-
Truyện Đoàn Thị: Nữ Hoàng “Liều”
Sàigòn bị đổi tên, bố mẹ tôi bị “mất dạy”, thầy cô giáo ra chợ trời kiếm sống. Bố thu mua radio, bàn ủi, quạt máy…, mẹ vào nhà người ta mua quần áo, giặt sạch, sửa vá, cắt may thành áo con nít bán.Vài năm chạy chợ trời, thầy cô nâng cao tay nghề chuyển sang mua mão thùng quà Mỹ phân loại thuốc tây, vải, son phấn, bánh kẹo… bán lẻ.
-
Điệp Mỹ Linh, Tự truyện của Tí
Một buổi chiều im vắng bên dòng sông Cái Lớn. Theo hướng gió mơn man trên rừng dừa nước, Tím đẩy mái chèo một cách khoan thai, nhẹ nhàng. Chiếc xuồng nhỏ rẻ nước, lặng lờ trôi ngang đồn Nghĩa Quân. Tiếng đàn và tiếng hát nghe văng vẳng xa xa. Khi xuồng đến gần, Tím thấy một người lính đang ôm “cây đàn số 8” - do trẻ em trong làng đặt tên; vì không đứa nào biết cây đàn này tên là Guitar mà chỉ thấy thùng đàn giống như số 8 - ngồi trên hầm chống pháo kích. Người lính cứ say sưa hát:
-
Nguyễn Duy An 35 NĂM MỘT CHUYỆN TÌNH
Ngày mới về làm giám đốc phụ trách khoa học và kỹ thuật cho National Geographic, khi tìm thuê thư ký, tôi đặt điều kiện với văn phòng phụ trách nhân viên (Human Resources) rằng tôi cần một người có bằng về văn chương và "quen biết" công việc của National Geographic để giúp tôi soạn thảo và sửa chữa văn bản vì tôi là người ngoại quốc. Lúc bấy giờ Christine đang làm bên thư viện của tòa báo, đã từng giúp biên soạn những bài viết về Thuyền Nhân Việt Nam vào đầu thập niên 1980, gọi điện thoại xin gặp tôi chứ không nộp đơn theo đúng thủ tục.Mấy ngày sau, đúng hẹn, vừa vào văn phòng, chị đã mở lời ngay: "Có lẽ Duy đã tìm hiểu về tôi qua văn phòng nhân viên trước rồi, phải không? Tôi đi thẳng vào vấn đề nhé: Tôi đã làm ở đây hơn 20 năm rồi, chồng tôi mới mất, hai con đã lớn, tôi có thể về hưu sớm nhưng thấy Duy xuất thân là một thuyền nhân tỵ nạn, và tôi tin chắc chắn mình dư khả năng và điều kiện làm thư ký riêng cho Duy nên tôi muốn giúp Duy thành công ở đây. Được không?" Lẽ ra tôi là người phỏng vấn Christine, nhưng ngược lại, chị ấy đã "phỏng vấn" tôi hơn một tiếng đồng hồ rồi kết luận: "Tôi sẽ nộp đơn đúng theo thủ tục, hy vọng Duy không từ chối chứ?" Và mấy tuần sau, Christine đã xin chuyển về làm thư ký riêng cho tôi.
-
• Tiểu Thư: Tình yêu thời coronavirus: triệu đóa hoa hồng
Chàng họa sĩ miệt mài vẽ. Chàng vẽ từ sáng sớm đến tối khuya. Lúc không vẽ, tức lúc ngủ, ăn, uống, làm vệ sinh…chàng nghĩ đến ý tưởng, chủ đề, màu sắc, kỹ thuật của tranh. Chàng sống cho hội hoạ cả ngày lẫn đêm.Thực ra không hoàn toàn thế. Chàng cũng nghĩ đến nàng, cô gái trên lầu cao chàng yêu thầm nhiều tháng nay. Nói cho đúng hoàn toàn, chàng sống cho hội hoạ cả ngày lẫn đêm vì nàng, cô gái trên lầu cao ấy.
-
• Truyện ngắn Cảm Xúc CHÚNG TA NỢ NHAU MỘT LỜI XIN LỖI
Cô giận chính bản thân mình đã không tìm hiểu mọi việc thật kỹ càng, để rồi đánh mất đi tình yêu. Nước mắt cô cứ thế lăn dài trên má.Lặng lẽ đến bên mộ anh với một bó hồng, cô đặt nó xuống, lần này cô không khóc. Chỉ đứng ngắm nhìn di ảnh của anh, một gương mặt hiền hậu, thông minh – người cô đã yêu và rất yêu. Cô nói với anh. “Anh, em yêu anh. Em mãi yêu anh. Chúng ta đã nợ nhau một lời xin lỗi”.
-
• Nguyễn Thị Thanh Dương, Xu ơi... !!!
Chị Ngâu ăn xong món bún thịt nướng chán chê thỏa thuê còn lại một ít thì không ăn nổi nữa. Chị đẩy những đĩa đồ ăn thừa sang một bên.Nhà hàng này nổi tiếng với món bún chả Hà Nội của miền Bắc dù nhà hàng ở thành phố Sài Gòn miền Nam.Chồng chị, anh Cheng vừa đứng lên đi về phía cuối nhà hàng tìm nhà vệ sinh, chỉ còn hai mẹ con chị trước mặt bàn với bát đĩa, và đồ ăn thừa ngổn ngang. Thằng Vàng của chị mới lên 4 tuổi chỉ nhâm nhi ăn mấy miếng thịt nướng với bún rồi quay ra uống nước ngọt, nhất định không ăn thêm miếng thịt nào nữa…
-
• Nguyên Nhung: Câu Chuyện Của Một Cây Chanh
Khởi đầu như mọi thứ, mọi loài hiện hữu trên cuộc đời, tôi cũng có cội nguồn, tổ tiên. Bắt đầu từ một chiếc hột được vứt lăn lóc trong đám cỏ hoang sau vườn, tôi ngoi mình lên và bắt đầu một sự sống, giống như sự bắt đầu của con người, cũng bằng giọt máu tượng hình trong lòng mẹ. Tôi được ủ trong lòng đất, sau một vài cơn mưa, tôi cựa mình tách ra mầm sống, một cây chanh non ra đời. Sự ra đời thật tự nhiên không hề tính toán, như là cha mẹ tôi không hề nghĩ rằng có những đứa con ra đời bằng cách ấy, nhưng dù bằng cách này hay cách khác, nơi nào tôi lớn lên thì đấy là quê hương, mạch đất nuôi sống tôi thì tôi phải mang ơn và quấn quýt, như con người ai cũng phải có tổ quốc.
-
• Nguyễn Thị Thanh Dương: Chuyện Mẹ Chồng…
Liên là bạn vai em, chúng tôi gặp nhau và quen biết nhau ở chùa. Mỗi Thứ Bảy cuối tuần tôi thường đi lễ chùa và Liên cũng thế. Thỉnh thoảng nàng hay than thở về bà mẹ chồng khó tính khó ưa.Liên mới sang Mỹ được chừng 5 năm, có hai đứa con, nàng làm nail, chồng tên Hải làm thợ hàn trong hãng xưởng. Vợ chồng con cái đang ở chung với cha mẹ chồng thì đùng một cái bà mẹ chồng tuyên bố “đuổi” gia đình Hải ra ở nơi khác.Liên đã vừa khóc vừa kể:– Mẹ chồng em hắc ám lắm chị ơi, hồi đó bà phản đối không cho anh Hải về Việt Nam cưới em. Bởi vậy bà ghét em, chê em con nhà nghèo, bà nghi ngờ em đi làm dấm dúi gởi tiền về Việt Nam cho cha mẹ anh em.
-
CƠN NÓNG NỰC “Atsusa” của Hoshi Shinichi , Quỳnh Chi dịch
Một buổi trưa hè. Không khí nóng bức đọng lại một chỗ không làm dậy nổi dù chỉ một làn gió nhẹ. Con khuyển uể oải đờ đẫn nằm xoài trong bóng mát, cây ngô đồng cổ thụ nơi góc phố cũng không rung nhẹ được dù chỉ một chiếc lá.Và trong đồn cảnh sát dưới gốc cây ngô đồng ấy, người cảnh sát vẫn ngồi yên trước chiếc bàn con, đưa mắt vào giấy tờ gì ấy, xong cơn nóng nực này khiến đầu óc ông không nhập tâm được những điều ghi trên giấy.Một người đàn ông còn trẻ có vẻ hiền lành không biết từ đâu bỗng xuất hiện, đứng trước đồn cảnh sát. Cứ như thể là chàng ta từ trong không khí nóng nực bước ra.
-
TRUYỆN NGẮN LỆ HẰNG: ĐẠI ÂN NHÂN
Từ Đông sang Tây, từ Cổ chí Kim, và có lẽ đến muôn đời, hai tiếng “Sạch”và “Bẩn” luôn luôn là hai thái cực đối nghịch nhau, xung khắc lẫn nhau, chẳng bao giờ hòa hợp với nhau được. Ngôn ngữ Việt Nam quả là phong phú, đa dạng. Cũng vẫn hai tiếng “Bẩn” và “Sạch”, nhưng hai tiếng ấy nếu được dùng trong bối cảnh khác, hoàn cảnh khác, trường hợp khác..., thì ý nghĩa của nó lại thay đổi một cách ý nhị, đôi khi lại còn phải hiểu ngầm, hay trái ngược lại, mới nghiệm ra được sự thâm thúy, đúng nghĩa một cách hoàn hảo.
-
• Nguyễn Ngọc Duy Hân, Chuyện Buồn Thời \"Cô Vi\"
Kim uể oải dọn dẹp trước khi rời nhà Dưỡng Lão. Công việc thật nhàm chán, hằng ngày phải tiếp xúc với những người già đa số khó tính, một số lại to con mập phì làm Kim phải hao tốn sức lực khi giúp họ. Kim đang cố gắng vừa làm vừa học, hy vọng mau xong chương trình để có thể tìm được việc làm tốt hơn, không phải phục vụ ở căn nhà người già này nữa. Nói vậy chứ dù sao Kim cũng yêu nghề, hơn nữa đồng lương cũng khá nên cô cũng vui và thấy ca làm việc qua mau. Hơn nữa nhà già cũng có những vị cao niên rất dễ thương, tỉnh táo không hành hạ yêu sách Kim hoặc các nhân viên khác.
-
• Truyện Nguyễn Nhung: Ngờ Chiếc Đồng Hồ Khách Để Quên
Trên con đường ở thành phố Hoschton, có tiệm giặt hiệu "Diana". Bà chủ là Henry đã 72 tuổi. Chồng bà, ông Henry qua đời chưa được bao lâu, bỏ lại mình bà cô đơn trong ngôi nhà trống vắng. Việc kinh doanh đã ngưng từ lâu, song bên ngoài, tấm biển hiệu "Diana" vẫn còn hiện diện. Sau một lần bệnh nặng, nghĩ không còn sống bao lâu nữa, bà nhờ công ty đấu giá quảng cáo bán đấu giá tài sản của mình. Chỉ có điều khó hiểu là gắn liền với nhà đất bán đấu giá còn có chiếc đồng hồ quả quýt bình thường, không chỉ vậy, bà ra giá chiếc đồng hồ cao hơn nhiều so với giá nhà đất.
-
• Truyện Đào Anh Dũng: Vé số cuộc đời
Trưa hôm ấy, trong khi bạn bận tiếp khách đến uống cà phê, ông Thành ngồi một mình, đọc báo cho qua thời giờ. Lướt mắt qua cột tin tức nói về “một bộ phận không khí lạnh tăng cường sẽ ảnh hưởng đến các tỉnh miền Bắc rồi lan xuống miền Trung…” ông cảm thấy buồn cho tiếng Việt của mình. Tâm trí còn đang trầm ngâm, tư lự, bỗng có một bàn tay chìa vài tấm vé số trước mặt làm ông giật mình. Ðó là một thiếu niên khoảng 11, 12 tuổi, đầu đội nón kết đỏ đã bạc màu, áo quần cũng đã cũ mèm nhưng không đến nỗi vá chùm, vá đụp.
-
Truyện Marjorie Bannard, THÂN TRỌNG SƠN dịch và giới thiệu: CÂY HỒNG VÀNG
Nhân vật trong truyện không hề có tên, lai lịch, thân phận cũng không rõ. Người xưng tôi, tức là nhân vật – người thuật chuyện, là một phụ nữ trong thời kỳ phục hồi sức khoẻ sau cơn bệnh, chọn sống cô đơn, không muốn giao tiếp. Nhân vật thứ hai cũng là một phụ nữ, ở nhà đối diện, cũng một mình và lựa chọn để sống cô đơn.Gạch nối giữa hai người là một “nhân vật ” im lặng, không nói, không cảm xúc. Đó chính là cây hồng vàng trồng bên đường, mà chỉ cần cái bóng cây chiếu lên tường, giúp người nữ bên này quan sát người nữ bên kia, và phát hiện lắm điều thú vị. Cái bóng rọi cho thấy chậu cây gieo hạt mầm đang nhú lên. Cái bóng tạo ra sự tương phản giữa cô đơn, mặc cảm thu mình, và cuộc sống mới, mời chào, hy vọng.
-
• Trương Văn Dân: ĐỜI ĐỔI THAY BIẾT BAO LẦN
Buổi sáng “cafe liên lục địa”, anh Đặng Châu Long cao hứng ngâm bài thơ “nhật ký Chinese Virus” của nhà thơ Nguyên Cẩn vừa sáng tác, ngôn ngữ như vẽ lên một bức tranh buồn và đầy lo ngại trên toàn thế giới:
-
• Truyện Đỗ Thu Hồng: BAO GIỜ MỚI QUA ĐẠI DỊCH
Bóng đêm lan tràn từng con đường, từng góc phố. Lạnh lẽo và im ắng như trong truyện liêu trai. Không một bóng người, không một tiếng động. Chỉ có tiếng gió xào xạc len qua cây cỏ đẫm sương khuya hắt vào nàng, nghe lạnh ngắt! Tháng tư rồi mà trời bỗng nhiên trở rét. Đêm nay nàng về nhà trong cái lạnh căm căm, âm mấy độ C! Violette kéo cao cổ áo và siết lại cái khăn choàng: “ Thời tiết thất thường quá! Ban ngày nắng nóng, ban đêm thì lạnh tê cóng!”. Vừa nghĩ nàng vừa vội vã đi nhanh về phía nhà mình. Từ chỗ đậu xe đến nhà nàng chỉ cách có một đoạn đường ngắn mà nàng thấy sao mà xa xôi vì cái không khí im lìm lạ lùng của khu phố trong những ngày cách ly nghe hơi rờn rợn! Tiếng bước chân nàng lại càng khua vang trong cái không gian tĩnh mịch ấy. Nó khiến nàng tưởng chừng như cả vũ trụ đã dừng lại, chỉ có nàng cô độc cùng những ngôi sao không ngừng nhấp nháy trên cao.
-
Đi Coi Bói
Nhạn khều khều tay Hân, thầm thì, vẻ quan trọng : “Tao mới biết ở X. có một bà thầy bói hay lắm. Chuyện xưa, chuyện nay, nghe cứ vanh vách ấy. Hôm nào tao với mầy đi coi thử cho biết.”. Từ nhỏ đến lớn, Hân chưa đi xem bói bao giờ nên nghe Nhạn rủ, tự nhiên thấy háo hức : “Mầy đi coi rồi hả, sao biết hay vậy ?” Nhạn vẫn chưa hết vẻ quan trọng : “Tao chưa, nhưng chị Ngân tao đi rồi. Này nhá, bà í nói chị Ngân tao có phận làm mẹ chứ không có phận làm vợ, bà í ở xa sao biết được chồng chị Ngân đi đào vàng mất tích, tài ghê chưa !…”. Chuyện chồng chị Ngân đi sáu năm rồi không có tin tức gì thì Hân có biết. Nhạn còn kể quảng cáo thêm một lô một lốc chuyện về bà thầy bói linh thiêng thế này, tài giỏi thế kia, rồi hai đứa nghéo tay Chủ Nhật tới sẽ đèo nhau đi coi, nhưng phải đi thật sớm, chứ Chủ Nhật là đông người lắm, xếp hàng cứ thành từng dãy dài, đi trễ một chút có mà chờ dài cổ…
-
• VƯƠNG HẰNG TÍCH, TRANG HẠ chuyển ngữ
Hai mươi ba năm trước, có một người con gái trẻ lang thang qua làng tôi, đầu bù tóc rối, gặp ai cũng cười cười, cũng chả ngại ngần ngồi tè trước mặt mọi người. Vì vậy, đàn bà trong làng đi qua cô gái thường nhổ nước bọt, có bà còn chạy lên trước dậm chân, đuổi “Cút cho xa!” Thế nhưng cô gái không bỏ đi, vẫn cứ cười ngây dại quanh quẩn trong làng.
-
• Truyện Thái Phương, Người Con Nào Thì Cũng Thương Mẹ.
Chúng tôi đưa tiễn, hắn giơ tay chào tạm biệt ‘Sayônara !’. Rồi trong lúc mọi người không để ý, hắn kín đáo chắp tay lạy về phía tôi một lạy. Tôi hiểu ý nghĩa của cái lạy đó nên chỉ gật đầu cho hắn yên tâm và giơ tay chào tạm biệt: ‘Sayônara!’. Bây giờ tôi có bổn phận đem cái lạy đó ra Bắc, cùng với lời dặn hắn sẽ trở về. Và đầu óc tôi cứ miên man nghĩ đến bài ca của người du tử:Từ mẫu thủ trung tuyếnDu tử thân thượng y…
-
• Nguyễn Thị Thanh Dương: Đi Chợ Thời Đại Dịch
Tình hình kinh tế toàn cầu đang điêu đứng. Thị trường chứng khoán Mỹ đang lao dốc thê thảm kể từ khi dịch Coronavirus xuất hiện ở Vũ Hán Trung Quốc và lan tỏa ra hàng trăm quốc gia trên thế giới. Hôm nay thứ sáu 13 năm 2020 ông Trump tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc giaVùng chị Bông ở thời tiết chợt lạnh và lê thê mưa cả ngày, phụ họa cho lời tuyên bố của tổng thống trước tin buồn hiểm họa của đại dịch được mang tên Covid- 19 đang tràn vào nước Mỹ
Sinh hoạt của Viện Việt-Học trong tháng Mười Hai, 2024
Kính mời đồng hương tham dự những sinh hoạt sau cùng của Viện Việt-Học tại trụ sởViện Việt-Học, 15355 Brookhurst St., Ste. 222, Wesminster, CA. 92683.Chúng tôi sẽ thông báo khi có được địa điểm thích hợp để tái hoạt động, đánh dấu quá trình 25 năm Viện Việt-Học trong năm 2025.
Tòa soạn
Do công ty Saigon News LLC thực hiện
Editor-in-chief: HOÀNG DƯỢC THẢO
Director of Marketing: ANDY TRƯƠNG
Với sự cộng tác của: LÊ TẤT ĐIỀU, HOÀNG NGỌC NGUYÊN, NGUYỄN THỊ CỎ MAY, TRẦN TRỌNG HẢI.
Email: saigonweeklyonline@gmail.com
Thư từ bài vở: 702-389-5729
Quảng cáo: 702-630-0234
Hotline: 702-426-4404