• Nguyễn Sinh: Gái mại dâm Saigon mùa cô-vít

Tin Tức

Gái mại dâm Saigon mùa cô-vít

Nguyễn Sinh




Một thời gian dài do dịch bệnh, theo lệnh chính quyền, ở Sài Gòn cùng những địa phương khác, hầu hết các khu vực tập trung đông người, trừ những địa điểm thiết yếu, đều buộc phải đóng cửa, tạm nghỉ. Dĩ nhiên các loại kinh doanh như quán nhậu (cả “ôm” lẫn “không ôm”), quán cà phê, quán bar, nhà hàng, karaoke, mát-xa, vũ trường… cũng không nằm ngoài ngoại lệ.

Cũng từ những quán nhậu, quán bar, karaoke, vũ trường… không ít các chị em tiếp viên, săn sóc viên, phục vụ… cũng phải đành tạm nghỉ việc, chờ thời. Với các chị em có dư chút ít “của ăn của để” trước đó hay những người biết tiện tặn tiết kiệm để dành thì không nói làm gì nhưng thật sự phần lớn trong số họ lại chưa hề chuẩn bị sẵn tâm lý “thất nghiệp bất ngờ” kiểu này. Thế là họ lại túa ra đường, bất chấp Covid 19 hay 20, tiếp tục cái nghề bất đắc dĩ của họ.



Ở một con hẻm số 12 khá rộng rãi  xe tải có thể ra vào, sát cạnh Khu du lịch Suối Tiên (quận 9, Sài Gòn), từ 9 giờ đêm trở đi lúc bình thường khá vắng người. Thế nhưng từ ngày các quán xá buộc phải đóng cửa do dịch bệnh Covid-19, nó lại trở nên nhộn nhịp khác lạ. Một cô bạn “thổ địa” của chúng tôi có tên Hương “đen” (trước kia cô Hương “đen” này cũng từng mở quán cà phê đèn mờ nhưng sau cặp được một ông đại gia ngành sản xuất vật liệu ở địa phương chu cấp các thứ khá đầy đủ nên đã nghỉ, hiện chỉ ở nhà hành nghề cho vay lấy lãi). Hương “đen” cho biết: “Mấy đứa con gái ăn mặc diêm dúa đứng ngoài hè đường kia là tiếp viên karaoke, mát-xa vừa mới nghỉ việc ở chỗ làm mấy tuần nay đó. Tụi này đang “vã” nên “mò” ra đây kiếm chác!”.

Theo sự “chỉ điểm” của Hương “đen”, chúng tôi thử dong xe máy qua chỗ có 2-3 cô gái đang đứng túm tụm quanh một cây cột điện. Quả nhiên, dưới ánh đèn đường tuy không đủ sáng nhưng người qua đường vẫn dễ nhận thấy lớp phấn son lòe loẹt trên gương mặt của những phụ nữ với đủ lứa tuổi 20, 30 thậm chí 40. Nghe rằng tuy đang rất “vã tiền” đấy nhưng họ vẫn diện cho mình những bộ quần áo sao cho thật mát mẻ (chú ý không thấy ai chịu đeo khẩu trang, chắc e ngại khách không nhìn được gương mặt xinh xắn của mình!) nhằm cố tình “câu” bằng được khách “tìm hoa”.

Thoáng thấy chúng tôi dừng xe lại, hai cô gái nhoài người ra, ngoắc tay hỏi ngay: “Ði chơi không mấy anh?”. Anh bạn ngồi sau xe máy tôi hất hàm hỏi. “Ði nhiêu?”. “3 trăm rưỡi một người, một giờ nha anh, bãi đáp tụi em lo”. Anh bạn tôi trả lời. “200 ngàn được không? Nhậu hết mẹ tiền rồi!”. Cô gái còn lại nghe vậy lập tức bĩu môi: “200 về nhà với vợ đi mấy ông anh! Tụi này cực chẳng đã mới hạ giá 350. Chứ mấy hôm chưa có dịch, tụi này đi 700-800 một dù là chuyện nhỏ!”. Chúng tôi vờ chê đắt rồi phóng xe bỏ đi. Hai cô gái lại quay trở về chỗ cũ của mình, từ xa chúng tôi còn loáng thoáng nghe được mấy tiếng chửi thề…



Vẫn theo lời Hương “đen”, nơi khu nhà cô đang cùng thuê trọ còn có mấy trường hợp các cô tiếp viên từ các tụ điểm hát với nhau, karaoke, vũ trường…thuê ở vì họ hầu hết là dân xuất phát từ các tỉnh (nhiều nhất thuộc khu vực Ðồng bằng sông Cửu Long). Thông qua sự giới thiệu của Hương “đen”, chúng tôi tiếp cận và làm quen được Thu Thủy, năm nay mới 22 tuổi, quê Tiền Giang, vốn là tiếp viên của tụ điểm karaoke A.T trên đường Ðặng Văn Bi (Thủ Ðức). Thu Thủy tâm sự: “Thú thật với các anh em làm tiếp viên bên đó lương “cứng” chỉ có 2 triệu rưỡi một tháng, thu nhập còn lại từ khách “bo” hoặc “đi bay” (mỗi lần 700 – 800 ngàn, “má-mì” thu lại 200 ngàn). Tính ra bình quân mỗi tháng cũng được tầm 20 “chai”. Mùa dịch bệnh, tụ điểm karaoke có lệnh đóng cửa, em phải ở nhà. Thỉnh thoảng em tìm lại số điện thoại mấy ông khách quen biết trước đây chủ động chào mời nhưng nói chung thời điểm này không hiểu sao ai cũng ngán ngại đi chơi nên có tuần chỉ kiếm được chừng hơn triệu bạc…”.
Tôi thử hỏi: “Mùa dịch bệnh nguy hiểm thế này, em không sợ “dính” Covid-19 hay sao?”. Thu Thủy cười đáp: “Ai bệnh mình nhìn qua là biết ngay chứ anh (?). Với lại khách của em toàn là khách quen không à, chắc không có vụ đó đâu!”. Tôi nói tiếp: “Sao biết được? Có khi họ vừa đi nước ngoài về thì sao hoặc mấy người Việt kiều về nước trốn cách ly?”. Thu Thủy lại lắc đầu: “Không có đâu anh à! Còn Việt kiều hả, em nhìn sơ qua là biết liền. Loại đó thời điểm này em chẳng bao giờ nhận đi.”

Trong khi ấy, tại một địa điểm khác là khu vực gần bến xe Miền Ðông cũ (đường Ðinh Bộ Lĩnh đoạn gần chân cầu Bình Triệu) trước đây hầu như lúc nào cũng ồn ào, tấp nập người xe qua lại nhưng vào những ngày “giãn cách xã hội” xem ra khá vắng lặng. Dù vậy nếu chú ý kỹ sẽ thấy không ít bóng dáng các “kiều nữ” đang đứng, ngồi ở quanh các hàng quán ven đường hoặc có những cô nàng vắt vẻo mông đùi trên các chiếc xe máy nhưng đôi mắt họ luôn chăm chú dõi theo những người đàn ông chạy xe hay đi bộ một mình nhằm “hóng khách”. Chúng tôi tìm hiểu thử từ cánh các anh em chạy xe ôm, Grab khu vực này được biết phần lớn cũng là các em út, tiếp viên từ các quán bia ôm, mát-xa, karaoke… nghỉ việc “đang đói” bèn dạt ra “kiếm ăn”. Anh Tài, một người chạy xe ôm lâu năm ở đây nói: “Bình thường khu này cũng có bọn cave đứng đường, nhưng tụi nó già chát, xấu hoắc, giá bèo lắm. Từ hồi có chủ trương giãn cách xã hội, gái gú túa ra đẹp hơn, trẻ hơn nhiều nhưng xem ra cũng khó kiếm ăn lắm!”

Từ một quán cà phê “cóc” vỉa hè, chúng tôi quan sát thấy suốt từ 7 giờ tối tới hơn 1 giờ sáng, nhiều cô gái cứ quyết tâm “bám trụ địa bàn”. Có người kêu ly cà phê, có người chỉ dám gọi cốc…trà đá. Họ xúm lại cùng bàn bạc những câu chuyện đời, chuyện người, chuyện quán bia ôm này, tụ điểm mát-xa kia rồi bọn này ở đây thu nhập khá, bọn kia ở chỗ khác cũng bèo nhèo như mình. Cũng vẫn những tiếng cười khanh khách bất cần đời nhưng sâu thẳm bên trong vẫn không che giấu được sự lo lắng cho một ngày làm việc không “lương” nếu không được “dù khách” nào.

Trong ánh đèn xe máy loang loáng họ bắt đầu chủ động bước ra thẳng thừng kêu réo, vẫy gọi khách qua đường trong các bộ váy ngắn hở hang, áo hai dây nóng bỏng. Nhưng, giữa mùa dịch bệnh đang hoành hành khắp thế giới như thế này, có lẽ nhiều anh trai dù rất muốn nhưng vẫn cố gắng quên đi thú vui xác thịt đang chào mời. Thế là khu vực “chợ tình” này lại thêm một phiên nữa ảm đạm khiến các cô gái bán phấn buôn hương lại buồn lòng, thất thểu… đợi chờ mùa dịch bệnh hãy nhanh chóng trôi xa…

 
Kiều Mỹ Duyên, Trao Đi Yêu Thương, Nhận Lại Hạnh Phúc
   Ảnh chup Các em cô nhi tại chùa Hoa Long Cổ Tự ở quận 9, Sài Gòn, ngày 10/12/2024. Một người làm việc thiện, 2 người làm việc thiện, trăm người làm việc thiện, ngàn người làm việc thiện, của ít lòng nhiều, người có khả năng khiêm tốn thì làm theo sức của mình, không có tiền thì làm việc bằng thì giờ, công sức của mình: đến chùa, viện mồ côi, nấu nướng, trồng bắp, trồng rau, nuôi gà vịt, heo, hay dạy học, dạy cho trẻ con mồ côi, cũng là làm việc thiện. ​​​​​​​          Trong xã hội, mọi người thương nhau, đùm bọc lẫn nhau, giúp đỡ lẫn nhau. Người Thượng không có kiến thức, người thiểu số bệnh cùi rất nhiều. Người Kinh dạy cho người Thượng ở sạch sẽ, biết tắm rửa hàng ngày thì đỡ bệnh tật. Thương yêu nhau, đùm bọc lẫn nhau, chăm sóc lẫn nhau, dạy bảo lẫn nhau, thì đỡ bệnh tật hơn.
Tòa soạn
Do công ty Saigon News LLC thực hiện
Editor-in-chief: HOÀNG DƯỢC THẢO
Director of Marketing: ANDY TRƯƠNG
Với sự cộng tác của: LÊ TẤT ĐIỀU, HOÀNG NGỌC NGUYÊN, NGUYỄN THỊ CỎ MAY, TRẦN TRỌNG HẢI.

Email: saigonweeklyonline@gmail.com

Thư từ bài vở: 702-389-5729

Quảng cáo: 702-630-0234

702-426-4404

Hotline: 702-426-4404

back top