chỉ đơn giản là một hành vi ứng xử sai trái. Điều này có nghĩa là khi nó mang lại lợi ích cho một số ít cá nhân thì nó cũng gây ra những tổn thất cho xã hội, cho khu vực tư nhân và cho chính phủ trong dài hạn. Tham nhũng cần phải được loại bỏ tận gốc vì những lý do sau:
1. Phân bổ nguồn lực không hợp lý
Các nguồn lực nếu không được trực tiếp dành cho sản xuất hàng hóa và dịch vụ thì thường là mục tiêu cho tham nhũng. Những nguồn lực này bao gồm cả các nguồn lực trực tiếp trong chuyển tiền mặt và các nguồn lực gián tiếp như việc duy trì quan hệ với các quan chức chính phủ hay việc cung cấp giấy phép hoạt động hoặc giấy phép sản xuất cho một doanh nghiệp ít hiệu quả hơn. Tham nhũng cũng khiến các nguồn lực bị phân bổ thiếu hợp lý trong khi lẽ ra chúng phải được sử dụng để cung cấp các dịch vụ công cộng. Số tiền thu được do cấp phép hoặc số thu từ thuế, thay vào việc được sử dụng để đóng góp cho ngân sách, lại chạy vào túi các quan chức chính phủ tham nhũng. Như vậy, các nguồn lực không được sử dụng một cách hiệu quả nhất; nói cách khác, chúng chỉ trở nên có hiệu quả nhất đối với các doanh nghiệp có quan hệ tốt và có được hợp đồng với chính phủ.
2. Tiếp tay cho các chính sách và các điều luật sai lầm và vô trách nhiệm
Trong các hệ thống bị tham nhũng, các nhà làm luật thường đưa ra các chính sách và các điều luật không có lợi cho môi trường kinh tế chính trị nói chung. Trái lại, các điều luật và chính sách này thường mang lại lợi ích cho một số ít người thân của các nhà hoạch định chính sách hoặc cho những người mua chuộc các quan chức chính phủ để họ thông qua một điều luật ưu đãi.
3. Mức độ đầu tư thấp hơn
Tham nhũng gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đối với cả đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài. Các nhà đầu tư chắc chắn sẽ xa lánh những môi trường có nạn tham nhũng hoành hành, bởi lẽ tham nhũng sẽ làm tăng chi phí kinh doanh của họ và sẽ hủy hoại sự nghiêm minh của pháp luật. Tham nhũng cũng thường đi đôi với mức độ rủi ro cao, và điều này luôn khiến các nhà đầu tư e ngại.
4. Giảm cạnh tranh và tính hiệu quả
Việc các quan chức chính phủ đòi hối lộ để cung cấp hoặc từ chối các dịch vụ (như cấp môn bài và giấy phép) sẽ hạn chế số lượng các công ty có thể tham gia vào thị trường, tạo ra một môi trường “xin-cho” buộc các công ty không muốn hoặc không có khả năng chi các khoản tiền hối lộ gia nhập vào nền kinh tế phi chính thức. Cơ chế xin-cho thường dẫn đến chủ nghĩa bảo hộ thương mại và cũng dẫn đến thực tế là những đầu vào được sản xuất kém chất lượng hoặc không có hiệu quả sẽ làm giảm năng suất, tính hiệu quả và tính cạnh tranh. Nhìn một cách tổng thể, sự thiếu cạnh tranh gây tổn hại cho người tiêu dùng vì họ phải chấp nhận những hàng hóa hàm chứa tiến bộ công nghệ thấp, những hàng hóa kém chất lượng và phải trả những mức giá cao hơn cho những hàng hóa này.
5.Giảm nguồn thu của nhà nước đối với các hàng hóa và dịch vụ thiết yếu
Trốn thuế - một trong những mối đe dọa lớn nhất đối với nguồn thu ngân sách của chính phủ - là hiện tượng phổ biến tại các quốc gia có nạn tham nhũng hoành hành. Lý do là các doanh nghiệp trong khu vực phi chính thức không báo cáo lợi nhuận của họ và kéo theo đó là hiện tượng trốn thuế. Ngoài ra, các doanh nghiệp hoạt động trong khu vực kinh tế chính thức cũng sẽ chi các khoản tiền hối lộ thay vì đóng thuế khi cơ quan thuế có hiện tượng tham nhũng hoặc khi cơ hội vi phạm luật thuế trở nên lan tràn. Hơn nữa, các viên chức chính phủ tham nhũng cũng chiếm đoạt các khoản phí và tiền thuế mà họ thu được từ các doanh nghiệp lẽ ra phải được nộp vào ngân sách nhà nước. Hiện tượng này làm giảm nguồn thu mà chính phủ cần để cung cấp các hàng hóa và dịch vụ thiết yếu.
6. Tăng chi tiêu công cộng
Các dự án đầu tư công cộng thường tạo nhiều cơ hội để các quan chức chính phủ nhận hối lộ. Đơn giản là để có nhiều cơ hội nhận được những lợi ích trực tiếp mỗi khi cung cấp một hợp đồng cho các “chiến hữu”, các quan chức chính phủ sẽ tìm mọi cách để có càng nhiều dự án đầu tư công cộng càng tốt. Trên thực tế, những vụ bê bối kiểu này không chỉ xảy ra ở các nước đang phát triển và có nạn tham nhũng hoành hành mà còn xảy ra tại nhiều quốc gia phát triển, nơi mà nạn tham nhũng hoành hành ít hơn. Tại nhiều quốc gia, đôi khi còn xảy ra trường hợp các dự án được cấp cho các “chiến hữu” không bao giờ kết thúc được do nguồn vốn nhà nước bị ăn cắp. Tham nhũng cũng là nguyên nhân gây ra việc quản lý yếu kém các dự án đầu tư công cộng, khiến cho thâm hụt công khố trở nên trầm trọng và đe dọa giảm tính hiệu quả của chính sách tài chính của nhà nước.
 7. Giảm năng suất và không thúc đẩy được sự sáng tạo
Trong các hệ thống tham nhũng, các cá nhân và công ty thường dành thời gian và nguồn lực để tiếp tay cho nạn tham nhũng (đưa hối lộ, nuôi dưỡng quan hệ với các quan chức tham nhũng) hơn là để đẩy mạnh các hoạt động phát triển. Ngoài ra, tham nhũng cũng kìm chế sáng tạo vì các hệ thống tham nhũng thường thiếu các quy định của các thể chế pháp luật nhằm bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ.
8. Tăng chi phí kinh doanh (được coi như một khoản thuế đối với hoạt động kinh doanh)
Thời gian và tiền bạc để hối lộ các quan chức chính phủ và để xoay sở với các điều luật phức tạp sẽ làm tăng chi phí kinh doanh. Các chi phí này sẽ được chuyển sang cho người tiêu dùng thông qua việc tăng giá bán hoặc sản xuất ra các sản phẩm chất lượng thấp, hoặc trở thành vật cản đối với các công ty muốn gia nhập thị trường. Ngoài ra, các hệ thống tư pháp tham nhũng cũng sẽ hạn chế khả năng thực hiện hợp đồng của doanh nghiệp, cản trở các hoạt động bình thường và làm mất đi các cơ hội mới.
 9. Giảm mức độ tăng trưởng
Tham nhũng gây tác động tiêu cực đối với các doanh nghiệp nhỏ vì các chi phí về thời gian và tiền bạc cho các quan chức chính phủ tham nhũng trở nên quá sức đối với các doanh nghiệp nhỏ hơn là đối với các doanh nghiệp quy mô lớn. Nói chung, các doanh nghiệp nhỏ thường khó tránh được nạn tham nhũng, và những doanh nghiệp này có xu hướng hoạt động trong những môi trường cạnh tranh cao, vì thế, họ không thể chuyển chi phí dùng cho hối lộ lên vai người tiêu dùng. Vì vậy, trong một môi trường tham nhũng, các doanh nghiệp nhỏ rất khó tồn tại và điều này làm tổn hại đến tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế vì các doanh nghiệp nhỏ chính là động lực phát triển của hầu hết các nền kinh tế trên thế giới.
10. Giảm cơ hội việc làm trong khu vực tư nhân
Tham nhũng buộc các doanh nghiệp phải gia nhập khu vực phi chính thức, tạo ra các rào cản đối với việc gia nhập thị trường và làm tăng chi phí kinh doanh; do đó làm giảm cơ hội việc làm trong khu vực tư nhân vì các doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc tăng trưởng và mở rộng quy mô.
11. Giảm số lượng công việc có chất lượng trong khu vực nhà nước
Các chính phủ tham nhũng thường đưa ra các cơ hội việc làm được trả lương thấp nhằm bảo trợ cho các thành phần quan trọng. Ngoài ra, chất lượng của các nghề nghiệp trong khu vực nhà nước cũng thường rất thấp tại các nền kinh tế có nạn tham nhũng hoành hành, bởi lẽ các quan chức chính phủ thường dành các nguồn lực để moi tiền hối lộ hơn là để cung cấp dịch vụ. Ví dụ, trong nhiều trường hợp, tại các cơ quan cấp giấy phép, các viên chức thường trì hoãn và kéo dài thủ tục cấp phép nếu họ không nhận được tiền hối lộ hoặc quà biếu.
12. Tăng nghèo đói và bất bình đẳng
Tham nhũng làm giảm thu nhập tiềm năng của những người nghèo vì nó khiến khu vực tư nhân tạo ra ít cơ hội việc làm hơn. Ngoài ra, thông qua việc hạn chế chi tiêu trong các dịch vụ công cộng, tham nhũng cũng làm gia tăng bất bình đẳng – nó hạn chế cơ hội tiếp cận của người nghèo đối với các nguồn lực quan trọng như chăm sóc y tế và giáo dục.
13. Xói mòn tính nghiêm minh của pháp luật
Tham nhũng tạo ra một nền văn hóa trong đó các quan chức chính phủ không phải chịu trách nhiệm đối với những việc họ đã làm. Ngoài ra, trong một hệ thống tham nhũng, luật pháp và các quy phạm pháp luật trên giấy tờ không được thực thi một cách thích hợp, nhất quán và công bằng. Các vấn đề được giải quyết không phải dựa trên luật pháp mà phụ thuộc vào việc bạn quen biết những ai và sẵn sàng chi ra bao nhiêu tiền.
14. Gây trở ngại cho các cải cách dân chủ theo định hướng thị trường
Để xây dựng thành công nền kinh tế thị trường và xã hội dân chủ, các quốc gia cần phải xây dựng và phát triển các thể chế có khả năng thực thi pháp luật và bảo đảm tính minh bạch của chính phủ, kể cả quá trình hoạch định chính sách. Trong các hệ thống tham nhũng, việc thực hiện yêu cầu này và việc xây dựng các thể chế như vậy là một nhiệm vụ hết sức khó khăn. Các quan chức chính phủ tham nhũng có trách nhiệm thực hiện cải cách nhưng lại tìm mọi cách để tư lợi từ các khoản hoa hồng và các khoản tiền hối lộ. Ngoài ra, do nó hạn chế sự tham gia của dân chúng, tham nhũng còn làm xói mòn tính hợp pháp của các cơ quan nhà nước và làm tổn thương tiến trình dân chủ vì nó không khuyến khích sự tham gia của người dân.
15. Tăng bất ổn định chính trị
Nạn tham nhũng hoành hành sẽ làm tăng bất ổn định chính trị vì người dân luôn muốn thay đổi các lãnh đạo tham nhũng vì họ là những người không thể đại diện cho lợi ích của nhân dân.
16. Tăng tỷ lệ tội phạm
Tham nhũng nuôi dưỡng một hệ thống có thái độ coi thường luật pháp cao và tạo ra một xã hội trong đó hệ thống lập pháp, tư pháp và các thể chế thi hành pháp luật đều không có hiệu quả. Trong các hệ thống tham nhũng, tội phạm rất dễ dùng tiền để chạy tội. Tham nhũng không chỉ dẫn đến tội phạm chính trị và tội phạm tập thể mà còn tạo điều kiện thuận lợi các các hình thức tội phạm có tổ chức.
Trích từ tạp chí Cải cách Kinh tế, số 0409, ngày 22/9/2004, bản quyền năm 2004 của, Trung tâm Doanh nghiệp Tư nhân Quốc tế.
***

X. Sôi sục chống tham nhũng giả hiệu

Tham nhũng tại Việt Nam trở thành chuyện thường ngày bao trùm mọi lĩnh vực như địa chính - nhà đất, hải quan, cảnh sát giao thông, đó cũng là những ngành tham nhũng phổ biến nhất cùng những phong trào hô hào chống tham nhũng vô cùng to lớn nhưng kết quả không chỉ ‘vũ như cẩn’, song kẻ tham nhũng càng được thăng quan tiến chức mạnh mẽ hơn trên đường tham quan! Đó là đặc điểm của tham nhũng của Việt Nam mà các thế hệ về sau cần nghiên cứu!
Trích nguồn Tuổi Trẻ, Thứ Năm, 01/12/2005
“Điểm sôi sục: chống tham nhũng”
Cùng nằm trong bảng “top 10”, ngoài ba nhóm trên, còn có bảy lĩnh vực khác là tài chính - thuế, xây dựng, cấp phép xây dựng, y tế, kế hoạch - đầu tư, giao thông và đứng cuối bảng là công an kinh tế.
Theo tiến sĩ Nguyễn Văn Quyền - phó trưởng Ban Nội chính trung ương, giám đốc Ban quản lý dự án, cuộc điều tra trên được tiến hành tại bảy tỉnh, thành phố là Hà Nội, TP.HCM, Hải Dương, Nghệ An, Thừa Thiên-Huế, Sơn La, Đồng Tháp và ba bộ Công nghiệp, Xây dựng, Giao thông vận tải.
Nhóm nghiên cứu đã thực hiện 105 cuộc hội thảo ở 10 tỉnh và bộ; 20 quận, huyện, tổng công ty; 42 xã, phường, đồng thời phỏng vấn bằng bảng hỏi 5.407 cán bộ công chức, cán bộ doanh nghiệp và người dân.
1. Nhiều người biết, nhưng ít người tố cáo
Về thực trạng tham nhũng, nhóm nghiên cứu xác định 17 hành vi tham nhũng để tiến hành phỏng vấn. Theo đó trên 1/3 số công chức cho hay đã chứng kiến hành vi trực tiếp nhận hối lộ và sử dụng phương tiện của cơ quan phục vụ nhu cầu cá nhân, gia đình.
Khoảng 20-30% số công chức đã chứng kiến việc mời người có chức quyền đi du lịch, ăn uống, vui chơi để vụ lợi. Đồng thời chứng kiến người có chức quyền bố trí, đề bạt, tuyển dụng người không đủ tiêu chuẩn để vụ lợi; gọi điện, viết thư tay can thiệp nhằm mưu lợi cho người thân quen; lấy tiền bạc, tài sản cơ quan biếu, tặng, cho người khác nhằm mưu lợi cá nhân…
Khoảng 15-20% công chức chứng kiến (trong vòng một năm qua) việc thỏa thuận tăng giá trị hợp đồng để nhận tiền trích “phần trăm” từ bên B; cố tình tạo ra các lý do để các cá nhân, đơn vị dưới quyền phải tặng tiền, quà; lấy danh nghĩa phân phối hoặc bán rẻ để biến tài sản, đất đai, nhà cửa, văn phòng của cơ quan thành của riêng...
Trên 40% công chức ở ba bộ được điều tra cho biết họ đã chứng kiến hành vi người có chức vụ, quyền hạn cố tình gây khó khăn khi giải quyết công việc để buộc người cần giải quyết phải chi tiền hoặc quà biếu. Gần 25% số cán bộ doanh nghiệp cho biết đã chủ động hối lộ, đưa tiền, quà vì nhiều lý do khác nhau.
Theo nhóm nghiên cứu, trong những năm qua các tỉnh, thành và các bộ được khảo sát đều có đơn thư tố cáo tham nhũng, nhưng số người bị tố cáo tham nhũng “ít hơn rất nhiều so với số hành vi tham nhũng mà cán bộ công chức đã chứng kiến trong năm”.
Ai cũng biết là có “tảng băng” tham nhũng, nhưng “không ai thấy được tảng băng to lớn như thế nào vì nó còn ẩn khá lớn” - tiến sĩ Nguyễn Đình Cửu (thuộc Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội, thành viên nhóm nghiên cứu) nhận xét.
Mặt khác, cuộc khảo sát đã chỉ ra: gần 85,4% cán bộ công chức và 78,2% cán bộ doanh nghiệp không tích cực đấu tranh chống tham nhũng vì sợ bị trù dập; 61,9% cán bộ công chức cho rằng người tố cáo, phát hiện tham nhũng không được khen thưởng cũng là nguyên nhân khiến họ không tích cực đấu tranh.
2. Doanh nghiệp: chi phí “đen” tới 10%!
Đây chỉ là con số chính thức, thực tế gấp nhiều lần hơn và có thể hơn nữa!
Điều tra cán bộ doanh nghiệp về các khoản chi phí “đen” mà doanh nghiệp phải bỏ ra thêm, nhóm nghiên cứu xác định có 8% số người được hỏi đánh giá những khoản chi này chiếm từ 1-10% tổng chi phí của doanh nghiệp, riêng TP.HCM lên tới 13%.
Nhận diện về các thủ đoạn tham nhũng, nhóm nghiên cứu cho biết 56% người được hỏi cho rằng nhiều nhất là cố tình kéo dài thời gian giải quyết công việc; kế đến là không hướng dẫn cụ thể, cố tình soi xét, bắt lỗi (44,7%); bám vào các qui định không rõ ràng, bắt bí doanh nghiệp (38,8%).
Trong những trường hợp bị gây khó khăn, cách xử sự của doanh nghiệp là phải có tặng quà (54,9% số người được hỏi), hối lộ cho cán bộ trực tiếp (46,3%) và hối lộ trước khi có công việc (23,5%).
Đáng lưu ý, 48,9% số người được hỏi thừa nhận đã từng đưa tiền (quà biếu, hối lộ), kể cả khi không bị gợi ý, vì đây là cách giải quyết “nhanh nhất, dễ nhất”. Điều này cho thấy tham nhũng là “kết quả của cách hành xử ở cả hai phía chứ không chỉ là một phía công quyền”.
Theo khảo sát, tỉ lệ người dân trả lời “phải nộp tiền” cho từng cơ quan, từng dịch vụ ở các tỉnh đều khá cao. Người dân phải mất tiền để “được việc”, theo nhóm nghiên cứu, phổ biến nhất là khi vi phạm luật giao thông (57%), kế đến là ở viện kiểm sát và tòa án (50%).
Nguồn tổng hợp internet.
***

XI. Tham nhũng thể hiện qua sự cách biệt sâu xa giữa bộ mặt thành thị và nông thôn

Thay đổi sâu sắc về tiêu dùng ở các đô thị đã đảo ngược hình ảnh về Việt Nam ở nước ngoài là một vùng đất nghèo.
Đó là một trong các nhận định của phóng viên Margot Cohen thuộc tạp chí Far Eastern Economic Review (FEER).
Trong ấn bản mới nhất của tờ FEER, bài báo của Margot Cohen, với tựa đề New Taste for the Good Life ghi nhận những đổi thay trong thói quen tiêu dùng của tầng lớp trung lưu ở Hà Nội và TP. HCM.
Trong một phòng trưng bày đồ gia dụng sáng loáng, một biểu ngữ mời gọi khách hàng tìm “Những cách đơn giản làm nên sự khác biệt” trong trang trí nội thất ngôi nhà của họ. Bạn hãy thử chi 2500 đôla cho một ghế xôpha bằng da màu đỏ với các chiếc ghế đồng bộ, hay 11.000 đôla cho một tivi màn hình phẳng 50 inch.
Những bảng giá như thế có vẻ vô lý ở Việt Nam, nơi thu nhập bình quân chính thức hàng năm là 480 đôla. Nhưng những doanh nhân như Nguyễn Chí Dũng biết rằng khao khát tiêu dùng tại thủ đô Hà Nội đã vượt quá ngưỡng đạm bạc đó. Ông Dũng, giám đốc Công ty tư nhân An Dương vừa mở phòng trưng bày rộng 2000 mét vuông hồi tháng 10, nói: "Thanh niên và người trung niên hiện có nhiều tiền hơn và đang tìm kiếm những phong cách hiện đại”.
Mức tiêu dùng ở Hà Nội có thể còn cao hơn ở TP. HCM
Thay đổi sâu sắc về tiêu dùng ở các đô thị đã đảo ngược hình ảnh về Việt Nam ở nước ngoài là một vùng đất nghèo. Đối với giới trung lưu ở Hà Nội và TP.HCM, việc mua sắm máy vi tính, mobile phone, máy giặt và các chuyến du lịch nước ngoài trọn gói là chuyện bình thường.
Nhiều yếu tố giải thích cho sự tiêu dùng quá độ dễ thấy này. Một số nhà phân tích chỉ ra mối liên kết giữa tham nhũng và sự bùng nổ đầu cơ bất động sản.
Nhưng không phải tất cả tiền bạc đều kiếm từ những cách buồn cười như vậy. Sự tăng trưởng nhanh chóng của khu vực tư doanh trong bốn năm qua ở Việt Nam đã đem lại cho nhiều gia đình ở thành phố nhiều tiền hơn bao giờ hết. Phần lớn số của cải này không tìm thấy trong các thống kê chính thức vì tình trạng trốn thuế lan tràn và sự tồn tại của một nền kinh tế ngầm.
Ralf Matthaes là giám đốc điều hành của Taylor Nelson Sofres, chi nhánh ở TP. HCM của tập đoàn nghiên cứu thị trường toàn cầu. Ông nói là "thu nhập sau khi trừ thuế đã tăng ở mức độ kỷ lục" từ 1999 đến 2004.
1. Mức thu nhập và thực tế trên thị trường tiêu thụ
Các kinh tế gia ở Ngân hàng Thế giới (WB) đã có những tính toán giật mình khi đo lường mức tăng trưởng sức mua ở hai thành phố lớn của Việt Nam. Họ giả định một đôla ở Việt Nam có trị giá gấp năm lần so với một đôla ở Hoa Kỳ so giá trị hàng hóa và dịch vụ mà đồng tiền mua được.
Kết quả, họ cho hay một hộ gia đình trung bình bốn người ở TP. HCM hay Hà Nội tiêu hết 20.000 đôla trong năm 2002. Rob Swinkels, chuyên viên kinh tế về vấn đề giảm nghèo của WB ở Việt Nam, nói: "Con số đáng kinh ngạc."
Bạn có biết rằng cửa hàng bán đồ da Louis Vuitton ở Hà Nội sẽ mở rộng diện tích bán hàng gấp ba lần để đón Giáng sinh sau khi họ tính toán là mỗi tuần đã có khoảng 170 khách hàng dạo qua cửa hàng này.
Có lẽ ví dụ ấn tượng nhất về hiện tượng tiêu dùng được tìm thấy ở thị trường cho toilet. Toto, nhà sản xuất hàng vệ sinh Nhật Bản, đã mở nhà máy trị giá 29 triệu đôla hồi tháng Bảy ở Hà Nội. Nó tập trung vào mặt hàng toilet có giá có thể lên tới 420 đôla. Các phòng triển lãm và những quảng cáo tivi bắt mắt nhằm tận dụng sự giàu có mới và là một phần trong chiến lược của Toto xây dựng một nhãn hiệu cao cấp.
Ông Hiromoto Harano, phụ trách bộ phận bán hàng của Toto Vietnam Co., nhận xét: "Khách hàng giàu có bước vào cửa hàng và hỏi đâu là kiểu toilet đắt tiền nhất? Rồi họ nói "Được đấy, tôi sẽ lấy hai hoặc ba cái." Một số nhân viên bán hàng Việt Nam còn giúp khách hàng đọc các chỉ dẫn tiếng Nhật trên một bảng điều khiển từ xa một nhà vệ sinh trị giá 3000 đôla được nhập khẩu. Một người chủ của một phòng triển lãm Toto ở Hà Nội nói rằng sản phẩm khiến cho các khách hàng cảm thấy "tự hào về bản thân."
2. Khoảng cách nông thôn - thành thị là một sự cách biệt sâu xa
Các nhà phân tích cho là mặc dù khoảng cách giữa đô thị và nông thôn ở Việt Nam ngày một gia tăng, nhưng nó chưa đến mức khủng khiếp như ở nước láng giềng Trung Quốc. Trong nhiều năm qua, nhiều người dân nông thôn đã mua được một số hàng hóa cơ bản như tivi và xe máy Trung Quốc rẻ tiền. Họ cũng dành tiền cho việc sửa hoặc cơi nới nhà ở. Và ngoại trừ các hộ gia đình người thiểu số ở các vùng heo hút ở Việt Nam, các gia đình nông thôn cũng hưởng lợi từ tiền gửi về của gia đình hải ngoại cũng như tiền mang về của những người nhập cư vào Hà Nội và TP. HCM.
60% doanh số mặt hàng gia dụng và cá nhân của công ty Unilever của Anh - Hà Lan là bán cho người ở nông thôn. Tuy vây, đối với đa số nhà sản xuất, khoảng cách tiêu dùng nông thôn - thành thị là một lo ngại. Tổng dân số của Hà Nội và TP. HCM chỉ là khoảng 10 triệu người trong tổng số 82 triệu dân ở Việt Nam. Các thành phố nhỏ hơn như Hải Phòng và Đà Nẵng đang thu hẹp khoảng cách, nhưng người dân ở đó vẫn chưa có mức tiêu dùng bằng hai thành phố lớn kia.
Một chi tiết không phải là bí mật gì, đó là các quan chức cao cấp ở Hà Nội giữ quyền kiểm soát hàng tỉ đôla tài trợ nước ngoài và nắm quyền cấp giấy phép với giá không nhân nhượng cho cả các công ty nước ngoài và địa phương. Nhưng thay vì khư khư giữ "chiến lợi phẩm", thì việc chia sẻ là một quy tắc để ngăn chặn rủi ro chính trị. Ralf Matthaes, từ Taylor Nelson Sofres, nói "Tham nhũng xuyên suốt cả hệ thống khi mà càng lúc càng nhiều người dính phần chia món bánh." Những món quà tặng như mobile phone, đồng hồ hay đồ bếp mắc tiền là điều bình thường trong giới quan chức.
 

XII. Xóm nghèo nơi đô thị

 William Horsley
Trong cuộc chiến Việt Nam, Sài gòn không chỉ là một bãi chiến trường mà còn được coi như một nơi đầy cám dỗ, điểm gặp gỡ lạ lẫm giữa Đông và Tây.
Nay, với cái tên chính thức là Thành phố Hồ Chí Minh, nơi này đã trải qua gần ba mươi năm hòa bình. Thành phố Hồ Chí Minh tiêu biểu cho sự hồi sinh của đất nước Việt Nam, tràn đầy nhiệt huyết và người dân nhiều nơi cũng bắt đầu có tiền.
Thế nhưng những khu ổ chuột vẫn còn tồn tại như một sự gợi nhớ không dễ chịu về cuộc chiến trước kia.
Từ 15 năm trước người ta đã bắt đầu nỗ lực dẹp bỏ các khu này, nơi mà tới tận bây giờ hàng trăm ngàn người vẫn làm nơi cư ngụ.
Những khu ổ chuột này mọc lên từ thời chiến, khi nông dân từ các tỉnh tràn về thành phố để tránh đạn bom và chiến cuộc. Phần đông số họ ngụ tại các khu ẩm thấp dọc theo hệ thống bốn con kênh chính của Sài gòn.
Những con kênh này là nhánh của sông Sài gòn, nước đầy hay cạn theo mùa mưa. Chúng chạy ngoằn ngoèo theo hướng Tây và hướng Bắc.
Kênh Thị Nghè len lỏi vào tận gần trung tâm thành phố, trên một bờ kênh là một khu ổ chuột, nơi người dân sống dưới mức nghèo khổ chính thức là vào khoảng 1USD một ngày.
Nơi đây nạn ma túy, tội phạm và mại dâm hoành hành. Đàn ông nhiều người phải đi đạp xe xích lô kiếm tiền nuôi gia đình.
1. Hàng triệu người thành phố vẫn còn trong điều kiện sinh hoạt khó khăn
Trong lòng các xóm nghèo này cuộc sống thật là nhộn nhịp. Phụ nữ chẻ tre, bán trái cây hay là làm ruột cá trong những chiếc xô nhựa đặt ngay trên mặt đất. Đàn ông thì thu gom sắt vụn, hay sửa chữa những căn nhà dột nát của họ.
Con kênh bốc mùi vì cả rác thải của người và rau quả thối rữa. Ở bên trong những căn lều, các ông bà già ngồi hoặc nằm trên những chiếc ván nhỏ hẹp.
Nước kênh nhiều khi vỡ bờ và gây ngập lụt, nhất là vào mùa mưa. Những khi đó bùn phủ vùi và làm lây lan dịch bệnh.
2. Giá nhà đất 'trên trời'
Dự án xóa bỏ các khu ổ chuột ở Sài gòn là một chương trình lớn, và trong lĩnh vực này thì thành phố đang làm gương cho cả nước.
Ngân hàng Thế giới đã khen ngợi Việt Nam về thành tích xóa đói giảm nghèo và Việt Nam ngày càng nhận thêm nhiều trợ giúp của quốc tế trong tiến trình mở cửa của mình.
Chính quyền đã bố trí nơi ở mới cho hơn 35 ngàn dân trong vòng mười năm trở lại đây.
Thế nhưng ông Lương Văn Lý từ Sở Kế hoạch và Đầu tư TP Hồ Chí Minh nói rằng vẫn còn 50 ngàn dân đang trong diện chờ sắp xếp và phần đông số họ sẽ được chuyển sang sống tại những chung cư cao tầng ở ngoại vi thành phố.
Quá trình này có thể sẽ kéo dài nhiều năm. Theo ông Lý vấn đề lớn nhất là ở chỗ tìm nguồn tài chính để bồi thường giải tỏa đất đai cho cư dân các xóm nghèo này.
Kinh tế thành phố đang tăng trưởng vượt bậc và do vậy giá đất đai cũng cao chưa từng thấy.
Chính quyền tỏ ra nhạy cảm về vấn đề các khu ổ chuột. Người ta không cho phép BBC được phỏng vấn dân cư ở các khu tồi tệ nhất, thí dụ như xung quanh kênh Thị Nghè vậy.
Ngược lại, họ chọn cho xem những khu đã được giải tỏa.
Một khu nằm trong vùng kênh Nhiêu Lộc, ngay trên con đường mà khách từ sân bay Tân Sơn Nhất đi vào thành phố.
3. Tham nhũng gây hậu quả ô nhiễm môi trường
Trong những khu đó nước thải vẫn chảy thẳng xuống kênh và lưu thông trong thành phố
Tổng thống Hoa Kỳ Bill Clinton đã tới thăm khu này vào bốn năm trước, để xem tiến triển tới đâu.
Khu này nay là một phần của Dự án Cải tạo Đô thị có mục đích cung cấp nước sạch và điều kiện vệ sinh cho 1,5 triệu dân cư Sài gòn, những người vẫn còn chưa được hưởng các điều kiện như vậy.
Ngày hôm nay bờ kênh được trồng cây. Nhà cửa hai bên đều được xây mới. Thế nhưng nước kênh thì vẫn ô nhiễm nặng.
Ông Lê Hùng Vọng, nhà báo của tờ báo tiếng Anh Vietnam News, giải thích rằng các khu nhà mới được nối với một hệ thống nước thải hiện đại. Thế nhưng các khu ổ chuột còn tồn đọng thì vẫn chưa được hưởng điều này.
Trong những khu đó, nước thải vẫn chảy thẳng xuống kênh, và do vậy vẫn lưu thông lại nhiều nơi trong thành phố.
"Trước năm 1950," ông Vọng nói "người dân ở kênh Nhiêu Lộc này nói nước sạch tới nỗi họ có thể tắm được".
Và phải còn bao lâu nữa thì người ta mới lại có thể tắm trong dòng kênh Nhiêu Lộc?
4. Không ai nhận mình là cha của kẻ cướp
Chúng ta hãy nghe lời của một viên chức CSVN, song cũng là tiếng nói chung dưới sự lãnh đạo của CSVN: Mãi lộ: Lâu nay chưa có CSGT nào vi phạm?
Thượng tá Nguyễn Văn Mưu - phó trưởng Phòng cảnh sát giao thông (CSGT) đường bộ, đường sắt Công an tỉnh Thanh Hóa - đã nói như vậy trong cuộc làm việc với Tuổi Trẻ ngày 7-9.
- Nhưng rõ ràng chuyện mãi lộ của CSGT từ Nam chí Bắc không một người dân Việt nào không rõ!
Ông Mưu cho biết thêm:
-   Khi đọc thông tin trên báo Tuổi Trẻ, lãnh đạo phòng chúng tôi và cả ban giám đốc Công an tỉnh rất bất ngờ, nếu sự việc đúng như thế thì hết sức nghiêm trọng.
- Thưa ông, từ trước đến nay Công an tỉnh và Phòng CSGT đường bộ, đường sắt có nhận được phản ảnh, tố giác của người dân hoặc giới tài xế về những hành vi mãi lộ của cán bộ, chiến sĩ? - Phóng viên hỏi.
- Lâu nay Công an tỉnh Thanh Hóa đã lập đường dây nóng số 037.3725725 để làm kênh tiếp nhận thông tin phản ảnh, tố giác tội phạm và những vi phạm của cán bộ chiến sĩ trong ngành từ người dân. Qua đó nhận được một số thông tin phản ảnh liên quan đến lực lượng CSGT nhưng hầu hết là những phản ảnh không rõ địa chỉ, không rõ sự việc nên không có cơ sở để xác minh, xử lý.
Riêng những tin phản ảnh, tố giác về những sự việc cụ thể như báo Tuổi Trẻ đăng thì chưa có.
5. Tham nhũng lâu nay chưa có CSGT nào vi phạm? 
Nghĩa là tại Việt Nam ngày nay không có tham nhũng, tất cả trong mối quan hệ giữa dân với đảng – đảng với dân – và chuyện đút lót là do dân dâng lên đảng!
6. Mãi lộ: Ghê hơn cướp cạn!
Chúng tôi đón chiếc xe tải do tài xế Hải điều khiển từ Bình Định ra Hà Nội. xe lăn bánh qua đèo Cù Mông. Trời bắt đầu mưa tầm tã do ảnh hưởng bão. Chiếc xe chở gỗ vẫn không giảm tốc độ, “trôi” băng băng qua những khúc cua gấp.
- Dính tốc độ, chung tốc hành
Xuống hết đèo, Hải vẫn không giảm tốc độ mà phóng như bay qua khu dân cư đông người. Tôi hỏi “nếu bị dính tốc độ thì sao?”, Hải cho biết áp dụng “luật cưa đôi” mà xử. Ví dụ lỗi dư tốc độ 10-20km/giờ bị xử phạt 1 triệu đồng, nếu chịu “cưa đôi” thì làm luật 500.000 đồng.
Xe chúng tôi đến đường tránh TP Quảng Ngãi, “đụng” xe tuần tra 76B-1567 đang lập chốt chặn xe. CSGT tên Nguyễn Văn Thảo thông báo lỗi quá tốc độ 9km (49/40) và hỏi “xe chở gì”. Tài xế nói “gỗ mít, cho làm 1 xị”. Ông Thảo nói “1 xị sao được, riêng gỗ mít đã là 2 xị rồi, còn tiền dư tốc độ 4 xị cưa đôi nữa”. Hải hỏi “tất cả là bao nhiêu sếp”, ông Thảo nói “4 xị”. Hải trả giá “3 xị thôi”, Thảo nhượng bộ “lên làm việc rồi đi”.
Trước đó, chúng tôi lên một xe du lịch từ Quảng Bình đi Hà Tĩnh. Đến km528 quốc lộ 1A, thị trấn Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh), xe chúng tôi bị tổ xử lý vi phạm tốc độ chặn lại. Trung úy Nguyễn Văn Nam thông báo lỗi quá tốc độ 56/50. Một người tên Tiến nói: “Tôi lập biên bản giữ giấy tờ ông nhé”.
Tài xế xin giải quyết nhanh. Ông Tiến ra giá “300”. Tài xế xin bớt, ông Tiến “thôi, hai trăm”. Tài xế móc bóp lấy 200.000 đồng đưa cho ông Tiến. Tiếp đó, cũng tại địa điểm này, viên đại úy CSGT không đeo bảng tên chặn một xe tải vượt sai quy định. Tài xế nói không để ý biển báo. CSGT ra giá: “Làm 300. Lỗi này đúng ra phạt từ 600-800 cơ”. Tài xế năn nỉ cho làm 200, CSGT chiếu cố “làm nhanh rồi đi”.
Ở phía nam đèo Lý Hòa (Bố Trạch, Quảng Bình) có cắm bảng hạn chế tốc độ 40 km/giờ. Theo cánh tài xế, một số CSGT đã vin vào lỗi người vi phạm để nhũng nhiễu, làm tiền. Để kiểm chứng, chúng tôi theo một xe du lịch từ Hà Tĩnh về Quảng Bình. Đến xã Hồng Thủy, Lệ Thủy (Quảng Bình), xe chúng tôi bị chốt CSGT đi xe tuần tra 73B-2929 chặn lại.
Một CSGT không đeo bảng tên cho biết xe vượt quá tốc độ ở đèo Lý Hòa, phạt 1,5 triệu, lập biên bản mai mốt ra xử lý. Tài xế xin cho “phạt tại chỗ”, CSGT hạ giọng “đề xuất đi, nghe được thì cho đi”. Tài xế xin “làm” 3 xị, CSGT đồng ý “làm đi”. Tài xế móc ví lấy tờ 500.000 đồng đưa cho CSGT, xin thối lại 200.000 đồng. Ông này quát “xin lại hai trăm hả, lập biên bản 2,5 triệu bây giờ”. Nói vậy nhưng CSGT vẫn thối lại cho tài xế 200.000 đồng.
7.  “Hạch” cho ra lỗi để... “làm luật”
Từ đèo Phú Gia (Phú Lộc, Thừa Thiên - Huế), chúng tôi lên một chiếc xe tải chở 42 tấn gỗ đi Hà Nội (tải trọng thiết kế chỉ 15 tấn). Đến đường tránh Huế, xe bị tổ tuần tra đi xe 75C-7979 ra hiệu tấp vào lề. Ngồi trên xe quan sát, chúng tôi thấy hai CSGT miệt mài chặn xe từ hai chiều để “làm luật”. CSGT (không đeo bảng tên) hỏi “xe chở chi đây”, tài xế nói “gỗ mít”.
Soi đèn pin vào sổ kiểm định, CSGT nói “sao 100 mi” (sao chung có 100.000). Nói rồi CSGT la lớn “lốp sai kích cỡ rồi nì, làm cái biên bản mà đi”. Tài xế than “giấy tờ, bằng lái còn đâu mà lập hả sếp”. CSGT mở đường “làm lại rồi đi”. Tài xế trả treo “hồi nãy chung chốt đầu trong 3 xị rồi, giờ 1 xị là đẹp”. CSGT đứng cạnh xe tuần tra xen vào “3 xị, trạm mô cũng giống nhau hết”. Tài xế kẹp thêm tờ 100.000 đồng đưa cho CSGT này, nói “cho em làm 2 xị”, CSGT cương quyết “3 xị, không tôi phạt đó”. Đến nước này tài xế rút bóp lấy thêm tờ 100.000 đồng đưa tận tay CSGT.
8. Mãi lộ ở Hà Nội
Tại Hà Nội, nạn mãi lộ càng diễn ra công khai. Chúng tôi lên chiếc xe tải chở sắt từ Hưng Yên về Vinh. Đến gần cầu vượt Phú Thụy (Gia Lâm, Hà Nội), chúng tôi thấy hai CSGT không đeo quân hàm đứng sau xe tuần tra 31A-6439. Tài xế kẹp 40.000 đồng vào sổ đến trình cho CSGT Nguyễn Chí Thành. Ông này mở ra xem rồi quát “lấy giấy tờ xuống”. Biết ý, tài xế nhét thêm tờ 10.000 đồng vào sổ. Ông Thành thấy thế mắng: “Ôi dời ôi, thằng này làm 40, giờ lại 50”. Thấy tài xế xe 34M-3235 chạy đến, ông Thành nói: “Mày đứng đây xem xe 34 bé tí như thế nó còn làm nửa xị. Chúng mày đúng 1 xị, không thì lập biên bản, hiểu chưa”. Tài xế lí nhí “dạ hiểu”.
Chúng tôi lên chiếc xe chở gỗ từ miền Trung đi Hà Nội. Đến km437, Nghi Yên, Nghi Lộc, Nghệ An, xe chúng tôi bị CSGT Hàn Quốc Huy ra giá “làm 7 lô” (700.000 đồng). Tài xế xin bớt, ông Huy nói “làm một đầu thôi, đầu ngoài không làm”.
Hiện tượng mãi lộ không phải chỉ đơn lẻ mà nó diễn ra mọi nơi mọi lúc. Hầu hết những người tham gia giao thông đều ít nhiều bắt gặp hiện tượng mãi lộ. Nếu chỉ xử lý những người bị báo chí và người dân phanh phui thì e rằng như bắt cóc bỏ đĩa. Có lẽ cần phải xác định trách nhiệm của những người lãnh đạo chỉ huy công an các cấp trước hiện tượng mãi lộ này.
 Ví dụ như xảy ra 3 vụ mãi lộ thì trưởng phòng CSGT bị giáng chức hoặc cách chức, xảy ra 10 vụ mãi lộ trên địa bàn thì giám đốc công an tỉnh phải bị giáng chức hoặc cách chức... Nếu lãnh đạo chỉ huy các cấp của ngành công an mà có trách nhiệm thì chắc chắn hiện tượng mãi lộ sẽ giảm đi trông thấy.
Tiêu đề bài báo hoàn toàn chính xác. Từ hành vi, ngôn ngữ đều đúng là cướp cạn. Chuyện này ai cũng biết. Công an biết, cánh tài xế biết và dân đi xe biết. Điều tồi tệ nhất là chuyện hối lộ và nhận hối lộ đã thành lệ. Cảm ơn Tuổi trẻ Online đã đưa ra những chứng cứ xác thực để nói lên cái điều xưa nay ai cũng biết này.
- Quả thật, Cộng sản là ung thư của xã hội!

XIII.Tham nhũng: Bất an trong dân, hỗn loạn toàn xã hội

Trong thời gian vừa qua, có gần 2.000 người dân xã Hòa Liên, Huyện Hòa Vang, Đà Nẵng đã tập trung để trình bày những bất cập, vướng mắc và bức xúc của họ với Bí thư Thành ủy Nguyễn Bá Thanh về sự đền bù không hợp lý, mỗi nơi mỗi giá, thậm chí chủ dự án cùng chính quyền thuê côn đồ chém dân, nạn nhân bị tước đoạt đất đai cũng như đang phải chịu ảnh hưởng nặng nề từ ô nhiễm môi trường.
Cụ thể tại xã Hòa Liên, Đà Nẵng có 2.500 - 3.000 hộ dân bị ảnh hưởng do nằm trong vùng dự án, đặc biệt là dự án Golden Hills do Công ty CP Trung Nam làm chủ đầu tư. Dù dự án đang triển khai khá rầm rộ, song cũng bộc lộ nhiều vấn đề phức tạp trong đền bù, giải tỏa, bố trí tái định cư, ô nhiễm môi trường và nghiêm trọng hơn là tình hình xô xát giữa người dân với chủ dự án dẫn đến việc côn đồ chém người dân ngăn cản xe chở đất gây ô nhiễm.
Người dân chỉ còn biết kêu trời trước sự ăn cướp của các cấp chính quyền từ địa phương đến trung ương. Cụ thể Ông Ngô Văn Tước, thôn Quan Nam 5, nói người dân chưa nhận tiền đền bù, chưa bàn giao mặt bằng, nhưng chủ dự án đã đưa xe chở đất đến san lấp ngay cạnh nhà. Bụi bặm, tiếng ồn, đường sá sạt lở, ô nhiễm môi trường trầm trọng... dân không chịu nổi. Chưa hết, cũng theo ông Tước: "Nhiều thôn chưa có quy hoạch, nhưng Công ty CP Trung Nam cũng đổ đất cao, bao vây các khu dân cư, lấp tất cả các lạch, cống thoát. Mùa nắng còn chịu được, chứ mai mốt vào mùa mưa bão, các khu dân cư chắc chắn sẽ biến thành hồ chứa".
- Ông Phạm Đảm, cũng ở thôn Quan Nam 5, chua chát nói về vấn nạn ô nhiễm do san lấp gây ra: "Bây giờ dân chúng tôi phải ăn bụi, nằm bụi, ngủ bụi. Đến khi mưa xuống lại chịu cảnh ăn nước, uống nước, nằm nước, chứ tránh sao khỏi".
Tiếng nói của người dân mang đầy bản sắc địa phương trong những nỗi oan khiên về sự tước đoạt, tham ô đến tận ngõ ngách các thôn làng, Cụ Nguyễn Văn Diêm, ở thôn Tân Ninh, bất bình: "Tui không hiểu mấy anh đền bù kiểu chi mà giống y như đi chụp giật. Bữa ni làm vài hộ, giao tiền đền bù, bữa khác lại thêm vài hộ, giấm giấm dúi dúi. Cần dân chủ, công khai chính sách đền bù cho tất cả người dân đều biết để họ kiểm tra, giám sát".  
Từ phong trào hùa nhau đi cướp chính quyền, hệ lụy từ quyền lực trong tay của tầng lớp vô sản lưu manh mà trấn áp đè nén người dân để tham ô, nhũng lạm là một tất yếu!
- Tham nhũng tại Việt Nam: người dân chỉ còn biết ăn bụi, nằm bụi, ngủ bụi dưới sự cai trị của tầng lớp vô sản lưu manh!
*Chú thích:
[1] Nguồn tổng hợp từ loạt bài về Tham nhũng trên thế giới của đài BBC.
Tham khảo: Tham nhũng chính trị là gì?     http://www.bbc.co.uk/vietnamese/regionalnews/story/2004/10/041004_politicalcorruption.shtml
Việt Nam: Con thứ trưởng bị bắt giữ
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/regionalnews/story/2004/09/040930_ministerson.shtml
Tư bản đỏ: Doanh nhân có thay đổi Đảng?
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/entertainment/story/2004/10/041001_redcapitalists.shtml
Global Corruption Report
http://globalcorruptionreport.org/
Tiết lộ thêm về bê bối ở Bộ Thương Mại
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/business/story/2004/09/040916_tradecorruption.shtml 
Nhân quyền và thương mại
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/story/2007/06/070619_triet_biz_reaction.shtml
Tòa ra phán quyết vụ Quán Nam
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/story/2009/03/090303_corruption_trial.shtml
Chống tham nhũng vẫn bùng nhùng
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/story/2008/12/081204_viet_corruption.shtml
Nhận định về việc Nhật ngừng cấp ODA
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/story/2008/12/081205_oda_reax.shtml
Cựu lãnh đạo PCI nhận tội
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/story/2008/11/081112_pci_case.shtml 
PMU18 và vụ án báo chí
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/indepth/cluster/2008/10/081016_journalists_trial.shtml
***

IVX.1. Tại Việt Nam, những vụ tham nhũng nổi tiếng gần đây:

-Vụ PMU18
- Vụ tham nhũng PCI
- Vụ tham nhũng Đề án 112
- Vụ Nexus Technologies công ty Mỹ hối lộ quan chức Việt nam
- Vụ Công ty của Úc Securency hối lộ in tiền Polome ở Việt nam
- Vụ chia chác đất công ở An Hải, Hải Phòng
- Vụ Vinashin
- Vụ án Tướng Trần văn Thanh
- Tham nhũng trong đất đai ở Việt Nam
- Nạn phong bì nơi bệnh viện
-  Tiền tham nhũng tại thị trường chứng khoán Việt Nam
- Những chuyến bay giải cứu
- Test xét nghiệm Covid 19
- Hy sinh đời bố để củng cố đời con
Vụ PMU 18
Nguồn :Bách khoa toàn thư mở Wikipedia:
Vụ PMU 18 (PMU viết tắt theo tiếng Anh cho Project Management Unit, có nghĩa là Đơn vị quản lý dự án), là một vụ bê bối liên quan đến tham nhũng trong Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) đầu năm 2006. Vụ này đã gây xôn xao dư luận tại Việt Nam cũng như các nước và tổ chức cung cấp viện trợ phát triển chính thức (ODA) cho Việt Nam [1], đã khiến Bộ trưởng Bộ GTVT Đào Đình Bình phải từ chức [2]Thứ trưởng Thường trực Nguyễn Việt Tiến bị bắt giam [3].
Cũng liên quan đến vụ việc này, có thêm nhiều quan chức cấp cao khác bị tố cáo tham gia chạy án cho các bị can. Trong đó phải kể đến Thiếu tướng công an Cao Ngọc Oánh (Tổng cục phó Tổng cục Cảnh sát Nhân dân, Thủ trưởng cơ quan điều tra Bộ Công an) và ông Nguyễn Văn Lâm (Phó chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ). Chính vì việc này mà ông Cao Ngọc Oánh mất cơ hội vào Trung ương cũng như thăng chức lên Thứ trưởng Bộ Công an. Dư luận nghi ngờ đây là cuộc "đấu đá nội bộ".[4] Sau khi lên làm Thủ tướng, Nguyễn Tấn Dũng đã yêu cầu 2 nhân vật này không giữ các vị trí quan trọng khi công tác điều tra đang diễn ra.[5][6] Đến cuối tháng 1 năm 2007, cơ quan điều tra mới khẳng định ông Cao Ngọc Oánh không liên quan tới việc chạy án.[7]
Sau thời gian 18 tháng điều tra, cơ quan công an đã truy tố Bùi Tiến Dũng và 5 thuộc cấp, miễn truy tố trách nhiệm hình sự đối với ông Nguyễn Việt Tiến, đồng thời khởi tố một số nhà báo và các cảnh sát viên điều tra vụ án này.
Đề án 112
 Còn gọi là Đề án Tin học hóa hành chính nhà nước của Chính phủ Việt Nam nhằm mục đích xây dựng chính phủ điện tử ở Việt Nam. Đây là một chương trình hiện đại hóa hành chính của chính quyền Việt Nam giai đoạn từ 2001 - 2010 về cải cách thủ tục hành chính nhà nước.
 
Vụ in tiền polymer
 Cảnh sát liên bang Úc được yêu cầu điều tra theo sau cáo buộc của một tờ báo rằng công ty làm giấy nền polymer để in tiền ký các hợp đồng đáng ngờ qua trung gian ở nhiều nước, liên quan đến cả con trai cựu Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
 
Tập đoàn Kinh tế Vinashin
Tên giao dịch tiếng Anh: Vinashin Business Group, viết tắt là VINASHIN là một tập đoàn kinh doanh của Việt Nam chuyên về hoạt động đóng tàu do Nhà nước Việt Nam nắm quyền sở hữu chi phối. Tập đoàn được thành lập năm 2006 trên cơ sở tổ chức và sắp xếp lại Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy Việt Nam là một tổng công ty 91 được thành lập từ năm 1996.
Tổng Công ty Công nghiệp tàu thuỷ Việt nam là một trong 17 Tổng công ty lớn nhất Việt Nam. Tổng số tài sản của công ty khoảng 90.000 tỷ đồng (nhưng vay nợ tới hơn 80.000 tỷ), sau khi nhiều dư luận phản ánh, Chính phủ Việt Nam đã cho tái cơ cấu Vinashin, một số dự án sẽ chuyển về Tập đoàn Dầu khí (PVN) và Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines).
Nhận xét chung qua ý kiến của tổng giám đốc tập đoàn InvestConsult Group Nguyễn Trần Bạt "một cá nhân dù tài đến mấy, dù "độc ác" đến mấy cũng không có khả năng phá hoại đến 80.000 tỷ trong vòng vài ba năm...và đất nước của chúng ta không có nhiều 80.000 tỷ mà chỉ có độ vài ba chục lần 80.000 tỷ thôi...Chúng ta không có trong hệ thống nhà nước của mình một cơ chế báo động đủ nhạy cảm để có thể ngăn chặn tai họa ở một giai đoạn đầu tiên. Cho nên, dứt khoát phải khẳng định rằng không có lỗi cá nhân tuyệt đối trong sai lầm này, mà đây là một lỗi có chất lượng hệ thống, và lỗi hệ thống ấy chính là thiếu hệ thống báo động về các tai họa tài chính. Hiện tượng Vinashin bộc lộ cho Đảng, Chính phủ, Quốc hội của chúng ta hiểu rằng, nếu có những tên kẻ trộm thông minh hơn thì nó có thể khoắng hết tài sản quốc gia, bởi vì chúng ta không có hệ thống báo động như vậy.
 
Vụ án tướng Trần Văn Thanh
Nguồn: Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
 
Vụ án tướng Trần Văn Thanh là vụ án khởi tố một viên Thiếu tướng, nguyên Chánh Thanh tra Bộ Công an Việt Nam phạm tội “Lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân” - Tướng công an Trần Văn Thanh cùng một số người khác có hành vi phát tán Công văn số 73 và 77 của Viện KSND TP. Đà Nẵng ở nhiều địa điểm ngay trước bầu cử Quốc hội khóa XII; viết nhiều đơn thư khiếu nại, tố cáo sai sự thật đến các cơ quan, lãnh đạo Đảng, Nhà nước, báo chí tập trung vào một số vụ án tại TP. Đà Nẵng có liên quan đến trách nhiệm của lãnh đạo địa phương này, nhưng chưa được giải quyết.
 

2.Tham nhũng trong đất đai ở Việt Nam rất lớn?

 GS Đặng Hùng Võ: "Cơ chế này mang trong nó nguy cơ tham nhũng cực kỳ lớn"
 "Tại sao tham nhũng trong đất đai ở Việt Nam lại rất lớn? Tôi muốn bắt đầu bằng câu chuyện này vì nó là bản chất tại sao vấn đề đất đai nước ta vẫn cứ lủng củng".
 
GS Đặng Hùng Võ, nguyên thứ trưởng Bộ TN&MT đã có cuộc trao đổi với PV xung quanh vấn đề này.
Cơ chế tạo nên nguy cơ tham nhũng
“Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai của nước ta đang cho phép cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận được phép thu hồi lại giấy chứng nhận nếu tự thấy mình cấp sai hoặc được cơ quan khác phát hiện là cấp sai. Nghị định đó cũng cho phép cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước được quyết định thu hồi đất của người đang có quyền sử dụng để giao cho nhà đầu tư thực hiện dự án vì mục tiêu lợi ích của nhà đầu tư, không vì mục tiêu lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng. Như vậy, nước ta đang vận hành một số quy định làm mất quyền của người sử dụng đất.
Cơ chế này mang trong nó nguy cơ tham nhũng cực kỳ lớn. Một cán bộ dù trong sạch đến đâu, được lựa chọn kỹ lưỡng đến đâu, có thể không muốn tham nhũng, nhưng cơ chế dễ dàng như vậy thì dục vọng dễ nổi cơn. Lòng người đâu có phải ai cũng giữ mãi là gỗ đá, dục vọng sẽ bào mòn để tan chẩy. Cần phải dẹp đi các cơ chế tạo nên nguy cơ tham nhũng.
Ở nước ta, chưa có quy định chi tiết về ranh giới giữa cơ chế Nhà nước thu hồi đất với cơ chế nhà đầu tư phải thương thảo. Nhiều địa phương vận dụng thực tế còn buông thả hơn cả những điều mà luật pháp qui định. Ở hầu hết các địa phương đều đang có biểu hiện rõ là cơ quan Nhà nước các cấp đều đứng về phía nhà đầu tư, rất bực tức với dân không chịu giao đất. Người dân luôn cảm thấy cô đơn.”

Nghịch lý  
-Nhưng nhiều người lại cho rằng, cơ chế thu hồi đất hiện nay chính là động lực rất lớn để chúng ta thu hút đầu tư, tạo ra một nguồn lực cho phát triển?
-Có rất nhiều  ý kiến muốn bảo vệ cơ chế này được tiếp tục, bằng cách bảo đảm về nguyên lý đất đai thuộc sở hữu toàn dân, Nhà nước giữ vai trò quyết định của chủ sở hữu. Nghe có vẻ rất đúng, nhưng thực ra cũng chứa đầy nghịch lý ở bên trong.

3. Nạn phong bì nơi bệnh viện: Mất niềm tin, dân mới phải “lót tay”!
Nguồn Văn Hóa online (17/10/2011)
VH- Gần đây, dư luận dành nhiều sự quan tâm việc 5 bệnh viện cùng ký cam kết “nói không với phong bì”. Cam kết đó có thực sự đi vào cuộc sống, có giải quyết triệt để nạn phong bì bệnh viện hay không? Người dân kỳ vọng vào sự quyết liệt của ngành y, để đây không chỉ là những lời nói suông.
Khoảng 45% bệnh nhân, người nhà không hài lòng với nhân viên y tế, thủ tục hành chính. Trong đó, bị phê nhiều nhất là Bệnh viện K với hơn 63% ý kiến, ít nhất là Bệnh viện Phụ sản TƯ 7,3%.
Đây là kết quả khảo sát về giao tiếp ứng xử giữa nhân viên y tế với bệnh nhân, người nhà do Công đoàn Y tế Việt Nam cùng với Vụ Tổ chức cán bộ (Bộ Y tế) thực hiện vừa qua tại 5 bệnh viện tuyến trên.
Nhằm bảo vệ hình ảnh của người thầy thuốc, Công đoàn ngành y đã thí điểm triển khai Quy tắc Ứng xử nâng cao y đức, trong đó có nội dung “Nói không với phong bì” tại 5 bệnh viện lớn nhất ở Hà Nội là Việt - Đức, Bạch Mai, K, E, Phụ sản TƯ.
Thực tế, Quy tắc Ứng xử này được Bộ Y tế ban hành từ năm 2008, trong đó quy định 5 điều cán bộ, nhân viên y tế không được làm. Nhưng hơn 3 năm qua, người dân vẫn ta thán về ứng xử của nhân viên y tế, đặc biệt là tệ phong bì nơi bệnh viện…
Là 1 trong 5 BV ký cam kết “Nói không với phong bì”, tại buổi triển khai thực hiện Quy tắc Ứng xử nâng cao y đức tại BV Việt - Đức, PGS.TS Nguyễn Tiến Quyết, Giám đốc BV cho biết sẽ phạt nặng, cảnh cáo, thậm chí đuổi việc y, bác sĩ BV nhận phong bì. Đây là hành động kiên quyết của Ban giám đốc Bệnh viện Việt - Đức.
Theo bà Phan Thị Dung, điều dưỡng trưởng BV Việt - Đức, trước khi thực hiện chương trình này, BV đã triển khai nâng cao kỹ năng giao tiếp, ứng xử của cán bộ viên chức giai đoạn 2009-2013. Nhưng bà cũng thừa nhận việc thực hiện quy tắc ứng xử thông qua giao tiếp điện thoại vẫn chưa được bệnh nhân hài lòng. Vẫn còn tình trạng cáu gắt, quát tháo, trả lời cộc lốc, không đầy đủ khi nghe điện thoại…
Về vấn đề này, GS.TSKH Phạm Mạnh Hùng, Chủ tịch Tổng hội Y học Việt Nam khẳng định tại một cuộc hội thảo mới đây: “Quy tắc Ứng xử nâng cao y đức vừa thuộc phạm trù đạo đức vừa thuộc phạm trù pháp luật. Hành vi của người thầy thuốc ảnh hưởng đến tính mạng người bệnh, chỉ có lương tâm và người cùng hành nghề mới có thể kiểm soát được y đức”.
Với những người đang mang trọng bệnh, đầy lo lắng và đau đớn, “lót tay” bác sĩ, y tá…là để giải quyết nỗi lo lắng của bệnh nhân, điều này có nghĩa là đã có sự mất niềm tin vào chất lượng dịch vụ từ bệnh viện. Nếu không đưa thì người nhà của mình bị bỏ mặc, đau đớn, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng; nếu không đưa thì mũi tiêm bị đau; bệnh nhân và người nhà bị mắng té tát vì những lý do cỏn con…
Không có cách nào tạo niềm tin cho họ ngoài việc phải đút phong bì. Phải có phong bì người nhà mình mới được chăm sóc chu đáo hoặc khỏi mất công chờ đợi. Hầu hết bệnh nhân đều đưa thêm tiền cho nhân viên y tế, từ khâu khám, xét nghiệm, đến lúc mổ, ra viện.
Nhiều chuyên gia cho rằng, gốc rễ của nạn phong bì chính là sự quá tải ở các bệnh viện tuyến TƯ. Khi nhu cầu quá lớn, mà ai cũng muốn được việc mình trước, sẽ sinh ra nạn phong bì. Mặt khác, lương nhân viên y tế còn thấp, trong khi họ phải mất nhiều thời gian đào tạo và công việc chịu sức ép rất lớn.
Ngoài ra, còn phải nói tới văn hóa ứng xử với bệnh nhân của y, bác sĩ…Việc đưa ra các cam kết để phục vụ bệnh nhân tốt hơn là cần thiết. Nhưng giải quyết triệt để vấn nạn bác sĩ vòi vĩnh, nhận phong bì của bệnh nhân, có lẽ ngành y cần thêm nhiều giải pháp đồng bộ.
Nếu bệnh viện có được một môi trường thân thiện, minh bạch, khoa học, bệnh nhân có cảm giác an toàn, không bị phân biệt đối xử, không bị bỏ mặc như một lời gợi ý, một sự đe dọa ngầm để buộc phải bồi dưỡng thì chắc chắn người dân sẽ không đưa phong bì. Thêm vào đó, không bao che, xử lý nghiêm với những vi phạm cũng là biện pháp tốt để xây dựng môi trường trong lành nơi bệnh viện.
 Hạnh Trang
4. Rửa tiền tham nhũng tại thị trường chứng khoán Việt Nam?
Rửa tiền là một danh từ còn rất mới mẻ tại Việt Nam tuy nhiên mới đây, Tiến Sĩ Phùng Khắc Kế, Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho biết ông rất quan ngại vấn đề này khi nhận thấy số tiền đổ vào thị trường chứng khoán rất lớn và ông e rằng trong số tiền đó không thể không có nguồn tiền bất chánh từ tham nhũng. Mặc Lâm có bài tường trình về vấn đề này, mời quý vị theo dõi.

Hợp pháp hóa tiền tham nhũng, chuyện đã có từ lâu

Trước đây vài năm, mỗi lần người dân nghe thấy một quan chức làm việc trong chính quyền tung tin trúng số là hình như người ta nghĩ ngay đến vị quan chức này có ý đồ che dấu số tiền tham nhũng của mình bằng cách truy tìm những người trúng số độc đắc để mua lại với giá cao hơn, và những tờ vé số này trở thành bùa hộ mạng cho chủ nhân của chúng khi bị dân chúng tố cáo đương sự có hành vi tham nhũng sau này.
Không ai có thể truy ra người nào là chủ của những tờ vé số này để kết tội kẻ mua nó, và cũng không ai nghĩ rằng có một dự luật nào đó cấm người ta được quyền trúng số nhiều lần.
Tuy nhiên thời gian trôi qua cùng với đà tăng trưởng kinh tế, cũng là lúc những nguồn vốn FDI của ngoại quốc đổ vào càng ngày càng nhiều, số tiền lên đến hàng trăm triệu đô la cho Việt Nam vay để xây dựng hoặc thực hiện dự án công cộng nào đó.
Và rồi số tiền khổng lồ này lần lượt bị bòn rút chảy vào túi các ông tham quan, điển hình là vụ MU18, khiến cho dân chúng uất ức vì những lộng hành quá đáng trong lúc ăn chơi gần như bại hoại của những quan chức chủ chốt.
Bên cạnh những kẻ đã sa lưới, số còn lại chưa bị phát hiện là tham nhũng đang tìm cách tẩu tán tài sản của mình, dưới hình thức rửa tiền qua những cuộc mua bán trên thị trường chứng khoán. Chỉ có thị trường chứng khoán mới có đủ khả năng chứng minh nguồn thu nhập bất chánh khi bị hỏi. Trúng số không thể lên đến hàng triệu đô la nhưng trúng cổ phiếu thì điều đó hoàn toàn có thể xảy ra.

Chứng khoán, phương tiện mới tẩy rửa tiền tham ô!

Trong một cuộc trao đổi với báo chí bên lề Diễn Đàn Đầu Tư Việt Nam, Tiến Sĩ Phùng Khắc Kế, Phó Thống Đốc Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam đã cho biết, ông rất quan tâm đến vấn đề rửa tiền từ các nguồn tiền có nguồn gốc tham nhũng.
Ông Kế cho rằng ít nhất là 10% thất thoát trong nguồn vốn đầu tư nước ngoài thông qua FDI bị tham nhũng và nguồn tiền khổng lồ này đã tham gia vào thị trường chứng khóan gây cơn sốt chứng khóan trong thời gian gần đây. Chúng tôi liên lạc được với Tiến Sĩ Phùng Khắc Kế và câu hỏi đầu tiên có liên quan về vấn đề này được ông trả lời:
“Vừa qua, trong những nguyên nhân mà thị trường chứng khoán sơ khai ở Việt Nam nóng lên là do cung thì nhiều mà cầu thì ít. Hay nói khác đi số lượng tiền đổ vào thị trường chứng khoán rất nhiều. Thực tế tình trạng vừa qua không những là chính phủ Việt Nam đánh giá mà các nhà quan sát quốc tế cũng đánh giá là ở Việt Nam có hiện tượng là thất thoát tiền từ những công trình đầu tư thông qua hiện tượng gọi là tham nhũng.
Những số tiền này hiện nay bị thất thoát ra ngoài xã hội và đương nhiên nó nằm dưới dạng tiền mặt. Trong thời gian vừa qua người ta dùng số tiền này để mua bất động sản, hoặc để mua ngoại tệ hoặc để mua vàng, và đương nhiên một khi thị trường chứng khoán ra đời thì không loại trừ rằng người ta sẽ dùng số tiền đó để tham gia vào thị trường chứng khoán.
Tôi nói có ý giải thích rằng thị trường chứng khoán vừa qua nó có nóng lên và chỉ số nó có lúc tăng lên nhanh chóng có phần do những nguồn tiền lớn từ những thất thoát do hiện tượng tham nhũng.
Mặc Lâm: Thưa Tiến Sĩ, làm sao nhà nước có thể kiểm soát được số lượng tiền đang lưu hành trên thị trường chứng khoán khi người mua kẻ bán đều không xử dụng tài khoản và làm sao ngân hàng hay những cơ quan chức năng theo dõi và điều tra những nguồn tiền bất hợp pháp này?
Ô. Phùng Khắc Kế: Do đó tôi mới nói là vấn đề rất phức tạp không những trên những thị trường lâu đời rồi mà ngay ở Việt Nam lại càng khó khăn hơn vì hiện nay người ta vẫn gọi là thị trường tiền mặt, hay nói khác đi người dân không có tài khoản trong ngân hàng và chỉ xử dụng tiền mặt trong sinh hoạt hàng ngày, do đó toàn bộ thu nhập hay chi tiêu của người dân không thể biết được.
Mặc Lâm: Như vậy theo tiến sĩ hiện tượng rửa tiền qua hình thức mua bán trên thị trường chứng khóan là có thật?
Ô. Phùng Khắc Kế: Tôi đồng tình rằng trong những nguồn tiền đầu cơ vào thị trường chứng khoán có nguồn tiền từ tham nhũng, từ hối lộ từ thất thoát nhưng việc kiểm soát để ngăn chặn và theo dõi những hoạt động này là một việc khác. Tôi cho rằng hai việc này hoàn toàn khác nhau. Nhà nước đang cố gắng thu hẹp hiện tượng này, mà muốn làm việc này thì phải tổ chức thông qua các tài khoản ngân hàng. Việc tìm hiểu và chống lại tình trạng rửa tiền là phần hành của các cơ quan pháp luật.

Rửa tiền và Chống rửa tiền

Vấn đề rửa tiền còn rất mới mẻ tại Việt Nam, khi việc mua bán của người dân đều được thanh toán bằng tiền mặt và vì vậy những thu nhập bất chánh tạm thời yên tâm một thời gian.
Nhưng những kẻ này thừa bíêt rằng khi gia nhập WTO Việt Nam phải công khai mọi chi tiêu và qua sự giám định của ngân hàng. Cho tới lúc đó, chắc chắn sẽ có những hình thức rửa tiền khác xuất hiện.
Để biết thêm chi tiết về những hệ thống kết nối của các nước trên thế giới trong vấn đề chống rửa tiền chúng tôi liên lạc với Chương Trình Chống Rửa Tiền Toàn Cầu của Liên Hiệp Quốc, được gọi là The Global Programme against Money Laundering (GPML) có trụ sở tại Bỉ.
Chúng tôi nêu thắc mắc rằng không biết hiện nay Việt Nam đã ký những văn kiện nào hợp tác với Tổ Chức Liên Hiệp Quốc về vấn đề rửa tiền hay chưa? Và trong trường hợp phát hiện ra một vụ rửa tiền tại Việt Nam thì người dân có thể tố giác với tổ chức LHQ được hay không? Chúng tôi được ông Pat Celevan, Trưởng ban điều tra của tổ chức này cho biết:
“Theo chỗ tôi biết mặc dù Việt Nam có tham dự nhiều hội nghị do LHQ tổ chức về vấn đề rửa tiền nhưng chưa có một hiệp định nào được chính thức ký giữa nước Việt Nam và Liên Hiệp Quốc cả. Riêng về việc nếu phát giác ra một vụ rửa tiền tại Việt Nam có báo cáo cho LHQ được hay không thì tôi xin trả lời là hiện nay chưa có một thỏa thuận nào giữa hai bên nên nếu có nhận được tố giác thì LHQ cũng chỉ dùng đến để theo dõi những sự kiện có liên quan mà thôi.
Thông qua những sự kiện vừa nêu, hình thức rửa tiền đã bắt đầu ló dạng với một quy mô rất lớn tại Việt Nam hiện nay. Đúng như quan tâm của Tiến Sĩ Phùng Khắc Kế, Phó Thống Đốc Ngân Hàng Nhà Nước nhận xét thì việc chống lại những hình thức rửa tiền này là rất khó khăn và cần được nghiên cứu tỉ mỉ, và những phần vụ này phải được các cơ quan chức năng xem là khẩn trương trước mắt chứ không phải còn ở đâu xa.
24/04/2007
Mặc Lâm, phóng viên đài RFA
5. Bây giờ tham nhũng là gì ?
Quan điểm nổi bật của Ông Phạm Quế Dương: -Tham nhũng ở Việt Nam hiện nay là vấn đề gây nhức nhối của cả Việt Nam. Những nhà lãnh đạo của đảng và nhà nước thường tuyên bố nào là quốc nạn, rồi là nạn nội xâm, rồi họ cũng ra tuyên bố là phải đấu tranh. Tuy nhiên họ cứ nói thế thôi...thế còn ai đấu tranh ?
-Bây giờ tham nhũng là gì ? Tham nhũng là ăn cướp và ăn cắp của dân ? Thế ai ăn cướp, ăn cắp của dân ? Là quan cộng sản ăn cướp ăn cắp của dân phải không ?
Phạm Quế Dương: Cái cơ cấu của Ủy Ban này, Ủy Ban chống tham nhũng, thời điểm hiện nay với cái cơ chế này, cơ chế bởi điều 4 của Hiến Pháp về sự độc tôn lãnh đạo của đảng thì không một Ủy Ban nào có thể chống được tham nhũng. Trong cơ chế này vì đã có Tổng thanh tra rồi, rồi đảng lại có ban kiểm tra của Trung ương đảng rồi nhé, thế nhưng tham nhũng càng ngày càng nặng nề, càng ngày càng nhiều. Chính đấy là lời tuyên bố của đảng và lãnh đạo nhà nước này. Càng ra tuyên bố chống thì nạn tham nhũng càng nặng nề hơn.
6. Đối với thanh niên:
Kết quả của cuộc khảo sát liêm chính trong thanh niên Việt Nam cho thấy rõ ràng rằng thanh niên không chỉ là nạn nhân của tham nhũng mà còn có thể là nhân tố góp phần thúc đẩy tình trạng tham nhũng. Hầu hết thanh niên đều nhận thức được rõ điều gì là đúng, điều gì là sai nhưng dường như họ có tính cơ hội và sẵn sàng thỏa hiệp những nguyên tắc của mình trong những hoàn cảnh cụ thể.
Ngoài những trải nghiệm về tham nhũng, nhìn chung những câu trả lời của thanh niên không khác nhiều so với người lớn tuổi. Sự khác biệt chính được nhận thấy ở những đối tượng thanh niên có trình độ học vấn khác nhau. Thanh niên có trình độ học vấn thấp có xu hướng định nghĩa về liêm chính ít khắt khe hơn, dễ đồng ý hoặc chấp nhận những hành vi tham nhũng hơn, cũng như ít tố cáo tham nhũng hơn.
-Luật pháp không nghiêm, hình phạt chiếu lệ, nửa vời, không làm ai sợ, cái mất không ăn thua gì so với cái được, trừ ra bị tử hình thì để lại của cải cho vợ con thân thích hưởng mấy đời chưa hết. Về mặt chính trị cũng có những "lá chắn" an toàn, ấy là số lượng và tầm mức cũng như đối tượng của các vụ án không đươc "làm mất niềm tin vào đảng".
-Nhưng quan trọng nhất là đã hình thành một thứ "văn hoá tham nhũng" tại VN. Từ đứa bé ở trường cho đến ông quan chức nơi công sở đều nghĩ đến lợi lộc cá nhân bằng mọi thủ đoạn gian xảo có thể. Phía "người tiếp tay" cho tham nhũng cũng một thứ văn hóa ấy cả: để cho được việc của ta (tất nhiên trong lòng vừa cho vừa chửi), để rồi sau này ta cũng lấy lại bằng cách khác. Những bài diễn văn đầy lý tưởng hầu như thuộc lòng của chính những con sâu tham nhũng to nhất và những khẩu hiệu tràn lan khắp nơi, không thể cứu vãn sự suy đồi của những giá trị đạo đức mà còn trở thành một kiểu lừa bịp nhân dân, nhất là lớp trẻ.
Đặc thù đưới chế độ Cộng sản Việt Nam: những người chống tham nhũng lại là những kẻ tham nhũng nhiều nhất. Và điều đáng sợ nhất ở Việt Nam là người dân đã cho tham nhũng là chuyện bình thường và họ tìm mọi cách để hối lộ. Sẵn sàng trả rất nhiều tiền để được vào vị trí mà có thể tham nhũng được nhiều. Nếu còn sự lãnh đạo độc quyền của đảng cộng sản thì chẳng bao giờ chống được tham nhũng.
Chế độ CS làm cho tham nhũng lan tràn và làm cho nó thành tập tục hóa từ trung ương cho đến hạ tầng cơ sở, lan tràn đến những nơi đào tạo con người không nên tham nhũng hối lộ như những cơ quan về giáo dục, trường học, qua thầy cô giáo là những nơi dạy cho thế hệ trẻ về đạo đức, nhưng mọi thứ đã ngược lại!
Thật sự là dân giàu chứ không phải trung ương với cán bộ giàu có! Thành phần tư bản đỏ đang lên!
Thầy cô giáo phải được trả lương đủ sống để tránh cảnh tổ chức dạy kèm để lấy thêm tiền học trò hay tạo các khoản thu vô lý trong học đường không sổ sách, một hình thức nhũng lạm cỏn con nhưng rất nguy hiểm về đạo đức các em trong tương lai!
Vai trò tôn giáo vô cùng quan trọng đối với các nước còn chậm tiến như Việt Nam, hiện nay những Nhà Tu chân chính rất hiếm trên một đất nước Chùa chiền, Nhà thờ chỉ để trang điểm cho chế độ, hình ảnh thật con người của các tu sĩ các tôn giáo tại Việt Nam đều ham tiền! Với bao nhiêu là hệ lụy tất yếu từ những đồng tiền mà khởi đầu từ việc cài cấy người của đảng CS vào các tôn giáo và đã tạo ra thứ đại dịch băng hoại về tinh thần qua những sư, cha quốc doanh ‘nhậu say đã có Mặt trận, Công an đưa về tận cổng Chùa…!

7. Tham nhũng đồng hành cùng tăng lữ, đây là một sự tha hóa tột cùng suốt trong quá trình lịch sử dân tộc Việt Nam từ ngày dựng nước!
Do đó phải cần bằng ấy thời gian chính quyền bị cướp về tay CS để chúng ta làm lại tất cả -Refaire l’ homme pour refaire la société – Làm lại chính mình để làm lại tất cả!
Những người dân chân chính vì công lý và hòa bình, nếu đứng ra xin thành lập Hội chống tham nhũng chẳng hạn, tất nhiên sẽ liền bị nhà nước bỏ tù!
Một chế độ không dân chủ không thể chấp nhận sự hình thành các tổ chức tự nguyện thuộc xã hội dân sự! Cho nên một xã hội dân sự bên ngoài các tổ chức từ nhà nước cho phép, đó là những hội đoàn chống tham nhũng từ nhà xứ các Họ Đạo qua các Hội đồng Giáo xứ, các Khuôn Hội các tôn giáo.
- Sẽ không còn những ông cha ngồi đếm tiền sau mỗi thánh lễ, sẽ không có ông sư quốc doanh nào mỗi lần mở thùng ‘cúng cô hồn’ là vợ lớn vợ bé đánh lộn nhau ùm xèo như cảnh Chùa Phước Long Cổ Tự Tiền Giang! Và hãy đọc những bài tường thuật cũng như liên quan đến cuộc họp báo của bà Tư Hiên, vợ có hôn thú của Lm Phan Khắc Từ!
8. Chống tham nhũng không có lời giải?
Một trong những chuyên gia nổi tiếng nhất trong lĩnh vực nghiên cứu về Việt Nam vừa viết bình luận trên báo Wall Street Journal rằng mặc dù tham nhũng tràn lan có thể đe dọa uy tín Đảng Cộng sản Việt Nam, nhưng nếu chống tham nhũng một cách nghiêm túc lại có thể đe dọa sự tồn tại của đảng nhiều hơn.
“Theo tài liệu FYI (Poliburos network) ngày 19/12/2000 thì các cán bộ và nhân viên cao cấp của nhà nước CS Hà nội hiện làm chủ những số tiền to lớn gửi tại các ngân hàng ngoại quốc cộng với những bất động sản tọa lạc trong nước.
- Lê Khả Phiêu: cựu tổng bí thư ĐCSVN và gia đình có 5 khách sạn (2 ở Hànội và 3 ở Saigon), tài sản và tiền mặt trị giá 1 tỉ 170 triệu Mỹ kim (US$ 1.170.000.000)
- Trần Đức Lương: Chủ tịch nước CHXHCNVN, tài sản và tiền mặt 1 tỉ 137 triệu MK
- Phan Văn Khải: Thủ tướng chính phủ, gia đình có 6 khách sạn ở Saigon, tài sản 1 tỉ 200 triệu MK.
- Nguyễn Tấn Dũng: Đệ 1 Phó Thủ tướng, tài sản 1 tỉ 480 triệu MK
- Nguyễn Mạnh Cầm: Phó Thủ tướng, tài sản 1 tỉ 150 triệu MK
- Phạm Thế Duyệt: Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc, tài sản 1 tỉ 173 triệu MK
- Tướng Phạm Văn Trà : Bộ trưởng Quốc Phòng, tài sản gồm có 10 tấn vàng và tiền mặt 1 tỉ 360 triệu MK.
- Trương tấn Sang: Chủ tịch Ủy ban Kinh tế TƯ Đảng CSVN, tài sản và tiền mặt 1 tỉ 124 triệu MK
- Những người sau như Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc thì bằng hoặc nhiều hơn số tài sản của những ông chủ tịch tiền bối cộng lại!
Ngoài ra, có nguồn tin cũng cho biết một danh sách dài các quan chức có số tiền gửi hàng trăm triệu USD ở Thụy Sĩ…”

9. Tham nhũng là tự đào huyệt
Các chế độ độc tài thường tự đào huyệt chôn chúng trước khi chúng bị tiêu diệt. Ngay cả khi chúng bị một lực lượng nào đó tiêu diệt thì thường, bên cạnh chúng, cũng đã có sẵn một số huyệt do chúng tự đào rồi.
Chúng tự đào huyệt bằng cách nào đó? Có nhiều cách, nhưng cách phổ biến nhất là tham nhũng.
Ở đây, có mấy điều cần được nhấn mạnh:
Thứ nhất, tham nhũng là một trong những hiện tượng phổ biến của nhân loại. Có lẽ không ở đâu và không thời nào lại không có tham nhũng. Hai nguyên nhân chính của tham nhũng là lòng tham và quyền lực. Lòng tham thì gắn liền với bản chất của con người; còn quyền lực thì gắn liền với quan hệ giữa người và người. Khi con người tụ tập lại thành một cộng đồng, dù nhỏ đến mấy, ý niệm về quyền lực cũng bắt đầu xuất hiện. Biết vậy, ngay từ rất sớm, nhân loại đã biết sử dụng luật pháp để vừa hạn chế lòng tham vừa hạn chế quyền lực, qua đó, hạn chế cả tham nhũng. Nhưng luật pháp lại do con người diễn dịch và thực thi. Tham nhũng, do đó, khó mà bị trừ diệt hết được.
Thứ hai, nếu tham nhũng là hiện tượng phổ biến thì sự khác biệt giữa xã hội này và xã hội khác chỉ là ở mức độ. Không ai ngây thơ cho ở các nước dân chủ, ngay cả dân chủ nhất, lại không có tham nhũng. Ở Mỹ, ở Úc và nhiều quốc gia Tây phương, lâu lâu báo chí lại phanh phui ra vài vụ tham nhũng, đặc biệt trong ngành cảnh sát. Hầu như ai cũng biết: sự tồn tại dai dẳng của vấn nạn buôn bán ma túy, không nhiều thì ít, cũng dính dáng đến tệ nạn tham nhũng ở cấp nào đó. Bởi vậy hầu như chính phủ nào cũng đều quan tâm đến việc củng cố việc thanh tra trong nội bộ ngành cảnh sát. Những nỗ lực ấy chỉ làm giảm thiếu chứ khó trừ diệt được hoàn toàn vấn nạn tham nhũng.
Thứ ba, tuy các nước dân chủ cũng có tham nhũng, nhưng hầu như ai cũng thấy không ở đâu nạn tham nhũng lại trầm trọng như ở các quốc gia độc tài. Điều này có thể dễ dàng chứng minh cả bằng thực tiễn lẫn bằng lý luận. Một là, nếu tham nhũng gắn liền với quyền lực thì quyền lực càng bị giám sát, tham nhũng sẽ càng giảm thiểu. Hai là, nếu quyền lực gắn liền với luật pháp thì ở đâu luật pháp càng minh bạch thì nạn tham nhũng càng ít có cơ hội nảy nở. Ba là, nếu tham nhũng gắn liền với lòng tham thì ở các xứ nghèo (thường cũng là xứ độc tài), người ta càng khó tự kiềm chế trước sự quyến rũ của sự tham nhũng. Tại sao, ở Tây phương, khi lái xe quá tốc độ, chẳng hạn, bị cảnh sát chặn lại, bạn không dám dúi vào tay hay túi cảnh sát vài chục đô để khỏi bị phạt? Trả lời: tại bạn sợ. Tại sao bạn sợ? Trả lời: bạn có thể bị bắt về tội đút lót, và trong trường hợp đó, hình phạt sẽ nặng nề hơn rất nhiều. Nhìn từ góc độ cảnh sát, tại sao cảnh sát Tây phương thường không dám ngửa tay nhận hối lộ kiểu như vậy? Câu trả lời cũng rất đơn giản: Số tiền ấy quá nhỏ so với lương của họ. Vì quá nhỏ, không ai dám liều lĩnh hay dại dột phiêu lưu. Như vậy, bản chất của tham nhũng bao giờ cũng là một sự tính toán. Khi số lợi do tham nhũng mang lại nhiều hơn các nguy cơ họ phải đối diện, người ta sẽ tham nhũng: Các chế độ độc tài thường cung cấp đầy đủ các điều kiện để tham nhũng phát triển và hoành hành.
Thứ tư, một mặt, tham nhũng trầm trọng ở các nước độc tài hơn các nước dân chủ, mặt khác, giữa các nước độc tài, mức độ tham nhũng cũng khác nhau. Trong bài báo “Sources of corruption in authoritarian regimes”, đăng trên Social Science Quarterly số 1, ra vào tháng 3 năm 2010, Eric Chang thuộc Đại học Michigan State và Mariam A. Golden thuộc Đại học California ở Los Angeles, khảo sát hơn 40 chế độ độc tài khác nhau và phát hiện ra một số điểm chung. Một, các chế độ độc tài cá nhân trị (personalistic hay personalistic-hybrid regime) thường tham nhũng hơn các chế độc độc tài đảng trị (single-party) hoặc quân phiệt (military regime). Hai, chế độ càng yểu mệnh bao nhiêu càng tham nhũng bấy nhiêu.
Theo mẫu này, Việt Nam thuộc chế độ độc tài đảng trị. Kể về mức độ tham nhũng, Việt Nam được xem là đỡ hơn một số quốc gia độc tài cá nhân trị ở châu Phi. Điều này phù hợp với các bảng xếp hạng do tổ chức Minh Bạch Quốc tế (Transparency International) thực hiện hàng năm. Ví dụ, theo số liệu mới nhất, Việt Nam đứng hàng thứ 116 trên tổng số 178 quốc gia theo chỉ số tham nhũng. Bản báo cáo cũng nhấn mạnh là so với năm trước, mức độ tham nhũng ở Việt Nam vào năm 2010 còn tệ hại hơn năm 2009.
Điều cần chú ý là các bảng xếp hạng thường căn cứ vào dư luận của các doanh nhân và thường dân trong mỗi nước. Ở đây, chúng ta thấy kết quả sẽ rất tương đối. Nó thường “lạc quan” hơn là sự thật. Lý do, thứ nhất là vì, không phải ai cũng dám tiết lộ chuyện tham nhũng. Khác với các tội phạm khác, tham nhũng được tiến hành với sự đồng lõa từ cả hai phía: người hối lộ và người nhận hối lộ. Bởi vậy, người ta dễ có khuynh hướng bao che cho nhau. Lý do thứ hai là tùy văn hóa. Có những văn hóa xem tham nhũng là điều xấu xa và bất khả chấp nhận. Nhưng cũng có những văn hóa xem việc tham nhũng như một trong những cách giao tiếp và làm ăn, cho nên, trên nguyên tắc, nó có thể chấp nhận được nếu người ta không phải trả một cái giá quá đắt. Ví dụ, ở Việt Nam, đi làm một thứ giấy tờ gì đó, người dân thường đút lót một ít tiền cho công an hoặc cán bộ. Nhiều người chấp nhận chuyện đó vì nhờ nó, công việc được tiến hành trôi chảy và nhanh chóng hơn. Nói cách khác, họ nhìn những chuyện tham nhũng như thế từ góc độ “business” chứ không phải từ góc độ đạo đức. Do đó, trong mọi cuộc điều tra hay thăm dò dư luận, số lượng tham nhũng ở Việt Nam sẽ tự động bị giảm xuống.
Luận điểm cho các chế độ yểu mệnh thường tham nhũng nhiều hơn các chế độ được kéo dài cũng nên được hiểu một cách linh động. Ví dụ, so với nhiều chế độ độc tài khác, chế độ cộng sản ở Việt Nam thuộc loại thọ cao. Nếu tính từ năm 1945 đến thì nó đã gần 80 tuổi. Nhưng về tâm lý thì sau sự sụp đổ của các chế độ cộng sản ở Nga và Đông Âu rõ ràng là giới lãnh đạo Việt Nam sống trong trạng thái tâm lý phập phồng của những người yểu mệnh. Họ không biết chế độ sẽ sụp đổ lúc nào. Do đó, hầu như ai cũng lo vơ vét càng nhiều càng tốt. Và chuyển ra nước ngoài càng nhiều càng tốt. Bởi vậy, không phải ngẫu nhiên mà mức độ tham nhũng không những không giảm mà còn có khuynh hướng càng ngày càng tăng. Lớn ăn lớn. Nhỏ ăn nhỏ. Ở đâu cũng có tham nhũng.
 

10. Công cụ nhận dạng tham nhũng

Các tác giả trong cuốn sách Tools to support transparency in local governance (Công cụ hỗ trợ cho tính minh bạch trong công tác cai trị ở địa phương) đã xác định ra qui luật hoạt động của tham nhũng trong thực tế công quyền dưới dạng công thức tạm dịch như sau:
Tham nhũng (Corruption) = Độc quyền (Monopoly) + Bưng bít thông tin (Discretion) - Trách nhiệm giải trình (Accountability).
Theo công thức trên, có thể dễ dàng nhận dạng tham nhũng trong các biểu hiện của nó: thừa độc quyền, thừa bưng bít thông tin, thiếu (phi) trách nhiệm giải trình.
Công cụ nhận dạng tham nhũng cho thấy được bản chất của tham nhũng, mà con người là yếu tố quan trọng tham gia vào.
Theo Ngân hàng Thế giới, nhìn chung tham nhũng được coi là lạm dụng quyền lực công để tư lợi. Các hình thức tham nhũng bao gồm từ tham nhũng quy mô lớn liên quan tới cấp cao nhất trong chính phủ quốc gia, cho tới tham nhũng quy mô nhỏ, chẳng hạn như hối lộ những khoản tiền rất nhỏ hoặc cho hưởng những ưu đãi nhỏ của những người ở cấp thấp hơn. Bất luận quy mô tham nhũng như thế nào đi nữa thì những hành vi như vậy làm suy giảm sự phát triển của xã hội dân sự và làm gia tăng đói nghèo, đặc biệt khi mà các nguồn lực nhà nước - lẽ ra đã được đầu tư để nhân dân có cuộc sống tốt hơn - lại bị các quan chức nhà nước sử dụng sai hoặc lạm dụng.
Trong những năm gần đây, với một loạt các thỏa thuận quốc tế, một khuôn khổ chống tham nhũng toàn cầu đã bắt đầu được định hình. Mỗi quốc gia giờ đây có thể chống tham nhũng hiệu quả hơn thông qua thực thi mạnh mẽ các biện pháp chống tham nhũng và dựa vào hợp tác quốc tế để hỗ trợ những biện pháp này. Tạp chí Điện tử kỳ này của Bộ Ngoại Hoa Kỳ nhấn mạnh tới vai trò quan trọng của khu vực công, tư nhân và các tổ chức phi chính phủ trong việc xóa bỏ nạn tham nhũng trên toàn thế giới.
Những chân trời mới
“Sự vận hành của nền dân chủ là một tiến trình liên tục nhằm xây dựng nên các thể chế dân chủ. Chúng ta có thể xây dựng một tương lai tốt đẹp hơn bằng cách đoàn kết hỗ trợ quản lý hiệu quả và chống tham nhũng. Tiếp tục hợp tác với các đối tác quốc tế có thể giúp chúng ta xây dựng những xã hội mà ở đó mọi cá nhân đều có được tự do. Đồng thời, với một cam kết mới về tính trách nhiệm, chúng ta có thể xây dựng nền tảng nguyên tắc vững chắc cho các thế hệ tương lai.”
Ngoại trưởng Condoleezza Rice
 

Kết luận: 

I. Lo ngại
Mở đầu Công Ước của Liên Hợp Quốc về chống tham nhũng, các quốc gia thành viên đã nêu lên sự quan ngại:  
Lo ngại về tính nghiêm trọng của các vấn đề do tham nhũng gây ra có thể đe dọa sự ổn định, an ninh xã hội, xâm hại các thể chế và giá trị dân chủ, các giá trị đạo đức, công lý và cản trở sự phát triển bền vững và nguyên tắc nhà nước pháp quyền,
Lo ngại về sự liên kết giữa tham nhũng với các loại tội phạm khác, đặc biệt là tội phạm có tổ chức và tội phạm kinh tế, kể cả tẩy rửa tiền,
Lo ngại rằng các vụ tham nhũng liên quan đến số lượng lớn tài sản, chiếm một phần quan trọng nguồn lực của các quốc gia, và việc sử dụng sai trái nguồn lực này sẽ gây thiệt hại nghiêm trọng cho ổn định chính trị và phát triển bền vững của các nước đó,
Nhận thức được rằng vì tham nhũng là hiện tượng hiện đang vượt qua các biên giới quốc gia và ảnh hưởng đến mọi xã hội và nền kinh tế, nên hợp tác quốc tế nhằm ngăn ngừa và kiểm soát tham nhũng là yêu cầu cấp thiết,
Cũng nhận thức được rằng muốn phòng, chống tham nhũng một cách có hiệu quả đòi hỏi phải áp dụng các biện pháp toàn diện và đa dạng,
Nhận thức được rằng trợ giúp kỹ thuật có thể đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao khả năng của các quốc gia, kể cả thông qua việc tăng cường năng lực và xây dựng thể chế, để phòng, chống tham nhũng một cách có hiệu quả,
Nhận thức được rằng việc làm giàu cho cá nhân một cách bất hợp pháp có thể gây phương hại nghiêm trọng cho các thể chế dân chủ, các nền kinh tế quốc dân và nguyên tắc nhà nước pháp quyền,
Quyết tâm phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn tham nhũng một cách có hiệu quả hơn các hành vi chuyển qua các biên giới quốc gia tài sản có được một cách bất hợp pháp nhằm tăng cường hợp tác quốc tế trong việc thu hồi tài sản,
Thừa nhận các nguyên tắc pháp lý cơ bản trong thủ tục tố tụng hình sự, dân sự hoặc hành chính liên quan đến việc phán quyết các quyền tài sản,
Ghi nhớ rằng xoá bỏ tham nhũng là trách nhiệm của các quốc gia và các quốc gia phải hợp tác với nhau với sự ủng hộ và tham gia của các cá nhân và các nhóm ngoài khu vực công như xã hội dân sự, các tổ chức phi chính phủ và các tổ chức cộng đồng nếu nỗ lực của họ trong lĩnh vực này có hiệu quả,
Cũng ghi nhận các nguyên tắc về việc quản lý đúng đắn việc công, tài sản công, sự công bằng, trách nhiệm và bình đẳng trước pháp luật cũng như sự cần thiết phải bảo đảm tính liêm chính và tăng cường văn hoá chống tham nhũng,
Biểu dương công việc của Uỷ ban về Phòng chống tội phạm và Tư pháp hình sự và Văn phòng về Ma tuý và Tội phạm của Liên hợp quốc,
Biểu dương công việc của các tổ chức quốc tế và khu vực khác trong lĩnh vực này, trong đó có các hoạt động của Liên minh châu Phi, Hội đồng châu Âu, Hội đồng hợp tác hải quan, (cũng được biết đến là Tổ chức Hải quan thế giới), Liên hiệp châu Âu, Liên minh các nước Ả rập, Tổ chức hợp tác phát triển kinh tế và Tổ chức các Quốc gia châu Mỹ,
Hoan nghênh các sáng kiến đa phương về chống tham nhũng, trong đó có Công ước liên châu Mỹ về chống tham nhũng do Tổ chức các Quốc gia châu Mỹ thông qua ngày 29/3/1996, Công ước chống tham nhũng liên quan đến công chức của các nước châu Âu và công chức của các Quốc gia thành viên trong Liên hiệp châu Âu do Hội đồng Liên hiệp châu Âu thông qua ngày 26/5/1997, Công ước chống hối lộ công chức nước ngoài trong giao dịch kinh doanh do Tổ chức hợp tác phát triển kinh tế thông qua ngày 21/11/1977, Công ước luật hình sự về tham nhũng do Uỷ ban Bộ trưởng của Hội đồng châu Âu thông qua ngày 27/1/1999, Công ước luật dân sự về tham nhũng do Uỷ ban Bộ trưởng của Hội đồng châu Âu thông qua ngày 4/11/1999, Công ước của Liên minh các nước châu Phi về phòng, chống tham nhũng do các nguyên thủ quốc gia Liên minh châu Phi thông qua ngày 12/7/2003,
Hoan nghênh Công ước của Liên hợp quốc về chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia đã có hiệu lực từ ngày 29/9/2003, toàn văn theo link sau:
CÔNG ƯỚC CỦA LIÊN HỢP QUỐC VỀ CHỐNG THAM NHŨNG
  

 II. Vấn đề tham nhũng, hối lộ tại VN đã hết thuốc chữa!

- Chỉ còn phương cách DÂN CHỦ, đó là chính quyền trả thẩm quyền lại cho người dân qua tổng tuyển cử tự do và công bằng.
Nhằm mục đích:
 - Thúc đẩy và tăng cường các biện pháp phòng, chống tham nhũng có hiệu lực và hiệu quả hơn;
 - Thúc đẩy, tạo điều kiện và hỗ trợ hợp tác quốc tế và trợ giúp kỹ thuật trong phòng, chống tham nhũng, bao gồm cả việc thu hồi tài sản;
 - Thúc đẩy tính liêm chính, chế độ trách nhiệm và việc quản lý đúng đắn việc công và tài sản công.[1]
 

III. Phép lạ chống tham nhũng: Không có phép lạ!

- Chỉ có trong mối quan hệ giữa người và người qua các tổ chức xã hội dân sự và Nhà nước: Minh bạch, công khai !
Trước tệ nạn càng chống tham nhũng, tham nhũng lại càng khoẻ, càng mạnh, càng béo ra. Đây phải chăng là một màn kịch vĩ đại đang diễn đi diễn lại đầy mánh khóe lừa bịp, mỵ dân nhằm tước đoạt tài sản của dân?  
Tại Nhật, khi Cựu lãnh đạo PCI nhận tội, bốn bị can là cựu lãnh đạo Công ty Tư vấn Quốc tế Thái Bình Dương (PCI), đã nhận tội hối lộ quan chức nước ngoài, trong đó có Việt Nam.
Tờ Yomiuri Shimbun đưa tin các bị cáo Masayoshi Taga, Kunio Takasu, Haruo Sakashita và Tsuneo Sakano đã nhận việc chuyển cho một quan chức cao cấp tại TP Hồ Chí Minh số tiền hối lộ 820.000 đôla để thắng thầu dự án phát triển cơ sở hạ tầng có sử dụng vốn ODA của Nhật trong thành phố.
Những người này, cùng với công ty PCI, đã bị truy tố tội vi phạm Luật Chống Cạnh tranh Bất bình đẳng.
Họ đã nhận tội ngay trong phiên điều trần đầu tiên tại tòa án Quận Tokyo.
Phe công tố trong biên bản luận tội nói rằng số tiền hối lộ tổng cộng lên tới 2,43 triệu đôla (280 triệu yen tính theo giá hối đoái thời điểm vụ việc xảy ra).
Tuy nhiên, họ chỉ xác lập vụ án hình sự đối với hai khoản hối lộ đưa cho phía Việt Nam trị giá trên 800.000 đôla .

Tham nhũng tại Việt Nam: Chấn động dư luận Nhật!
Các bị can từ công ty PCI đã bị khởi tố hồi cuối tháng Tám. Vụ PCI đã gây chấn động dư luận Nhật Bản vì chưa bao giờ có cáo buộc nghiêm trọng như vậy trong các dự án sử dụng vốn ODA của nước này.
Trong phát biểu của mình, phe công tố nói rằng các bị can đã chuyển cho ông Huỳnh Ngọc Sỹ, Phó Giám đốc Sở Giao thông Công chính TP HCM số tiền hối lộ tương đương 10% giá trị hợp đồng để nhận thầu tư vấn các dự án cơ sở hạ tầng trong thành phố trong thời gian 2001 - 2003.
Trong khi đó, chính phủ Việt Nam vẫn kéo dài thời gian chưa có ai chính thức bị khiển trách hay kỷ luật vì liên quan tới vụ việc này. Cho đến ngày mọi sự việc tham ô được công khai từ Nhật Bản, trước sức ép dư luận tại Nhật, Việt nam mới mang Ông Huỳnh Ngọc Sỹ ra xét xử với bản án 26 năm về tội nhận hối lộ của các công ty Nhật từ vốn ODA!
Quan trọng: Khi mà đa số các cán bộ thực sự mất niềm tin vào chế độ XHCN, không biết ‘thiên đường CS’ này có thể tồn tại được bao lâu nữa, nên mạnh ai nấy thu vén cho nhanh để bù lại số vốn đã bỏ ra lẫn lãi để sau này khỏi ân hận. Kiếm nhanh thì tham nhũng phải tăng, bởi vậy các quan chức nhà nước chỉ chống tham những bằng miệng lưỡi chứ không ai MUỐN chống tham nhũng thực sự.
Vụ PMU18 chỉ có Bùi Tiến Dũng đi tù, còn Nguyễn Việt Tiến thì đột nhiên trắng án sau rất nhiều kết luận có tội tham ô!
Ngược lại, một vị tướng, và hai bác nhà báo lại bị bắt vì tội làm lộ tin mật và đưa tin không đúng. Vụ hối lộ PCI này bàn dân thiên hạ đều biết, nhưng khi bị phát hiện thì các quan kéo nhau đi du học, ngoài ra những quan tham khác vẫn thăng quan tiến chức.
Trên các diễn đàn phổ biến rộng rãi quan điểm: Là người dân Việt Nam chúng tôi thấy sao ở đâu ra số tiền lớn như vậy. Chẳng lẽ quan chức VN không ngượng với chính phủ Nhật hay sao!
Chính phủ VN vẫn hô hào chống tham nhũng nhưng chống ai và ai chống đây khi tham nhũng đã trở nên có hệ thống từ trên xuống dưới và người ‘được’ tham nhũng cũng chính là người thân của các đồng chí lãnh đạo trung ương cũng như Bộ chính trị!
Từ quy hoạch, khảo sát, thiết kế, thi công, quản lý dự án, nghiệm thu thanh quyết toán - bước nào cũng phải có lại quả. Tất nhiên số tiền ấy chẳng do một ai bỏ ra cả, mà nó được trích ra từ trong tổng giá trị của công trình.
Thành thử ra chất lượng hệ thống đường sá, quy hoạch ở VN luôn nhanh chóng xuống cấp ngay khi chưa sử dụng. Ở VN nếu một công ty và muốn làm ăn chân chính, không hối lộ, không lại quả hoặc đại loại như theo Luật Chống Cạnh tranh Bất bình đẳng, chắc chắn chỉ chờ đến ngày phá sản với tờ giấy khai tử.
- Vào thời Mãn Thanh, Tuởng Giới Thạch: TQ là "thầy" tham nhũng! Tham nhũng ở VN chỉ đáng "học trò"!
- Vào thời Cộng sản, bánh xe lịch sử đã quay: Thầy trò cùng dẫn đưa cả hai dân tộc tham nhũng ngang ngửa nhau, xét theo đội ngũ tiên phong của phong trào CS Quốc tế, Việt cộng vượt xa thầy!
Việc đưa hối lộ của các quan chức CPI Nhật Bản và việc nhân hối lộ của các quan chức Việt Nam báo chí Nhật Bản đã đưa tin rất rõ và rất chi tiết.
Riêng báo chí VN không hề đả động tới vì các nhà báo Việt Nam sợ và rất sợ. Nhìn gương nhà báo Nguyễn Việt Chiến bị bỏ tù vì chống tham nhũng!
 

IV- Tham nhũng: Chơi với Việt cộng rút chân ra không què cũng bại!

Người Nhật – một dân tộc được xem là có tinh thần và kỷ luật tốt nhất thế giới – lại phải thân bại danh liệt tại VN. Điều đó cho thấy sau 33 năm ĐCSVN nắm quyền đã đào tạo ra một thế hệ quan chức tham nhũng & ăn hối lộ khéo léo thuộc tầm cỡ nhất nhì thế giới.
Vốn ODA chẳng khác gì vốn cho vay để xóa đói giảm nghèo! Trong khi người Nhật thấy đụng đến vốn ODA đó là thấy có tội với nhân dân, song Việt Nam thì không biết những quan chức chính phủ VN có nghĩ vậy không? Hay lại là chuyện nội bộ của VN, nước ngoài không nên can thiệp?!
Hôm nay người dân được biết thêm số tiền PCI hối lộ cho quan chức cao cấp VN để thắng thầu là 2,43 triệu USD chớ không phải chỉ có "vỏn vẹn" 820.000 USD như trước đây công bố! Tuy nhiên Nhật xác lập hình sự vụ án chỉ có 820.000 USD, như vậy thì các quan VN mừng quá rồi còn gì? (Và chúng ta không hiểu số sai biệt 1.580.000 USD do ai "ăn" mà phía Nhật "nể mặt cho qua luôn")?
Phía Nhật đưa hối lộ đã quá rõ ràng, và các quan chức cấp cao của PCI đã bị bắt và đã ra tòa. Vì lý do gì mà phía VN ta vẫn im lìm một thời gian dài, xem như không có gì xảy ra?
Và khi sự việc bại lộ, viên bí thư Thành ủy HCM đáng lý ra phải từ chức lại càng được thăng quan tiến chức!
Biết làm sao được. Tham nhũng sẽ vẫn mãi là vấn nạn không giải quyết được của việt Nam. Như người ta thường nói " phải sống chung với lũ" !
Nguồn vốn vay mượn nào thì con cháu đời sau cũng phải trả. Cái giá cho sự phát triển ở Việt Nam quá cao mà báo chí không được tự do thời lấy gì chống lại tham nhũng.
Những phát động chống tham nhũng trong Đảng chỉ là hình thức để trấn an hay đánh lừa dân chúng, vì để lên đến đảng viên lãnh đạo dù lớn hay nhỏ thì đã "nhúng chàm", không tham lạm cách này thì cũng cách khác.
V. Minh bạch và trách nhiệm giải trình
Cuộc chiến chống tham nhũng từ trước đến nay cho chúng ta biết được rằng "minh bạch và trách nhiệm giải trình" là điều kiện tiên quyết để tiêu diệt nạn tham nhũng.

Một ngày mới không... tham nhũng?
Cây thông tin dữ liệu như nguồn tài sản của dân tộc ! Cơ thể mỗi người có từ 60 - 100 nghìn tỷ tế bào các loại! Mỗi tế bào là một hệ thống phức tạp của quá trình trao đổi chất, có đủ "sinh – lão – bệnh – tử".
Có các chức năng và vòng đời khác nhau nhưng chúng đều được "quản lý" một cách thống nhất, tinh vi, tài tình và hoàn toàn tự động bằng một "cái gì đó" vô cùng vi diệu mà từ xưa đến nay người ta chỉ biết gọi chung đó là sự sáng tạo của Đấng Tạo Hóa: ‘In the beginning God created the heaven and the earth’- Genesis. Old Testements.
Thông tin số liệu là GỐC của mọi vấn đề. Muốn giải quyết triệt để những thách thức, những "lỗi hệ thống" phát sinh trong các hoạt động kinh tế, xã hội chúng ta phải có những công cụ đặc biệt để ghi lại, mã hoá, số hoá và tổ chức, lưu trữ, quản lý, khai thác, sử dụng những mẫu tin, những con số, những sự kiện, những diễn biến, những hoạt động trong phạm vi toàn quốc.
Một tế bào nhỏ bé như vậy mà hệ giám sát của cơ thể ta đều không hề xem nhẹ, bỏ qua vì vậy chúng ta cũng sẽ phải học hỏi mô phỏng theo tự nhiên để sao cho bất kỳ một con số, mẫu tin hay hình ảnh nào... cũng đều được mã hoá, được đánh số để chúng được lưu trữ, quản lý trên một hệ thống máy chủ nào đó dưới dạng một Cây thông tin dữ liệu.
 

VI. Con người vẫn là cái gốc của mọi quan hệ

Khi sân bay "hóa"... sân golf
Giữa bối cảnh quá tải, ùn tắc và tai nạn giao thông ngày càng nghiêm trọng tại Thủ đô Hà Nội và TP HCM chưa có lối thoát thì ý tưởng "loại bỏ" sân bay quốc tế của sân bay Tân Sơn Nhất, "biến" sân bay Gia Lâm trở thành một sân golf, là một sự khó hiểu của những quan chức ngành hàng không, ngành GTVT.
Thế nhưng cách đây không lâu, dư luận cả nước bị "choáng" trong một loạt bài trên các phương tiện thông tin đại chúng  nói về chuyện "biến" sân bay quốc tế thành sân golf, điều chưa từng có trong lịch sử hàng không thế giới.
Không chỉ ở Tân Sơn Nhất - TP Hồ Chí Minh, mà Gia Lâm - Hà Nội, cũng đang biến thành.... sân golf. Trả lời phỏng vấn báo giới, Cục phó Cục Hàng không trả lời rằng "xây dựng sân golf trong sân bay là chuyện bình thường".
Trên thế giới, các đô thị trên 5 triệu dân đã có 2 và thậm chí có nhiều sân bay. Vậy mà cho đến nay TP Hồ Chí Minh đã có hơn 8 triệu dân, trở thành một trong top 10 siêu đô thị đông dân nhất thế giới mà chỉ có duy nhất một sân bay Tân Sơn Nhất làm chức năng của một sân bay quốc tế và quốc nội.
Nó không chỉ phục vụ cho 8 triệu dân TP mà cả một vùng xung quanh gồm các tỉnh Đông Nam Bộ, Tây Nam Bộ, nam Tây Nguyên..... với dân số lên đến 40 triệu dân. Còn Hà Nội, duy nhất chỉ có một sân bay Nội Bài vừa làm chức năng quốc tế, quốc nội cho 6 triệu dân Thủ đô, lại còn gánh thêm 20 triệu dân của các vùng đồng bằng bắc bộ.
Giữa lúc bài toán giao thông nước ta chưa có lối thoát do các lãnh tụ tầm vóc trí đoản lại thiếu chữ tâm, Thủ đô Hà Nội và TP Hồ Chí Minh không có đủ phương tiện giao thông công cộng cho nhân dân đi lại hàng ngày, thì Cục Hàng không Việt Nam và Viện Quy hoạch Bộ GTVT lại tham mưu Chính phủ về dự án sân bay quốc tế Long Thành.
Sau khi hoàn thành, sân bay này sẽ trở thành sân bay quốc tế trung chuyển lớn nhất thế giới với công suất 100 triệu hàng khách /năm, với vốn vay ODA lên tới 20 tỷ USD! Tha hồ chia nhau mà hưởng!
Như vậy, liệu có chuyện dự án sân bay Long Thành tạo điều kiện cho Cục Hàng không Việt Nam có cớ để sớm "hóa" sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất thành một sân golf đặc biệt nhất thế giới, với những tòa nhà chọc trời bên cạnh đường cất cánh, hạ cánh của máy bay?
Trả trả lời phỏng vấn của báo giới về mục đích sử dụng của sân golf, chủ đầu tư dự án đã trung thực trả lời: "Làm sân golf trong sân bay để cho các quan chức Nhà nước đi lại chơi cho thuận tiện!" (?)
Cũng vẫn còn có những quan chức GTVT tâm đắc với ý tưởng "VN có chỉ số IQ cao" phải có  một sân bay quốc tế lớn nhất thế giới, với vốn vay 20 tỷ USD để đón đầu ...và "xây sân golf trong sân bay là một sáng tạo không ngờ"
 

VII. Việt Nam đang thiếu hẳn một Tổng Công Trình Sư

Các chương trình thiếu hẳn bóng dáng của một TỔNG CÔNG TRÌNH SƯ – MỘT NHẠC TRƯỞNG ĐIỀU KHIỂN HÀI HÒA PHỐI ÂM CỦA DÀN NHẠC, kế hoạch được phê duyệt không căn cứ vào nhu cầu của thị trường, sự cần thiết và khả năng tiêu thụ, chưa ưu tiên cho hiệu quả kinh tế, mà theo ý chí chủ quan của số ít người thuộc các nhóm lợi ích từ trong đảng!
Mới đây thôi, VN vừa cấp phép hai dự án sân bay mới: một ở Thanh Hóa và một ở An Giang. Đáng nói là, sân bay An Giang này chỉ cách hai sân bay Cần Thơ và Rạch Giá khoảng 60km. Trong khi đó, sân bay Cần Thơ hiện chỉ hoạt động chưa tới 20% công suất, đang lỗ nặng. Sân bay xây để phục vụ cho ai?
Đó cũng là những vấn đề được đặt lên bàn thảo luận đối với bất cứ ai có sự quan tâm đến tình hình kinh tế - xã hội và tái cấu trúc, trong đó có tái cấu trúc đầu tư công tại Việt Nam.
Chủ nghĩa Mác cai trị trên mâu thuẫn chỉ sản sinh những con người: Tầm "thường", trí "đoản"? Hãy xem hình ảnh mới nhất trong sự phân luồng giao thông tại Hà Nội mà vốn văn hóa được hình thành trong xã hội và mô hình quản lí giao thông qua các tiêu chuẩn thiết kế cùng qui trình kỹ thuật cũng như các hình thức dịch vụ, tiêu chuẩn dịch vụ giao thông và các văn bản pháp luật.
Đến đây thì nhiều người tự hỏi, liệu những người quản lý giao thông nói chung và của TP Hà Nội nói riêng đã thực sự có đủ tầm và trí? Hay là vẫn quanh quẩn với lối suy nghĩ tiểu nông, ngắn ngủn như chính cái đoạn phân làn ấy? Và quan trọng hơn là họ đã thực sự quan tâm đến lợi ích của người dân hay chưa?
Nếu cứ mãi luẩn quẩn với những cách giải quyết tạm bợ ‘văn hóa rổ rá’ của Thời Đồ Đểu như đã nói trên thì còn lâu người dân mới được hưởng một dịch vụ giao thông vừa ý như vốn dĩ họ đáng được như thế.
 

VIII. Tham nhũng di căn đến cả sự lành mạnh của một dân tộc, còn đâu một nền bóng đá sạch?!

 Thực tế thì nghiệt ngã, mùi tham ô tiêu cực tràn lan, hiện diện ở tất cả mọi ngóc ngách cuộc sống.
Việc bơm tiền cho cầu thủ, thưởng tiền vô tội vạ từng trận thắng sân nhà, sân đối phương đã có sẵn trong dự toán các ông Thể dục thể thao để làm bàn khi vào giải. Nhất là chuyển nhượng, mua cầu thủ với giá trị ảo khác xa năng lực thật của họ!
Tham nhũng trong bóng đá với kết cục cuối cùng là cầu thủ vào đời sớm và kết thúc nghề cũng sớm. Họ rất dễ nhiễm bệnh "sao" như các ca sĩ chưa thành danh đã thành... nộm.
Nguyên nhân chính là tầng lớp lãnh đạo cỡ ông Lương Quốc Dũng, phó chủ nhiệm UBTDTT, đã hiếp dâm gái vị thành niên, đã làm bẩn bóng đá. Biến một môn thể thao đẹp đẽ, cao thượng, đầy sức mạnh và sự khéo léo thành một loại bi hài kịch... hỗn mang!
Bóng đá được xem là môn thể thao vua. Có lẽ hơn một nửa dân số trên trái đất say mê bóng đá. Kỳ lạ là bóng đá Việt Nam rất... lẹt đẹt, xếp hạng thứ 129 gì đó, nhưng tình yêu bóng đá của người Việt Nam được xếp vào loại nhất nhì, ngang ngửa với dân Brazil và một vài dân tộc khác...
Có nhà doanh nghiệp đã nghĩ tới cách nâng tầm bóng đá Việt Nam từ đó. Tiền bạc đã được đổ vào, cầu thủ, huấn luyện viên nước ngoài cũng được mời tới, nhưng bóng đá Việt Nam vẫn chưa "cất cánh". Nguyên nhân vì đâu?
- Những người có trách nhiệm, chức tước cao trong Liên đoàn Bóng đá Việt Nam đã làm "bẩn" bóng đá dẫn tới hậu quả: Một khi nền bóng đá đã nhiễm bẩn thì không thể phát triển tốt được!
Hãy nghe những cầu thủ kể lại trên các báo Việt Nam:
- “Tôi là người Nghệ nên ít nhiều quan tâm đến đội bóng Sông Lam. Tôi buồn nhiều hơn vui. Một lần cách đây khá lâu, khi cầu thủ Phạm Văn Quyến mới bắt đầu nổi, tôi đến Khách sạn Kim Liên và tình cờ gặp Quyến. Tôi hỏi: "Chiều nay đá thế nào? Quyết tâm thắng chứ?". Quyến: "Để cháu đi hỏi các chú đã!".
Còn trước đấy mấy năm, một cầu thủ tầm cỡ (có thời mang băng đội trưởng) của Sông Lam Nghệ An đến chỗ tôi chơi. Trong câu chuyện, cậu ta nói: "Em rất muốn mời anh ra sân xem bọn em thi đấu, nhưng trận ngày mai, bọn em phải thua nên không dám mời".
Chỉ cần thông qua vài sự việc như thế, tôi hiểu là bóng đá Việt Nam đã bị những người có chức, có quyền lũng đoạn.
Bao nhiêu năm người ta nói về cái bẩn của bóng đá, nhưng chỉ nói ở quán nước hay trên báo. Còn vừa rồi mọi chuyện đã được nêu lên ngay tại Hội nghị của Liên đoàn Bóng đá Việt Nam.
Rất nhiều người đã lên tiếng phanh phui cái bẩn của bóng đá Việt Nam. Tựu trung là những quan chức quan trọng nhất của bóng đá Việt Nam kém cỏi, để cho đồng tiền, cho bệnh thành tích thao túng nền bóng đá, khiến bóng đá mất đi vẻ đẹp đích thực của nó.
Vì vậy, thay vì được xem những trận bóng đá trung thực, gay cấn, căng thẳng, đẹp mắt; người hâm mộ thường phải chứng kiến những màn kịch vụng về. Điều này khiến nhiều người chán nản, không xem bóng đá Việt Nam nữa, chỉ xem bóng đá của nước ngoài qua truyền hình.
Chỉ có "cách mạng sạch" toàn dân, toàn diện sẽ mang lại triển vọng tốt trong bóng đá, khi đó mọi thứ tham ô nhũng lạm thật sự sẽ giảm đi và mọi công dân nhất là những nhà lãnh đạo hiểu biết liêm sĩ là gì và cảm thấy xấu đổ về những nhơ bẩn đã làm!

 

IX. Tham nhũng khi nhà khoa học Việt Cộng “Bảy kí lô lá khoai mì bằng một ký thịt bò”: Sáng đúng chiều sai, sáng mai lại đúng?

Những công trình thủy điện phá hoại môi trường trên đất nước Việt Nam.
Qua hai dự án thủy điện này đều nằm gọn trong khu vực rừng quốc gia Cát Tiên và chưa phải là công trình quan trọng quốc gia. Vậy tại sao lại phải cố làm cho bằng được, bất chấp những nguyên tắc quản lý Nhà nước?
Ông PGS.TS Nguyễn Đình Hoè  nhấn mạnh "Xin thưa rằng, phải mất hàng trăm năm mới có được thảm thực vật đa dạng của rừng Cát Tiên".
Song, chỉ trong vòng 3 tháng, lại chưa một lần đến tham quan, nghiên cứu khu vực vườn Quốc gia Cát Tiên nhưng thái độ của những nhà khoa học đang được biết đến với danh nghĩa phản biện lại thay đổi một cách đột ngột ủng hộ việc phá rừng xây đập, khiến cho dư luận thêm hoài nghi về tính khách quan của công tác đánh giá, thẩm định dự án.
Sự thay đổi quan điểm nhanh chóng này chẳng khác nào cái cách mà người ta hay kháo nhau theo kiểu "Sáng đúng, chiều sai, sáng mai lại đúng".
Tham nhũng đã đánh đổi những tác hại của môi trường để phục vụ cho một nhóm lợi ích nhất định. Quả là những nhà ‘khoa học’ Việt cộng đã ăn bẩn cả tài nguyên thiên nhiên, nhân danh trên cái ngụy tri thức giả hiệu của họ![2]
 

X. Việt Nam đang chín mùi trong ước nguyện thay đổi và người dân thật sự muốn thay đổi!

Song, nội lực Việt Nam suy yếu hoàn toàn: Kinh tế bấp bênh, giáo dục và y tế xuống cấp, khoa học và công nghệ chỉ toàn thành tích ảo với nội dung trống rỗng, đạo đức xã hội suy tàn, tham nhũng di căn, bộ máy nhà nước bất lực. Trong lúc đó, kinh tế ngày càng lệ thuộc vào Trung Quốc và đe dọa về an ninh từ nước láng giềng phương Bắc ngày càng rõ nét. Học sinh ngay cả ở phổ thông trung học đã  có những câu phát biểu ‘Không chừng TQ đã chiếm hết nước mình, nhưng chưa công bố…’  
-Đúng vậy, có ai làm chuyện bán nước mà công bố bao giờ!
Chế độ tiền lương bất hợp lí đã đẩy nhiều cán bộ vào con đường tham nhũng, và làm cho nhiều nhà giáo, bác sĩ, nhà khoa học... không chuyên tâm với nghề nghiệp và không giữ được đức tính cao đẹp vốn có từ xưa. Hoàn toàn đáng lo ngại khi chế độ Cộng sản hiện nay đang hủy hoại sức mạnh của đất nước và làm chao đảo mọi nền tảng của xã hội.
Thực trạng VN nửa thế kỷ qua dưới trào CS, thành phần lãnh đạo đất nước không có người tài giỏi, bản lĩnh, chịu trách nhiệm cao và quy tụ được bên mình những trí thức và cộng sự chân chính. Từ trung ương đến địa phương, nhiều quan chức thiếu cả năng lực và đạo đức cần thiết. Tình trạng bằng cấp giả và chạy chức chạy quyền đã trở thành vấn nạn chung toàn xã hội.
XI. Tất yếu phải dẫn đến một cuộc cách mạng xây dựng trên nền tảng mới một chế độ DÂN CHỦ PHÁP TRỊ !
Diệt trừ tham nhũng: Không có ai và tổ chức nào đứng trên và đứng ngoài pháp luật.
Diệt trừ tham nhũng: Triệt để dân chủ hóa! Đó chính là động lực phát triển toàn xã hội!
Diệt trừ tham nhũng: Pháp luật nhằm cứu người chứ không phải để triệt hạ con người!
Diệt trừ tham nhũng: Khởi đầu bằng tự do ngôn luận!
Diệt trừ tham nhũng: Minh bạch hóa việc bổ nhiệm các chức vụ cao cấp, thực hiện việc tuyển chọn công chức theo qui trình khách quan dựa trên khả năng! Trong mọi trường hợp do dân bầu nếu có thể.
Diệt trừ tham nhũng: Nêu cao trách nhiệm cá nhân trong hệ thống công quyền, không được ẩn náu dưới danh nghĩa trách nhiệm tập thể. NHÂN DANH bè phái, “cha chung không ai khóc”.
Diệt trừ tham nhũng: Phải nhanh chóng xây dựng đội ngũ Tư duy chiến lược cho VN! Hội đồng này tập trung những chuyên gia có trình độ xây dựng và giám sát việc thi hành chiến lược phát triển với đủ thẩm quyền và chế độ đãi ngộ thích hợp, được đặt trên tất cả các bộ ngành liên quan tới lĩnh vực kinh tế, an ninh quốc phòng… người đứng đầu quốc gia do dân bầu sẽ lãnh đạo Hội Đồng.
Diệt trừ tham nhũng: Thiết lập chiến lược về đất đai gồm các vùng chuyên canh nông nghiệp và vùng có thể phát triển công nghiệp, tư hữu hóa toàn dân về đất đai.
Diệt trừ tham nhũng: Xóa bỏ chế độ hộ khẩu để người dân có thể sống thỏa mái an cư mới có thể lập nghiệp ngay trên quê hương mình. Hiện đang bỏ chế độ này nhưng lại phát sinh những thủ tục khác vô cùng hành dân!
Diệt trừ tham nhũng: Ngăn chặn sự băng hoại của văn hóa và đạo đức xã hội. Truyền bá, giáo dục những giá trị văn hóa tiến bộ của nhân loại mang tính phổ quát và khôi phục những tinh hoa văn hóa truyền thống để làm nền tảng cho mọi sinh hoạt của xã hội.
Diệt trừ tham nhũng: Thực sự xây dựng một nền giáo dục nhân bản, y tế từ tuyến đầu, sử dụng khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu.
Nguồn lực lớn nhất của Việt Nam là con người. Vì thế, chiến lược phát triển cần phải xây dựng theo hướng chủ yếu dựa vào nguồn nhân lực ngày càng có kỹ năng và khả năng làm chủ công nghệ cao.
- Xóa hẳn việc tuyên truyền cho mục tiêu chính trị phe đảng tại học đường, giáo dục nhằm tải đạo làm người và tôn trọng con người, truyền bá tri thức nhằm biến đổi tha nhân thành con người toàn diện tự chủ, chịu trách nhiệm về cách hành xử của mình trong sự liên đới với cộng đồng: Con người văn minh là biết tự chủ!
Diệt trừ tham nhũng: Thực hiện đoàn kết toàn dân!
Chấp nhận đa nguyên và dung hòa với những người bất đồng chính kiến nhưng cùng mục tiêu phát triển đất nước.
Diệt trừ tham nhũng: Triển khai một đường lối ngoại giao độc lập, dựa trên một thể chế dân chủ, chú trọng hơn đến quan hệ chiến lược với các nước Đông Á, ASEAN và Hoa Kỳ, trong khi tiếp tục coi trọng quan hệ bình đẳng với Trung Quốc.
Diệt trừ tham nhũng: Tất cả những những gì do CSVN ký kết trước đây không giá trị vì không do dân bầu. Khởi đầu với tham nhũng, thông qua tham ô mà ký kết sống còn, hà tất chết đi trong băng hoại cùng tham nhũng! 
 

XII. Diệt trừ tham nhũng: Nhân cách lãnh tụ định hình nhân cách quốc gia!

Bài học lịch sử: Hàn Quốc không phải không có tham nhũng, nhưng không tràn lan trong xã hội mà chỉ giới hạn ở một vài chính trị gia và một số ít tập đoàn kinh tế. Đặc biệt hầu như không có hiện tượng bòn rút của công, rút ruột công trình xây dựng, càng không dám lạm dụng, lãng phí tiền viện trợ.
Sự thành công của Hàn Quốc ta có thể nói được rằng yếu tố chính thuộc về người lãnh đạo. Những nhà chính trị yêu nước vượt qua những ý thức hệ cục bộ, luôn trăn trở về con đường đưa đất nước đuổi kịp các nước văn minh. Họ không chỉ là những người có Tâm song còn là những nhà trí thức, biết xây dựng chiến lược phát triển đất nước trên sự tổng hợp sức mạnh bên trong và bên ngoài mà vai trò của các chuyên gia thời kỹ trị làm nền tảng!
Nền công nghệ ứng dụng hiện đại sẽ giúp đưa các nước kém phát triển vượt qua nghèo nàn lạc hậu, nhất là với những nước không có sự ưu đãi của tài nguyên thiên nhiên vẫn có thể thực hiện thành công!
Diệt trừ tham nhũng: Việt kiều hiện nay khi nói về Việt Nam không mấy ai lạc quan về quê nhà, vì ai cũng thấy tình trạng tham nhũng, trình độ yếu kém của quan chức mà họ tiếp xúc, hệ lụy với những chính sách bất cập đầy mâu thuẫn, chồng chéo lên nhau.
Diệt trừ tham nhũng: Hầu thoát ra khỏi nền kinh tế tư bản hoang dã phục vụ các nhóm lợi ích, nhất là các tập đoàn kinh tế, phá hoại tài nguyên thiên nhiên, bòn rút của công làm giàu cho cá nhân trong khi lao động chân chính phải khổ sở với đồng lương thấp trước sự leo thang của vật giá. THAM NHŨNG HOÀNH HÀNH THỐNG LĨNH TOÀN XÃ HỘI!
Diệt trừ tham nhũng: Sẽ không còn gian dối lấn át, danh dự bị chà đạp, các thang giá trị trong xã hội bị đảo lộn, sự tự trọng tối thiểu không còn khi người ta sẵn sàng làm đồ giả để dâng cúng Quốc tổ, Quốc mẫu! Sẵn sàng tranh cướp trong các lễ hội! Những Festival hoa, tổ chức thi hoa hậu…Đó là những dịp bòn rút tiền thuế của dân!
Nguyên nhân trực tiếp của hiện tượng suy thoái đạo đức: sự thiếu nhân cách của những lãnh tụ không do dân bầu! Chỉ biết dùng bạo lực để nắm chính quyền!
Diệt trừ tham nhũng: Về giáo dục sẽ thoát ra khỏi sự tụt hậu, đào tạo kém chất lượng, tốt nghiệp xong đại học không biết làm nghề gì !
Diệt trừ tham nhũng: Về y tế sẽ vượt qua bệnh tật, nghèo đói, môi trường ô nhiễm, thiếu đạo đức nghề nghiệp của thầy thuốc!
Diệt trừ tham nhũng: Về khoa học và công nghệ sẽ tạo nên sự phát triển của đất nước và cuộc sống của người dân. Việt Nam đang thiếu các chuyên gia đầu đàn ở mức độ am hiểu sâu sắc lĩnh vực chuyên môn, cái gì cũng biết nhưng sự cần biết không thực biết!
Diệt trừ tham nhũng: Sẽ tạo ra một nền ngoại giao lành mạnh vì hiện tại quan hệ đối ngoại là môi trường đại tham nhũng! Dự án ODA của Nhật, vụ in tiền polymer ở Úc… vụ máy bay giải cứu, các đầu nậu thiết bị y tế trong mùa dịch Covid !  Các vụ nhỏ hơn thì nhiều vô kể! Quốc nhục! Quốc nhục!
-Từ trong tù, nơi trại Xuân Phước còn gọi là Thung Lũng Tử Thần, có câu chuyện ‘Ông Vua nhỏ trong tù’, như mọi tù nhân trọng án khác nhưng ông thích làm vua, do đó cũng phải giữ lễ một chút cho xứng với cái địa vị mong ước dù chỉ là không tưởng của mình, song trước cái đói khắc nghiệt như ở Trại Trừng giới này ‘nhà vua’ đã không chịu nổi, nên kín đáo chặt gọn những quầy chuối và lấp lại dưới những làn cây như tự nhiên chuối rụng. Một hôm các cai tù bắt gặp với hình phạt, chúng bắt ông hãy ăn cho hết cả một quầy chuối sẽ tha cho… cuối cùng ‘nhà vua’ chỉ còn biết quỳ gối để lạy…vì nếu nếu ăn thật sẽ nằm chết tại chỗ!
Diệt trừ tham nhũng: Hãy cho chúng ăn và ăn tại chỗ cho đến hết số tài sản chúng cướp của dân! Riêng tại Hà Nội quý phu nhân cán bộ VC phải ngồi xuống bên cạnh chồng mà cùng ăn vì dân gian có câu ‘ra Hà Nội phải gánh đô la, chung ông chung một, chung bà chung đôi’!
Diệt trừ tham nhũng: Sẽ không còn các công ty Trung Quốc thắng thầu phần lớn các dự án trọng điểm quốc gia của Việt Nam. Trung Quốc với lối làm ăn bá đạo, không minh bạch, sẵn sàng mua chuộc, lại quả, nên dễ thắng phần lớn các gói thầu lớn ở Việt Nam.
Theo ước tính, Trung Quốc chiếm khoảng 50% giá trị thầu trong vòng 10 năm nay, đặc biệt Trung Quốc thắng thầu tới 90% các dự án trọng điểm về điện, dầu khí, viễn thông, cơ khí, hóa chất và 100% dự án khai khoáng. Trong việc thực hiện các dự án này, Trung Quốc đưa nhiều lao động đi theo, kể cả các hình thức bất hợp pháp, thậm chí hình thành những khu cư trú đặc biệt cho người Hoa. Như tại Bình Dương với cả khu đô thị riêng thật hiện đại gọi là Đông Đô!  Ngoài ra, nhiều chính quyền địa phương còn cho công ty Trung Quốc thuê rừng, thuê bờ biển hàng nửa thế kỷ, kể cả những nơi nhạy cảm nhìn từ góc độ an ninh quốc gia. Cụ thể cả chục ngàn công nhân Trung Quốc vào Cà Mau cùng hàng vạn - vạn Hán gian vào Tây Nguyên nhưng thảy đều trót lọt, so sánh những sự khó dễ của các công an khu vực với chính dân mình trong việc tam trú tạm vắng! Như vậy nếu không tham ô nhũng lạm từ Trung ương làm sao có thể trót lọt với số người nhập cư bất hợp pháp như thế?!
Một vấn đề nữa là Việt Nam ngày càng vay nợ từ Trung Quốc. Theo số liệu chính thức của Bộ Tài chính Việt Nam, nợ từ Trung Quốc tăng rất nhanh, gấp 10 lần chỉ trong 4 năm (1,4 tỉ USD năm 2009). Nếu khuynh hướng này tiếp tục, chẳng bao lâu Trung Quốc sẽ trở thành chủ nợ lớn nhất và lớn áp đảo đối với Việt Nam.
- Diệt trừ tham nhũng: Từ bỏ chủ nghĩa CS!
- Đảng CS muốn tự cứu mình, khỏi chạy tháo thân: Từ bỏ chủ nghĩa CS
Điều này tôi đã nói thẳng với các đoàn công an làm việc với tôi từ mấy năm qua: Hãy vứt ngay thứ học thuyết Mác Lê Mao, hãy trở về với Cộng đồng Dân tộc để cứu chính mình và đồng bào!
Các anh không thể chạy hết qua Trung Quốc hay Bắc Triều Tiên, may ra chỉ có thành phần chóp bu ở Trung ương và Bộ chính trị, còn chúng ta đều là nạn nhân của tầng lớp thống trị tham ô nhũng lạm, chắc chắn sẽ ở lại đây thôi! Vậy hãy cùng nhau khởi đầu vận hội mới ngay từ bây giờ!
Mọi chân giá trị sẽ đến nếu chúng ta biết khởi đầu!
Và xin nguyện cùng nhau không sợ hãi vì nơi đây mọi sự khởi đầu đều thường từ sự kết thúc!
 
Mục lục
Tổng quan
Dẫn nhập
I. Tham nhũng chính trị tại Việt Nam
II. Viễn cảnh chính trị ở Việt Nam
          1.Nông dân và người lao động ở nông thôn
          2. Người lao động thành thị
          3. Tư sản
          4. Giới công chức và trung lưu
          5. Nhà nước yếu hay mạnh?
          6. Các lực lượng xuyên quốc gia
          7. Sau chế độ một đảng sẽ là gì?
III. Tham nhũng và khoảng cách cuộc sống ở VN 
IV. Việt Nam vẫn tiếp tục là một trong những quốc gia tham nhũng nhất thế giới
V. Chuyển đổi văn hóa tham nhũng
VI. Tham nhũng trên phạm vi toàn cầu và Việt Nam
1 Tác động của tham nhũng ở Việt Nam
2 Làm kinh tế bằng cả lực lượng súng đạn
3 Chống tham nhũng là một quá trình lâu dài
4 Đất nước còn trơ lại khung xương
5 Thời điểm đã đủ để thay đổi
VII. Hậu quả chống tham nhũng: Sự trả thù!
1 Các nhà đầu tư quan ngại
2 Nguy cơ với những người chống tham    nhũng

VIII. Các chế độ độc tài thường tự đào huyệt chôn chúng trước khi chúng bị tiêu diệt
1 Tham nhũng là một trong những hiện tượng phổ biến của nhân loại
2 Mức độ khác biệt về tham nhũng giữa các chế độ
3 Tham nhũng trầm trọng tại các quốc gia độc tài
4 Tham nhũng giữa các nước độc tài cũng khác nhau
5 Tham nhũng: Giới lãnh đạo CSVN sống trong trạng thái tâm lý phập phồng của những người yểu mệnh
6 Đảng Cộng sản và chính quyền Việt Nam đang tự đào huyệt cho mình
 IX. Cái giá của nạn tham nhũng          
1 Phân bổ nguồn lực không hợp lý
2 Tiếp tay cho các chính sách và các điều luật sai lầm và vô trách nhiệm
3 Mức độ đầu tư thấp hơn
4 Giảm cạnh tranh và tính hiệu quả
5 Giảm nguồn thu của nhà nước đối với các hàng hóa và dịch vụ thiết yếu
6 Tăng chi tiêu công cộng
7 Giảm năng suất và không thúc đẩy được sự sáng tạo
8 Tăng chi phí kinh doanh
9 Giảm mức độ tăng trưởng
10 Giảm cơ hội việc làm trong khu vực tư nhân
11 Giảm số lượng công việc có chất lượng trong khu vực nhà nước
12 Tăng nghèo đói và bất bình đẳng
13 Xói mòn tính nghiêm minh của pháp luật
14 Gây trở ngại cho các cải cách dân chủ theo định hướng thị trường
15 Tăng bất ổn định chính trị
16 Tăng tỷ lệ tội phạm
X. Sôi sục chống tham nhũng giả hiệu
1 Nhiều người biết, nhưng ít người tố cáo
2 Doanh nghiệp: chi phí “đen” tới 10%
XI. Tham nhũng thể hiện qua bộ mặt thành thị và nông thôn
1 Mức thu nhập và thực tế trên thị trường tiêu thụ
2 Khoảng cách nông thôn - thành thị là một sự cách biệt sâu xa
XII. Xóm nghèo nơi đô thị
1 Hàng triệu người thành phố vẫn còn trong điều kiện sinh hoạt khó khăn
2 Giá nhà đất 'trên trời
3 Tham nhũng gây hậu quả môi trường ô nhiễm
4 Không ai nhận mình là cha của kẻ cướp
5 Tham nhũng lâu nay chưa có CSGT nào vi phạm?            
6 Mãi lộ: Ghê hơn cướp cạn! 
7 “Hạch” cho ra lỗi để... “làm luật”
8  Mãi lộ ở Hà Nội .
XIII. Tham nhũng: Bất an trong dân, hỗn loạn toàn xã hội
Việt Nam,  những vụ tham nhũng nổi tiếng
Tham nhũng đất đai ở Việt Nam rất lớn
Nạn phong bì ở bệnh viện
Rửa tiền tham nhũng tại thị trường chứng khoán
Bây giờ tham nhũng là gì? Phạm Quế Dương
Vấn đề tham nhũng với thanh niên
Tham nhũng đồng hành cùng tăng lữ
Chống tham nhũng không có lời giải
Tham nhũng là tự đào huyệt
Cộng cụ nhận dạng tham nhũng
Kết luận:
 
Tham nhũng: Chơi với Việt cộng rút chân ra không què cũng bại ! 
I. Lo ngại
II. Vấn đề tham nhũng, hối lộ tại VN đã hết thuốc chữa!
III. Phép lạ chống tham nhũng: Không có phép lạ!
IV.Tham nhũng: Chơi với VC rút chân ra không què cũng bại!
V. Minh bạch và trách nhiệm giải trình.
VI. Con người vẫn là cái gốc của mọi quan hệ.
VII. Việt Nam đang thiếu hẳn một Tổng Công Trình Sư
VIII. Tham nhũng di căn đến nền bóng đá sạch!
IX. Tham nhũng di căn đến các nhà khoa học Việt!
X. Việt Nam: Chúng tôi muốn thay đổi!
XI. Dân chủ pháp trị: Diệt trừ tham nhũng!
XII. Bài học lịch sử: Nhân cách lãnh tụ định hình nhân cách quốc gia.

Hết








 
Sinh hoạt của Viện Việt-Học trong tháng Mười Hai, 2024 
Kính mời đồng hương tham dự những sinh hoạt sau cùng của Viện Việt-Học tại trụ sởViện Việt-Học, 15355 Brookhurst St., Ste. 222, Wesminster, CA. 92683.Chúng tôi sẽ thông báo khi có được địa điểm thích hợp để tái hoạt động, đánh dấu quá trình 25 năm Viện Việt-Học trong năm 2025.
Tòa soạn
Do công ty Saigon News LLC thực hiện
Editor-in-chief: HOÀNG DƯỢC THẢO
Director of Marketing: ANDY TRƯƠNG
Với sự cộng tác của: LÊ TẤT ĐIỀU, HOÀNG NGỌC NGUYÊN, NGUYỄN THỊ CỎ MAY, TRẦN TRỌNG HẢI.

Email: saigonweeklyonline@gmail.com

Thư từ bài vở: 702-389-5729

Quảng cáo: 702-630-0234

702-426-4404

Hotline: 702-426-4404

back top